Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

CÁC GS KHẢO CỔ LỪA BỊP DÂN CHÚNG ĐÀO ĐƯỢC ẤN ĐỜI TRẦN

PGS. TS. Nhà giáo Nhân dân Hoàng Văn Khoán trả lời báo chí.

'Ấn thiêng' khắc ngược

Kiều Mai Sơn
Nông nghiệp Việt Nam
07:33, Thứ 2, 22/02/2016

Ấn “Sắc mệnh chi bảo”, hiện vật đào được tại khu vực khảo cổ Hoàng thành Thăng Long được cho là từ đời Trần. Song, ấn này lại khắc ngược. Nghĩa là, chữ khắc trên ấn là xuôi, khi đóng dấu, chữ trên giấy sẽ lộn ngược!


Chúng tôi đã phỏng vấn PGS.NGND Hoàng Văn Khoán (ảnh trên) xung quanh câu chuyện này.
 
Xin ông cho biết những căn cứ để khẳng định hiện vật “Sắc mệnh chi bảo” là ấn đời Trần?

Tôi dựa vào 3 vấn đề để chứng minh ấn “Sắc mệnh chi bảo” là đời Trần như sau:

Thứ nhất, về căn cứ khảo cổ học, “Sắc mệnh chi bảo” là một di vật nằm trong lớp văn hóa đời Trần ở vườn Hồng. Cho nên nhiều người khẳng định thời Trần vì nó nằm trong tầng văn hóa đấy. Nhưng nói như thế không đủ vì đặt vấn đề có thể về sau nó rơi vãi. Tôi đặt vấn đề nghiên cứu thứ hai về thư pháp trên tiền cổ.

Về thư pháp, tiền cổ từ thời Lê về sau, chữ Bảo một bên bộ Vương, một bên bộ Phễu. Riêng tiền đời Trần và Hồ, chữ Bảo gồm 2 chữ Vương song song. Đó là đồng tiền “Nguyên Phong thông bảo” của vua Trần Thái Tông và tiền “Đại Trị thông bảo” của vua Trần Dụ Tông.

Về sách vở, "Đại Việt sử ký toàn thư", có ghi: Khi vua Trần Thái Tông đem quân thủy bộ lên miền Bắc để trấn ải quân Nguyên. Sai quan giữ ấn, dấu “Sắc mệnh chi bảo” bằng ngọc thì để lại ở cung Đại Minh, mang dấu bình thường [dấu nội mật - PV] đi thôi. Nửa đường, dấu rơi mất. Trần Thái Tông vì việc quân không thể chậm trễ, lấy gỗ khắc ngay. Giữa đường lấy gỗ khắc lại. Đi một chặng đường lại rơi mất ấn đó. Khi trở về, có người nhặt được và đưa đến nộp. Và khi về thì cái “Sắc mệnh chi bảo” bằng ngọc gác ở cung Đại Minh vẫn còn.

Thế thì, ở chỗ phát hiện ra dấu này nó lại gần cung Đại Minh. Dù chưa ai xác nhận, nhưng chỗ đào khảo cổ là có 56 lớp đầm để làm móng, lại tìm được 3 mũ sắt của quân bảo vệ kinh thành, thì tôi chắc đó là cung Đại Minh. Với 3 căn cứ trên, tôi cho cái dấu có thật, đó là đời Trần.

Thưa ông, căn cứ trên hiện vật thì con dấu này khắc trái. Nghĩa là chữ viết trên ấn là xuôi, khi đóng dấu sẽ thành ngược, không đọc được chữ.

Khắc phải như thế đóng ra thành trái, đó là sai. Thế nhưng trong khi chạy giặc thì vẫn sử dụng. Sau này trong sử cũ đã chép rồi.

Bính Thìn, Đại Khánh năm thứ ba [1316]. Mùa Xuân, tháng Hai, xét duyệt quan văn và cấp cho hộ khẩu có mức độ khác nhau. Các quan xét duyệt cho rằng những tấm thiếp đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong [1251 - 1258] là giả tạo. Thượng hoàng [Trần Anh Tông - PV] nghe tin ấy, bảo họ: “Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy”. Nhân ôn chuyện xưa mà dụ rằng: “Những người ở trong triều mà không am hiểu điển cũ thì lỡ việc nhiều lắm”.

.
“Ấn thiêng” khắc ngược (Ảnh chụp từ hồ sơ của PGS.NGND Hoàng Văn Khoán)

Con dấu đó là con dấu thật và đã sử dụng. Thêm nữa, son để sử dụng đóng dấu thì phải vua mới có, triều đình mới có. Hơn 700 năm dưới lòng đất rồi mà bây giờ son vẫn bám chắc vào gỗ đó, màu đỏ rực rỡ. Chứng tỏ rằng cái này dùng trong triều đình.

Căn cứ theo hiện vật còn lại thì ấn này không có núm cầm?

Không thấy có núm.

Như vậy họ không thể đóng ấn được?

Đóng ấn của nhà vua ngày xưa là 3 người. Hai người kéo giấy ở hai bên. Giữa là người đóng ấn, đặt vào đúng niên hiệu của nhà vua rồi ấn xuống, chứ không phải nắm ấn rồi đóng như ấn thời Nguyễn trên có con rồng hay con phượng nắm vào để đóng đâu.

Có tài liệu nào để khẳng định việc đóng ấn được thực hiện như ông nói?

Tức là hiện vật nó như thế thì nghĩ ra cách đóng có lẽ là như thế. Mà khắc ở giữa đường thì nó thế.
Qua cuộc hỏi chuyện PGS.NGND Hoàng Văn Khoán, chúng tôi nhận thấy nhiều nội dung được thêm vào mà không có trong sử cũ.
Xin trích nguyên văn “Đại Việt sử ký toàn thư” về việc làm dấu gỗ thời Trần để bạn đọc rộng đường so sánh: “Đinh Tỵ, Nguyên Phong năm thứ bảy [1257]... Khi vua [Trần Thái Tông - PV] thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên tường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”.






KIỀU MAI SƠN
 ________
.
Ối trời ơi! Sao các cụ tướng lĩnh đời Trần ngu thế nhỉ? Khắc cái ấn mà khắc ngược thì đóng thế đếch nào được!

Ối ông Tín ơi! Ối ông Khoán ơi! Ới bà con ơi...
Trình của các ông thế này thì còn non lắm, chỉ có thể lừa được lãnh đạo thôi, không lừa được dân đâu nhá!

10 nhận xét :


  1. Ối Trời Phật ơi !!!! Ối ông Khoán ơi !!!
    Ông và lãnh đạo thời nay thật là ngốc nghếch, dại khờ, đần độn mà cũng đòi có hàm phó giáo sư, tiến sĩ cơ đấy. Ông Khoán xem lại tài liệu sau nhé :
    Xin trích nguyên văn “Đại Việt sử ký toàn thư” về việc làm dấu gỗ thời Trần để bạn đọc rộng đường so sánh: “Đinh Tỵ, Nguyên Phong năm thứ bảy [1257]... Khi vua [Trần Thái Tông - PV] thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên tường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”.
    Ông nhìn kỹ chữ gì đây nào : “ Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”.” . Tôi bảo ông phải nhìn cho kỹ những chữ này bởi vì khi có ấn báu vốn là ấn bằng ngọc thì là ấn thật mà nó khắc chữ ra giấy được đấy thì nó là chữ in xuôi chứ không in ngược như ấn giả bằng gỗ in ngược chữ nhé. Cái mấu chốt ở đây là cái ấn báu bằng ngọc nó vẫn ở nguyên chỗ cũ thì tức là nó không bị mất đến nay đấy ông ạ. Trong trường hợp có cả hai cái ấn thật bằng ngọc thì in được chữ xuôi và cái ấn giả bằng gỗ thì in được chữ ngược cùng tồn tại thì ông và các nhà lãnh đạo nhà nước phải theo nguyên tắc bảo mật tài liệu cơ quan tổ chức là những tờ giấy nháp viết tay thì viết lung tung và tờ văn bản có chính thức hiệu lực thì được in mầu đóng dấu đỏ đàng hoàng thì ông và lãnh đạo Nhà nước phải hủy những tài liệu thừa như giấy nháp viết tay thì viết lung tung đi để cho nó gọn cơ quan mà đằng nào cũng không có hiệu lực thì lưu trữ và làm việc sao được. Đối với tờ văn bản có chính thức hiệu lực thì được in mầu đóng dấu đỏ đàng hoàng thì ông và lãnh đạo Nhà nước phải lưu trữ theo chế độ tuyệt mật một cách cẩn thận vì nó vừa là đồ thật lại vừa là vật có thể làm việc được chứ. Vậy thì câu chuyện về tồn tại hai chiếc ấn giả bằng gỗ thì vốn in chữ ngược vô dụng với chiếc ấn thật bằng ngọc thì vốn in chữ xuôi rất hữu dụng với nhà vua và XH thời đó sau khi vua về đến kinh thành nhé, chưa kể đến nếu ấn đó là ấn ngọc thật in chữ xuôi được lưu trữ đến được ngày nay thì ông Khoán và lãnh đạo Nhà nước phải lưu trữ và làm việc với cái ấn thật bằng ngọc in xuôi chữ giống như lưu trữ văn bản gốc có hiệu lực ngày nay chứ, phải không ông ???Tức là ông và lãnh đạo nhà nước phải vứt bỏ chiếc ấn giả bằng gỗ in chữ ngược đi và lưu trữ và làm việc với chiếc ấn thật bằng ngọc thì in chữ xuôi nhé. Thế mà ông dám khẳng định ấn in chữ ngược là ấn thật có từ thời Trần thì thật là ông nói rất ba xạo khó nghe lắm nhé !!!!
    Thế nên đức Phật dạy 14 điều Phật dạy rằng :
    “ Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá”
    Thì dẫn đến có câu rằng :
    “ Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”
    Bởi vì ông lừa dối mọi người nên ông sẽ bị mang ba nghiệp thân, khẩu, ý nặng nề mà sẽ phải đọa địa ngục đấy !!!!
    Thanks !!!!
    Wow !!!!
    .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là Trời định cái ấn ngược?
      Nhưng ẤN NGƯỢC= ĐƯỢC ẤN chứ còn gì nữa?(ấn không ngược thì làm gì được ấn) Đúng là hai năm rõ mười rồi nhé!

      Xóa
  2. Đất Việt Nam ta ngày nay ở lĩnh vực nào (nhất là khoa học và giáo dục) cũng toàn thấy các Học Giả đích thị nghĩa đen hề !!!

    Trả lờiXóa
  3. Kế hoạch của một thương vụ:
    - Bước 1: là phát hiện của các nhà " Khóa hóc";
    - Bước 2: PR trên các phương tiện thông tin nhà nước;
    - Bước 3: Tổ chức lễ khai ấn kinh thành nhà Trần( vì đây được tổ chức tại thành cổ) để cạnh tranh với đền trần Nam định;
    - Bước 4: Thu tiền, thương vụ bán ấn nhà Trần thành công.

    Trả lờiXóa
  4. Chắc mấy ông học giả này định phấn đấu trở thành Anh hùng lao động(trí óc)như ông GS hai lần AHLĐ Vũ Khiêu đây

    Trả lờiXóa
  5. [“ Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá”
    Thì dẫn đến có câu rằng :
    “ Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” ]
    Dù sao thì chủ nhân câu nói này cũng đã có ý đùng về mình.

    Trả lờiXóa
  6. Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ giới khảo cổ, khi phát hiện các di vật đời Trần ở Hoàng thành Thăng Long, bên cạnh nhiều mảnh vỡ của gạch đá, người ta bỗng nhiên thấy có một mảnh gỗ hình vuông khắc ngược mấy chữ "Ấn mệnh chi bảo" nét chữ sắc cạnh,vết son còn đỏ và một cục pin Con Thỏ.

    Trả lờiXóa
  7. Già rồi, già rồi lẩn thẩn cả rồi! nghỉ đi thôi cho con cháu được nhờ.

    Trả lờiXóa
  8. Văn hoá Bắc hà đang rối loạn, loại văn hoá kích thích lòng tham, bạo lực và hoạt ngôn. Danh sĩ Bắc hà đông như kiến nhưng tha hoá vì danh lợi đã nhiều. Ai phải chịu trách nhiệm và ai sẽ cứu rỗi tâm linh, lối sống của cả cộng đồng ? Mừng nhất trước thực trạng này hẳn là Tàu khựa !

    Trả lờiXóa