Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

GS. Nguyễn Xuân Kính: KHÔNG NÊN MỞ MỘT HỘI KHAI ẤN NÀO NỮA!

Ấn "Sắc mệnh chi bảo" được [cho là] tìm thấy tại Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2012.

Chuyên gia nói gì về việc tổ chức khai ấn 
ở Hoàng Thành Thăng Long?

Dân trí
Thứ Bảy, 20/02/2016 - 06:09

GS Nguyễn Quang Ngọc, GS Nguyễn Xuân Kính và GS Nguyễn Chí Bền đều có những ý kiến khác nhau về việc tổ chức khai ấn ở Hoàng Thành Thăng Long.


>> Lòng tham của người Việt khiến đền, chùa quá tải vào đầu năm?
>> Sắp có lễ khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” tại Hoàng Thành Thăng Long?

Ngày 16/2 vừa trong, nhân lễ dâng hương các vị vua tại Hoàng Thành Thăng Long, bà Nguyễn Thị Yến - Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, thời gian tới có thể lấy ý kiến các nhà nghiên cứu về lễ khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” tại Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, theo bà Yến thì rút kinh nghiệm từ sự phức tạp của lễ khai ấn đền Trần Nam Định, trước mắt Trung tâm không tổ chức phát ấn ngay mà cần thêm thời gian để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân về lễ khai ấn tại Hoàng Thành Thăng Long.

Ngay sau đó đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc này. Một số chuyên gia đã chia sẻ với Dân Trí về suy nghĩ của họ về việc nên hay không nên tổ chức lễ khai ấn ở Hoàng Thành Thăng Long.


GS. TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: Theo tôi, việc khai ấn đầu năm là một phong tục, truyền thống có từ rất lâu đời của dân tộc Việt Nam. Thường vào dịp cuối năm, đến quãng ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là lúc các triều đại xưa làm lễ đóng ấn. Đóng ấn mang ý nghĩa nghỉ ngơi, không làm việc nữa để đón Tết vui xuân. Đến ngày mồng 7 Tết là ngày Khai hạ thì các triều đình mới bắt đầu làm việc trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Theo nghi lễ quốc gia, triều chính thì triều đình sẽ tổ chức lễ khai ấn. Việc khai ấn như một hình thức đề cầu cho một năm mới tốt đẹp, hanh thông, thuận lợi... Cho nên việc khai ấn là một chuyện rất bình thường.

Nếu tổ chức việc khai ấn ở Hoàng Thành Thăng Long là một Di sản văn hóa thế giới, là trung tâm quyền lực hàng nghìn năm của nước Việt thì cũng rất có ý nghĩa. Vấn đề là chúng ta tổ chức như thế nào cho phù hợp với văn hóa và nhận biết của người dân.


GS Nguyễn Quang Ngọc.

Trước nay người dân được tuyên truyền sai về ý nghĩa của việc khai ấn. Người ta cứ nghĩ khai ấn là để phong tước, thưởng công... thế nên người nào cũng cố tranh cướp được cái ấn về để được thăng quan tiến chức, được này được nọ. Điều này hoàn toàn sai lệch, là sự xuyên tạc không đúng bản chất và ý nghĩa của việc khai ấn. Chúng ta cần phải nhận thức lại.

Về việc tổ chức, nếu nhận thức đúng ý nghĩa của việc khai ấn thì chúng ta tổ chức ở Hoàng Thành Thăng Long là rất có ý nghĩa. Nhưng không nên kéo dài đến tận mồng 7 hoặc tận Rằm Tháng Giêng mà có thể là một ngày đầu xuân. Có thể là mồng 4 hoặc mồng 5 Tết, nếu ngày tốt thì ta tổ chức khai ấn. Tất nhiên, trước khi tiến hành ta phải nghiên cứu kỹ và nên tôn trọng ý nghĩa truyền thống của việc khai ấn, đưa việc này vào trong cuộc sống hiện đại như thế nào cho phù hợp.

GS.TS Nguyễn Xuân Kính, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa: Bên cạnh truyền thống rất tốt đẹp từ xa xưa của cha ông ta thì ngày nay trình độ dân trí của chúng ta rất kém và rất đáng xấu hổ. Ví dụ, chen chúc nhau đi hội, đi lễ; vứt rác bừa bãi nơi tôn nghiêm, tranh cướp nhau đặt lễ, đốt vàng mã vô tội vạ... điều này là do ý thức của người dân nhưng một phần cũng do lỗi của các nhà quản lý. Vậy trong bối cảnh hiện nay với những điều đã nói như trên, theo tôi không nên mở thêm một hội khai ấn nữa.


GS Nguyễn Xuân Kính.

Cho đến bây giờ, nhiều người thấy người ta đi cướp ấn, xin ấn thì đi theo chứ thực tế vẫn không hiểu được ý nghĩa của việc khai ấn. Ngày xưa, những người làm vua quan thường đến ngày 23 tháng Chạp thì làm thao tác đóng ấn lại để nghỉ ngơi và ra Giêng chọn ngày tốt để khai ấn tức là bắt đầu làm việc trở lại. Còn dân mình có làm quan đâu mà đi lấy ấn. Các trưởng phó phòng đã được đóng dấu đâu mà đi xin lắm thế.

Đảng và Bác Hồ dạy rồi, cán bộ là người đầy tớ của dân thì cần gì phải đi tranh ấn tranh lộc làm gì. Dành thời gian đi tranh ấn cướp ấn đó mà làm những việc tốt cho dân. Chẳng hạn bây giờ lo đi chống hạn cho người dân vùng Ninh Thuận - Bình Thuận cho họ có nước sinh hoạt, sản xuất. Trẻ em miền núi đang đói rét đó, nghĩ cách giúp các bé có cái ăn, cái ấm đi. Tập trung làm những việc đó để có lợi cho dân, cho nước vẫn tốt hơn chứ.

GS Nguyễn Chí Bền, Nguyên viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam: Tôi có biết sự việc này rồi, theo tôi là chúng ta nên nghiên cứu thật kỹ về tư liệu lễ khai ấn của nhà Trần vào thế kỷ XIII tại Hoàng Thành Thăng Long rồi mới hãy quyết định. Kể cả ấn cũng phải kiểm tra lại xem có những thư tịch nào nói đến.


GS Nguyễn Chí Bền. Ảnh: VOV.

Tất nhiên, sáng tạo văn hóa tùy thuộc vào từng thời đại khác nhau. Nhưng theo tôi là nên thận trọng trước tất cả những cái chưa đủ dữ liệu. Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải xem xem trước đây lễ khai ấn ấy của nhà Trần ở tại Hoàng Thành Thăng Long có không, tồn tại không? Và nếu có thì có như thế nào. Không phải cứ sáng tạo văn hoá, tái tạo truyền thống là có thể làm được tất cả mọi thứ. Trước đây tôi đã từng làm về vụ khai ấn ở Thiên Trường - Nam Định rồi, tôi đã rất vất vả để tìm cứ liệu lịch sử của nó. Bây giờ cứ phải tìm hiểu đã, không nên vội vàng. Đừng cứ thấy ấn là tổ chức khai ấn. Vì có những cái ấn người ta chỉ dùng vào những việc quan trọng nhất của triều đình thôi.

Hà Tùng Long

13 nhận xét :

  1. sao không thấy mời Gs Hán Nôm nào nhỉ

    Trả lờiXóa
  2. Sao không đặt vấn đề khai ngay cái ấn hiện đang dùng ở các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương có phải hay hơn không?! Theo tôi, cứ đúng 8h giờ sáng ngày làm việc đầu tiên của năm âm lịch, tất cả các cơ quan chính quyền tổ chức khai ấn và từ giờ đó trở đi, anh nào vắng mặt thì vắng luôn, kiếm việc khác mà làm chắc cơ lợi cho dân, cho nước hơn là thêm rác bẩn ở khu Hoàng thành.

    Trả lờiXóa
  3. Bậy thật! Sao không hỏi ý cụ Vũ Khiêu nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Theo tôi nên ngừng việc khai ấn và mở rộng việc khai đao chém hết những kẻ,những việc làm gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế quốc gia và oan khuất cho đồng bào trên khắp cả nước

    Trả lờiXóa
  5. Tóm lại nên Khai Việc thay vì Khai Ấn!

    Trả lờiXóa
  6. Trần Thị Thảolúc 19:29 2 tháng 2, 2017

    Có khai ấn thì mới kiếm chác được, nên tôi tin rằng người ta sẽ bỏ ngoài tai các góp ý của các giáo sư Nguyễn Xuân Kinh và Nguyễn Chí Bền .

    Trả lờiXóa
  7. Há ông Ngọc lại không biết rằng việc khai ấn là dành cho quan quyền, khai bút là dành cho kẻ sĩ, khai canh là dành cho nông dân, khai trương cửa hàng (mở hàng, khai thị) là dành cho doanh thương. Khai ấn ở hoàng thành là dành cho quan chức trung ương. hà cớ gì lại phát ấn lung tung để lừa dân. Chen nhau để lấy cái ấn có phải là hành vi đáng phê phán trong khi quốc gia đang cải cách thủ tục hành chính không? Vì bán ấn để lấy tiền những người dân cả tin đưa vào túi những nhóm công quyền thì có tăng GDP cho quốc gia được không. Chưa kể hành động chen lấn, xô đẩy, ham hố...đưa lên truyền thông thì sẽ trưng diện một bộ mặt Việt Nam trước bàn dân thiên hạ như thế nảo? Xin các ông đừng bôi xấu nhân phẩm Việt hơn nữa vì mấy đồng tiền còm của dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhập câu trả lời của bạn...Quá đúng

      Xóa
  8. đề nghị Têu mở hồ sơ về cái ông giáo sư Ngọc ăn tiền này

    Trả lờiXóa
  9. Nếu như cấm khai ấn
    Các quan lấy gì ăn
    Không biết sau mỗi cuộc
    Tiền thu vô bạt ngàn

    Trả lờiXóa
  10. Các bác quan mua ấn
    Còn em đến mua vui
    Thấy các bác chen lấn
    Mà bổng dưng ngậm ngùi

    Trả lờiXóa
  11. Nợ công ngập tận cổ
    Tài nguyên bán hết rồi
    Bây giờ muốn kiếm chác
    Còn cách này nữa thôi

    Trả lờiXóa