Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

10 NĂM: ĐƯỜNG LÂM - TỪ LÀNG CỔ ĐẾN ...LÀNG KHỔ


Mười năm, Đường Lâm từ làng cổ đến làng khổ

Hôm nay, 21.11.2015, Làng Cổ Đường Lâm tổ chức "Lễ kỷ niệm 10 năm Làng Cổ Đường Lâm được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Cấp Quốc gia 28/11/2005 - 28/11/2015)".

Mới đấy đã mười năm! Mười năm trước, sau những ngày choáng váng vì được danh hiệu, thì người dân cũng hiểu ra rằng "mấy ông cán bộ đi qua thấy làng này đẹp quá, mới bảo nhau quây lại, đóng chốt các ngả đường, thế là cứ thế bán vé thu tiền". Thu tiền rồi thì có trùng tu sửa sang không? Trùng tu thì có đảm bảo được cổ không, hay là tân trang cứ mới khựa? Rồi hàng ngày nườm nượp người kéo vào làng, dân được lợi gì?


Mười năm qua đã có biết bao thay đổi trong ngôi làng cổ kính này. Khách du lịch bốn phương nườm nượp kéo về nhìn ngó. Nhiều bộ phim lịch sử lấy bối cảnh tại làng cổ (Lều chõng, Long thành Cầm giả ca, Mê thảo - Thời vang bóng...), và nhiều đôi uyên ương, nhiều người mẫu chọn Đường Lâm làm nơi chụp ảnh.

Chùm ảnh vẻ đẹp đến nao lòng của làng cổ Đường Lâm:





Nhưng Đường Lâm cũng là điểm nóng: Hàng trăm hộ dân hai lần làm đơn xin trả lại danh hiệu Làng cổ (bà con bảo: làng này là làng Khổ, chứ không phải làng Cổ). Chuyện ầm ĩ đến nỗi Bí thư Thành ủy HN Phạm Quang Nghị phải thân chinh về xoa dịu dân rồi hứa hẹn rót về Đường Lâm 500 tỷ đồng (đến nay không biết đã về được bao nhiêu và vào đâu). Công tác trùng tu có rất nhiều vấn đề (đặc biệt là việc trùng tu đình Mông Phụ và sự xuất hiện của quái thú tại đền Ngô Vương; trùng tu nhà cổ hết vài trăm triệu thì thanh toán trên một tỷ). Sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Rồi những con đường làng lát gạch nghiêng (do gái làng lấy chồng phải nộp cheo bằng gạch) bị bóc đi để đổ bê tông, bên những cột đèn nửa ta nửa tây...

Đường Lâm có 36 quả đồi, trong đó có cái đồi Áng Độ đất tốt cho an táng. Dân gian có câu "Sống tắm rễ mùi, chết vùi Áng Độ", "Sống giữa làng, Chết vùi Lồ Cang, Áng Độ"(Lồ Cang hung táng, Áng Độ cát táng). Thế là dân Hà Nội kéo về mua đất, quây tường, xây mộ tháp làm cảnh quan bị phá vỡ. VTV đã phải về làm phóng sự mấy năm trước mà nay sự việc vẫn đang tiếp diễn.

Rồi chuyện kiện cáo đất đai, cấp đất giãn dân, chuyện sổ đỏ sổ đen, cấp đất cho cả người chết (là bố ông Hiệu trưởng trường xã)...Về Đường Lâm, nếu chỉ cưỡi ngựa xem hoa rồi về thì cũng có thể thấy một chút thi vị, nhưng nếu hỏi chuyện vài người dân thì cũng đủ nhức nhối lòng du khách.

Có hẳn một Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, nhưng rất tiếc, ông Trưởng ban Phạm Hùng Sơn vốn xuất thân từ cán bộ đoàn, chả biết gì về văn hóa, nên đã xử lý nhiều vấn đề khiến dư luận trong ngoài Đường Lâm được nhiều phen nực cười mà muốn khóc.

Từ ngày ông này lên làm Trưởng ban, chưa làm được gì cho làng cổ. Chưa giữ được nét đẹp nào mà còn góp phần làm cho nó xấu xí, kệch cỡm. Cứ xem ông trả lời báo chí về quan điểm bảo tồn thì biết, hoặc đọc đây cũng biết. Ông còn kéo anh em, dâu rể nhà ông vào làm việc, khiến cho người dân bảo BQL này như một "công ty gia đình". Cứ lên làng cổ, hỏi thăm những người dân xem người ta nói gì về ông này là sẽ biết ông ấy như thế nào?
 
.
Ngu quá! Làm văn hóa mà ngu! Ai lại dựng cái sân khấu chổng đít vào đình thế kia không?!

Hình ảnh Làng cổ Đường Lâm chiều 21.11.2015
Những cồng chào sắt thép kiên cố dựng lên khắp làng cổ

.
 Cổng chào đình Đông Sàng - làng của bà Chúa Mía. Đình này mới được phục dựng
Trước kia nó là nơi sấy đồ mây tre đan, cháy rụi và bỏ nền đất ngót hai chục năm.
.
Đây là cửa Đền Phủ - nơi linh thiêng bậc nhất Đường Lâm, là phủ của bà Chúa Mía 
Ngô Thị Ngọc Reo - vợ của Thanh Đô vương Trịnh Tráng, sau khi bà mất thì làm nơi thờ bà.
Đền Phủ đâu phải nhà hàng mà "
Kính chào Quý Khách"?
.
  Dân làng Đông Sàng ngỡ ngàng khi thấy những cái cổng chào bằng sắt thép như thế này.

Cột điện kiểu Tây giữa làng cổ.
.
Phướn mừng Kỷ niệm 10 năm "Làng Khổ".

Làm sao để Đường Lâm cổ kính có thể giải quyết được ổn thỏa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển? Làm sao để Đường Lâm trở thành một điểm du lịch hấp dẫn mà những cư dân trong làng vẫn được lợi? Làm sao để sau mỗi đợt trùng tu thì đồng tiền của ngân sách bỏ ra được thanh toán đúng với giá trị thực, mà di tích vẫn còn được cái hồn cổ xưa?

Mười năm, một chặng đường của một ngôi làng xưa đã qua. Ngoảnh nhìn 10 năm, dân làng Đường Lâm bảo muốn giữ được làng cổ thì trước hết phải thay cái ông Trưởng ban Phạm Hùng Sơn đi.

Mười năm, Đường Lâm ngày càng "tân thời", càng mất nhiều cái "cổ", càng thêm cái "khổ". Vậy mà đám quan chức lãnh đạo thị xã Sơn Tây và BQL Đường Lâm lại nhấp nha nhấp nhổm (như chôn chích chòe), muốn bốc làng cổ Đường Lâm lên "di tích quốc gia đặc biệt", rồi U Nét Cô nữa ! Than ôi!!!!

Mười năm đã qua, để Làng cổ Đường Lâm bước vào chặng mới, trong muôn việc phải làm, trước hết, cũng xin các nhà chức trách ở Hà Nội, Sơn Tây xem lá đơn của một người dân trong làng, vừa mới viết, mới gửi cách đây chỉ ít ngày lên 17 cơ quan và cá nhân có liên quan:

Bà Trịnh Thị Thuần, cư dân Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội đã phát đơn tố cáo về các sai phạm trong việc quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm, do Ông Phạm Hùng Sơn làm Trưởng ban:

- Sai phạm trong việc quản lý đất đai
- Sai phạm trong việc cưỡng chế đập phá, hủy hoại nhà dân trong khu di tích
- Sai phạm trong việc tổ chức bán vé và quản lý tiền khi chưa có quy định của nhà nước
- Sai phạm trong việc trùng tu nhà cổ, đình, các hạng mục khác (điếm, miếu, quán, lăng Ngô Vương, cổng làng…)
- Trưởng ban đưa 07 người nhà (anh em , con cháu, dâu rể) vào làm việc
- Khi người dân có ý kiến về các sai phạm thì bị BQL và công an tổ chức bắt bớ, đánh đập, bôi nhọ, vu khống,giam giữ trái phép và cướp tài sản công dân.


Bà Thuần gửi đơn tới Bộ trưởng Bộ Văn.hóa Thể thao và Du lịch nhưng không đề tên ông Bộ trưởng, có nhẽ là bà xem ti vi biết ông Hoàng Tuấn Anh đã phó thác hết cho người kế nhiệm rồi chăng?

.




Tái bút: Lễ kỷ niệm 10 năm ngày Đường Lâm lên Di tích Quốc gia đã hoàn tất. Sân khấu dựng trong sân đình làng Mông Phụ, quay lưng vào đình cổ. Ban ngày có mấy trò chơi và phiên chợ quê, ban đêm có văn nghệ cây nhà lá vườn. Không tổ chức ăn uống gì, được dân cho là phải.


5 nhận xét :

  1. Quản lý các khu di tích của ta là rất ẩu. Rất thiếu văn hóa vì chỉ nhăm nhăm thu tiền và sử dụng tiền đó vào ăn uống nhậu nhẹt và bỏ túi cho các người được gọi là BQL.

    Trả lờiXóa
  2. Ở chế độ này ,tôi nhân thấy chỉ phá là giỏi : Suốt mấy chục năm qua do không hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng đặc biệt của các công trình lịch sử văn hóa cổ . Cộng với mục đích " xây để cất " nữa , nên họ đã phá phách không biết bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa đẹp , có bề dày hàng ngàn năm , rồi xây lên những " tác phẩm " nửa mới nửa cũ , nửa Tàu nửa Ta .. chẳng ra sao cả . Ví dụ : Một số công trình trong quần thể Chùa Hương , Chùa Trăm Gian , làng cổ Đường Lâm...Đã đến lúc Bộ Văn Hóa phải trả lời câu hỏi : NẾU NHƯ Ở VN MÀ PHÁ HẾT HOẶC PHỤC DỰNG SAI CÁC CÔNG TRÌNH LỊCH SỬ , VĂN HÓA CỔ , THÌ DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI CÓ ĐẾN VN NỮA KHÔNG ? Hay bây giờ cứ phá, rồi để cho thế hệ sau phục dựng lại ?

    Trả lờiXóa
  3. nhà nước áp dụng rất thành công cho các khu di tích - nhà nước thu tiền nhân dân quản lý

    Trả lờiXóa
  4. Làng Đường Lâm sướng nhất : vừa cổ lại vừa tân lại thêm cái khổ . Làng nào chẳng có khổ . Có chỗ nào sướng cả đâu . Sướng cả thì là Thiên Đường còn gì ? Dễ gì được làm dân Đường Lâm !

    Trả lờiXóa