Bàn giao nhà giáo sư Trần Văn Khê
Cát Khuê
Báo Tuổi trẻ
14/08/2015 16:42 GMT+7
TTO - Chiều 14-8, tại số nhà 32 Huỳnh Đình Hai (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) diễn ra công tác bàn giao căn nhà này. Đây là nơi mà giáo sư Trần Văn Khê đã sống 9 năm cuối đời ở VN.
Bàn thờ giáo sư Trần Văn Khê ở 32 Huỳnh Đình Hai
- căn nhà ông đã sống 9 năm cuối đời mình - Ảnh: Cát Khuê
Căn nhà này 9 năm nay đã là địa chỉ văn hóa quen thuộc với không chỉ người dân TP.HCM mà còn với những người yêu thích văn hóa dân tộc VIệt ở cả nước, cũng như trên thế giới.
Giáo sư Trần Văn Khê đã sống 9 năm cuối đời ở đây, lễ tang của ông gần 50 ngày trước cũng diễn ra tại đây theo nghi thức Phật giáo - theo di nguyện của giáo sư.
Và cũng theo di nguyện của giáo sư thì căn nhà này sẽ được trao lại cho nhà nước. Ban lễ tang giáo sư Trần Văn Khê đã thống nhất trước lễ tang cùng đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM để bàn giao nhà sau lễ cúng thất tuần giáo sư, với mong muốn căn nhà nhanh chóng đi vào hoạt động như một địa chỉ văn hóa của TP.HCM - như ước nguyện của giáo sư lúc sinh thời.
Chiều 14-8, đại diện trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích TP.HCM đã đến để nhận bàn giao căn nhà 32 Huỳnh Đình Hai. Phía gia đình, hai người con trai là giáo sư Trần Quang Hải và kiến trúc sư Trần Quang Minh không có mặt. Con dâu trưởng của giáo sư là ca sĩ Bạch Yến cùng một số môn đệ của giáo sư có mặt.
Không có nghi lễ bàn giao gì diễn ra một cách trang trọng chỉ đơn giản là đại diện trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã nhận và kiểm kê các vật dụng cùng căn nhà. Phần thư viện sẽ được bàn giao riêng cho bên bảo tàng.
Cũng tại căn nhà 32 Huỳnh Đình Hai, PV nhận thấy dù di nguyện của giáo sư là được để tro cốt ở căn nhà này nhưng hiện chỉ có bàn thờ chứ không thấy bình tro cốt. Đặt câu hỏi với gia đình, thì bà Thế Thanh - nguyên phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM, chia sẻ là dù đó là di nguyện của giáo sư nhưng con trai thứ của giáo sư là kiến trúc sư Trần Quang Minh muốn mang tro cốt của cha về gia đình để tiện việc thờ cúng nên tạm thời tro cốt của giáo sư không còn ở đây.
Số tiền phúng điếu (hơn 700 triệu đồng) sẽ được lập quỹ văn hóa Trần Văn Khê nhưng quyền quyết định việc đó thuộc về gia đình. Tất nhiên, mong ước của mọi người yêu mến giáo sư là vào giỗ đầu của ông, những hoạt động đầu tiên của quỹ (hỗ trợ, trao học bổng...) sẽ được thực hiện và nếu thế thì việc lập quỹ này trong năm nay phải làm xong thủ tục.
Hơn 200 cuốn sổ ghi chép (du ký) của giáo sư cũng đang được chị Xuân Mai (nguyên cán bộ trung tâm lưu trữ quốc gia) số hóa cũng có thể sẽ tiếp tục triển khai sau khi trung tâm bảo tồn và phát huy di tích TP nhận bàn giao xong.
Một chi tiết đáng quan tâm khác là số phận chị Na, người giúp việc cho giáo sư nhiều năm nay. Được biết, chị Na sẽ tạm rời căn nhà này ngay hôm nay.
Chị đã đi thuê một căn nhà khác để ở tạm vì nhân viên của trung tâm bảo tồn sẽ tiếp quản căn nhà và sau khi mọi thủ tục xong xuôi, căn nhà hoạt động trở lại thì có thể chị Na sẽ quay lại làm tiếp công việc ở đây.
Cũng theo lời bà Thế Thanh thì mọi người làm việc ở căn nhà này đều do giáo sư Trần Văn Khê trả lương bằng tiền lương hưu của ông và cho đến nay chưa có ai trong số con cháu giáo sư lên tiếng rằng họ sẽ thay cha tiếp tục trả lương cho những người này.
Trò chuyện với PV Tuổi Trẻ, chị Na tâm sự chị cũng muốn quay lại đây vì gắn bó với ông (giáo sư Trần Văn Khê) nhiều năm, giờ đi tất nhiên là buồn lắm!
Về thông tin tiền lương của chị Na từ khi giáo sư Trần Văn Khê mất đến giờ, chị Na cho biết chị Thuỷ Ngọc, con gái bác Khê, vẫn dùng tiền lương của bác Khê để trả cho chị.
Biết tin chiều 14-8 sẽ có lễ bàn giao nhà giáo sư Trần Văn Khê, dù không hề có một cuộc họp báo nào nhưng rất đông các nhà báo quan tâm đến sự kiện này vẫn có mặt
- Ảnh: Cát Khuê
Bà Thế Thanh, nghệ sĩ Kim Cương chia sẻ với báo chí những thông tin về ngôi nhà mà giáo sư Trần Văn Khê đã sống những năm cuối đời - Ảnh: Cát Khuê
Căn nhà 32
Huỳnh Đình Hai từ hôm nay sẽ được chuyển giao lại cho Trung tâm bảo tồn
và phát huy giá trị di tích TP.HCM quản lý - Ảnh: Cát Khuê
____________
.
Bản tin trên VNExpress:
Nhà Giáo sư Trần Văn Khê
Nhà Giáo sư Trần Văn Khê
được giao cho Sở Văn hóa TP HCM
Thứ bảy, 15/8/2015 | 11:41 GMT+7
Sau 49 ngày Giáo sư Khê qua đời, căn nhà ông sống suốt chín năm được bàn giao cho nhà nước quản lý. Thời gian địa điểm văn hóa này tiếp tục mở cửa cho khán giả vẫn chưa xác định.
Chiều 14/8 tại TP HCM, đại diện Trung tâm bảo tồn di tích TP HCM (thuộc Sở Văn hóa - Thể thao thành phố) có buổi tiếp nhận ngôi nhà số 32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh của Giáo sư Trần Văn Khê.
Đại diện gia đình Giáo sư Khê tại buổi này có danh ca Bạch Yến (con dâu trưởng) và người cháu thân thiết là ông Hồ Thủy Tinh. Ngoài ra, các thành viên trong ban tổ chức lễ tang Giáo sư Khê là những người em, bạn thân thiết được ông nhắc đến trong di chúc như ông Hồ Tịnh Thủy, nhà báo Nguyễn Thế Thanh, NSND Kim Cương... cũng có mặt.
.
Việc bàn giao được thực hiện theo đúng bản ký kết giữa giáo sư Khê và bà Trương Ngọc Thủy, Nguyễn Thế Thanh (nguyên Giám đốc và phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM trước đây). Theo đó, sau khi ông qua đời, ngôi nhà này được trao lại cho cơ quan chức năng cùng tất cả hiện vật liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của ông từ Pháp mang về Việt Nam như sách vở, báo chí, đĩa hát các loại, phim ảnh, nhạc khí, máy ghi hình, máy ghi âm, tranh, hình ảnh...
Năm 2006, Giáo sư Khê về nước định cư sau nửa thế kỷ sống và làm việc ở Pháp. Ủy Ban Nhân Dân TP HCM trao cho ông căn nhà này vừa là nơi an dưỡng tuổi già và là địa điểm để ông tiếp tục các hoạt động nghiên cứu, quảng bá âm nhạc dân tộc, lưu trữ các hiện vật, tư liệu... Từ năm 2003, ý tưởng về đề án xây dựng Nhà lưu niệm Trần Văn Khê cũng được Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM đề xuất.
Buổi bàn giao nhà vào chiều 14/8 được tiến hành khá mau chóng. Sau khi ông Hồ Thủy Tinh trao chìa khóa ngôi biệt thự cho đại diện Sở, công việc kiểm kê, phân loại các hiện vật lưu trữ tại đây được bắt đầu. Tuy vậy, số phận căn nhà sẽ ra sao và bao giờ địa điểm văn hóa này trở thành Nhà lưu niệm Trần Văn Khê vẫn còn chờ câu trả lời từ cơ quan chức năng.
Theo đại diện Sở, sau khi tiếp nhận, nhà 32 Huỳnh Đình Hai được quản lý theo chế độ công sản. Sở vẫn đang chờ chủ trương của UBND TP HCM để quyết định về hình thức hoạt động của ngôi nhà. Ngoài Trung tâm bảo tồn di tích TP HCM, Bảo tàng TP HCM cũng tham gia tiếp nhận phần hiện vật đang được niêm phong tại đây.
Từ trái qua: NSND Kim Cương, bà Nguyễn Thế Thanh, ông Bá Thùy và danh ca Bạch Yến tại buổi bàn giao nhà cho đại diện Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM chiều 14/8.
Ảnh: Thoại Hà
Việc bàn giao được thực hiện theo đúng bản ký kết giữa giáo sư Khê và bà Trương Ngọc Thủy, Nguyễn Thế Thanh (nguyên Giám đốc và phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM trước đây). Theo đó, sau khi ông qua đời, ngôi nhà này được trao lại cho cơ quan chức năng cùng tất cả hiện vật liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của ông từ Pháp mang về Việt Nam như sách vở, báo chí, đĩa hát các loại, phim ảnh, nhạc khí, máy ghi hình, máy ghi âm, tranh, hình ảnh...
Năm 2006, Giáo sư Khê về nước định cư sau nửa thế kỷ sống và làm việc ở Pháp. Ủy Ban Nhân Dân TP HCM trao cho ông căn nhà này vừa là nơi an dưỡng tuổi già và là địa điểm để ông tiếp tục các hoạt động nghiên cứu, quảng bá âm nhạc dân tộc, lưu trữ các hiện vật, tư liệu... Từ năm 2003, ý tưởng về đề án xây dựng Nhà lưu niệm Trần Văn Khê cũng được Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM đề xuất.
Buổi bàn giao nhà vào chiều 14/8 được tiến hành khá mau chóng. Sau khi ông Hồ Thủy Tinh trao chìa khóa ngôi biệt thự cho đại diện Sở, công việc kiểm kê, phân loại các hiện vật lưu trữ tại đây được bắt đầu. Tuy vậy, số phận căn nhà sẽ ra sao và bao giờ địa điểm văn hóa này trở thành Nhà lưu niệm Trần Văn Khê vẫn còn chờ câu trả lời từ cơ quan chức năng.
Theo đại diện Sở, sau khi tiếp nhận, nhà 32 Huỳnh Đình Hai được quản lý theo chế độ công sản. Sở vẫn đang chờ chủ trương của UBND TP HCM để quyết định về hình thức hoạt động của ngôi nhà. Ngoài Trung tâm bảo tồn di tích TP HCM, Bảo tàng TP HCM cũng tham gia tiếp nhận phần hiện vật đang được niêm phong tại đây.
.
Nhìn gian nhà trống trải, vắng bóng vị giáo sư già - vốn là "linh hồn" của địa chỉ 32, Huỳnh Đình Hai, không ít người cảm thấy bùi ngùi, nhớ lại không khí náo nức của chín năm trước khi lần đầu tiên Giáo sư Khê chuyển vào ngôi nhà. Năm đó, ông đón cái Tết 2006 với niềm vui của một người hơn nửa thế kỷ đi khắp nơi để nói về nhạc dân tộc, cuối cùng cũng trở lại cội nguồn văn hóa quê hương.
Suốt chín năm sống ở đây, Giáo sư Khê lấy tiền lương hưu của ông để chi trả toàn bộ sinh hoạt phí của cá nhân cũng như cùng các đơn vị xã hội hóa thực hiện các hoạt động âm nhạc chung phục vụ cộng đồng. Với sự hiện diện của ông, ngôi nhà trở thành địa điểm văn hóa diễn ra hàng trăm buổi giao lưu, trò chuyện chuyên đề về các loại hình âm nhạc dân tộc Việt Nam và mở rộng cửa cho tất cả mọi người tham gia.
Không chỉ vậy, ngôi nhà này còn là nơi chứa hơn 10.000 đầu sách, tạp chí liên quan đến âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc thế giới cùng nhiều hiện vật âm nhạc, thiết bị ghi âm, nhạc cụ, đĩa, băng từ... Trong số đó có một tài liệu quý là bộ 149 quyển du ký chép tay của giáo sư Khê ghi lại nhật ký hành trình nghiên cứu, quảng bá âm nhạc dân tộc trong cuộc đời ông. Khi tại thế, Giáo sư Khê từng cùng cô Xuân Mai (nguyên Phó Trưởng phòng Thu thập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II) lên kế hoạch số hóa một phần khối tư liệu này.
Chị Lê Hoàng Anh - nhân viên Bảo tàng TP HCM - kiểm kê tư liệu giấy
tại thư viện Trần Văn Khê ở nhà số 32 Huỳnh Đình Hai.
Nhìn gian nhà trống trải, vắng bóng vị giáo sư già - vốn là "linh hồn" của địa chỉ 32, Huỳnh Đình Hai, không ít người cảm thấy bùi ngùi, nhớ lại không khí náo nức của chín năm trước khi lần đầu tiên Giáo sư Khê chuyển vào ngôi nhà. Năm đó, ông đón cái Tết 2006 với niềm vui của một người hơn nửa thế kỷ đi khắp nơi để nói về nhạc dân tộc, cuối cùng cũng trở lại cội nguồn văn hóa quê hương.
Suốt chín năm sống ở đây, Giáo sư Khê lấy tiền lương hưu của ông để chi trả toàn bộ sinh hoạt phí của cá nhân cũng như cùng các đơn vị xã hội hóa thực hiện các hoạt động âm nhạc chung phục vụ cộng đồng. Với sự hiện diện của ông, ngôi nhà trở thành địa điểm văn hóa diễn ra hàng trăm buổi giao lưu, trò chuyện chuyên đề về các loại hình âm nhạc dân tộc Việt Nam và mở rộng cửa cho tất cả mọi người tham gia.
Không chỉ vậy, ngôi nhà này còn là nơi chứa hơn 10.000 đầu sách, tạp chí liên quan đến âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc thế giới cùng nhiều hiện vật âm nhạc, thiết bị ghi âm, nhạc cụ, đĩa, băng từ... Trong số đó có một tài liệu quý là bộ 149 quyển du ký chép tay của giáo sư Khê ghi lại nhật ký hành trình nghiên cứu, quảng bá âm nhạc dân tộc trong cuộc đời ông. Khi tại thế, Giáo sư Khê từng cùng cô Xuân Mai (nguyên Phó Trưởng phòng Thu thập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II) lên kế hoạch số hóa một phần khối tư liệu này.
"Ngôi nhà này có là địa chỉ văn hóa như dự định hay không thì câu trả lời nằm ở thì tương lai… Trong bối cảnh những khu đất, những ngôi nhà đang là cơ sở văn hóa bị biến đổi chức năng thành thứ khác, nhiều người có thể thể băn khoăn liệu đề án Nhà lưu niệm Trần Văn Khê có thực hiện được không? Tôi nghĩ chúng ta đều muốn như thế và tin những người làm văn hóa thực hiện được điều này", bà Thế Thanh chia sẻ.
Danh ca Bạch Yến - vợ Giáo sư Trần Quang Hải (con trai trưởng Giáo sư Trần Văn Khê) chia sẻ bà tiếp tục ở lại trong nước thêm hai tuần để biết rõ liệu ngôi nhà từng gắn bó với Giáo sư Khê có thể trở thành nhà lưu niệm mang tên ông.
"Theo đúng di nguyện của cha, chúng tôi mong muốn nơi đây trở thành trung tâm về nghiên cứu văn hóa, âm nhạc dân tộc, nơi thực hiện các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị âm nhạc dân tộc và cũng là nơi phát phần thưởng cho những người trẻ theo đuổi con đường nghiên cứu phát triển âm nhạc dân tộc, không phân biệt vùng miền, miễn là người giỏi", Bạch Yến nói.
Nữ danh ca cũng cho biết toàn bộ số tiền phúng điếu tại tang lễ vừa qua của Giáo sư Khê là hơn 700 triệu đồng. Gia đình và ban cố vấn đang tiến hành những thủ tục xin thành lập Quỹ Trần Văn Khê. Mục đích của quỹ là hàng năm trao cho các công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc có giá trị, học bổng cho những học sinh, sinh viên nghiên cứu âm nhạc dân tộc.
"Chúng tôi hy vọng có thể kịp sớm ra mắt Quỹ này để vào tháng 6/2016, trong dịp giỗ đầu của Giáo sư Khê, chúng tôi có thể trao giải thưởng Trần Văn Khê mùa đầu tiên cho người xứng đáng", bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ.
Thoại Hà
Nguy cơ giống nhà cụ Vương Hồng Sển năm nào !
Trả lờiXóaNhà là nhà của TP cho GS Khê ở, giờ mất đi thì lấy lại, chả sao. Nguy cơ là tài sản của GS, cái hồn của quá khứ đậm đà những buổi âm nhạc dân tộc do GS chủ trì tại nhà có thể cướp đoạt, cái đó đã có xảy ra đối với cụ VHS. Nhưng tôi tin bà Thế Thanh, bà Kim Cương...và những vị khác trong Ban tổ chức lễ tang chắc sẽ cố gắng trong việc gìn giữ ngôi nhà theo đúng di nguyện của GS. Thiện tai, thiện tai.
Trả lờiXóaCụ giáo sư là người vừa tài giỏi lại nhân hậu phúc đức tử tế, lúc nào cụ cũng sáng suốt, nhưng quyết định này của cụ làm cháu lo, cụ ơi cụ biết hơn ai hết thời nay đâu phải là thời của Văn Nghệ, của cái chân thiện chân mỹ? Những người lãnh đạo nền Văn nghệ thời nay họ ít quan tâm đến Văn nghệ và kiến thức của họ cũng hn chế lắm, rồi họ sẽ đối sử với những thứ cụ một đời tâm huyết nghiên cứu, góp nhặt, xây dựng ra sao? rồi còn bao hệ lụy có thể đến từ đó nữa. Diễn biến thật khó lường cụ ơi! tiếc quá!
Trả lờiXóaKhác nào "Gửi trứng cho ác", thất thoát tan hoang là cái chắc!
Trả lờiXóaGiao cho đồng chí Trần Văn Truyền hoặc Nông Đức Mạnh...!
Trả lờiXóaBao nhiêu của quý mà để lại nơi lúc nào cũng bị đe doạ bởi sập, đổ, nước ngập, bão lụt, cháy, nổ, trộm, cướp, lừa đảo, gian lận, tham lam, vô trách nhiệm v.v...đáng ngại thật! Có chị Na là người tin cẩn thì bị đuổi khéo rồi.
Trả lờiXóaMong rằng linh hồn GS không thất vọng về quyết định của mình lúc sinh thời? Mong rằng những đóng góp của GS mãi mãi vang lên những âm hưởng hòa tấu cùng nền âm nhạc cổ truyền nước nhà !
Trả lờiXóaTốt nhất là mời trưởng nam GS Trần Văn Khê là GS Trần Quang Hải về trao cho ông ngôi nhà 32 HĐH để ông
Trả lờiXóatiếp nối sự nghiệp của cha . Nhà Nước , nhất là Tp HCM cần giúp GS Trần Quang Hải có kế hoạch đào tạo thế hệ kế thừa bảo vệ và triển khai di sản đồ sộ vô cùng quí giá mà GS Trần Văn Khê để lại .
Rút kinh nghiệm ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển, căn nhà cố Gs Trần Văn Khê không phải là di tích kiển trúc cổ, nhưng là nơi GS sau bao nhiêu năm bôn ba, quảng bá và truyền bá âm nhạc dân tộc ra thế giới, người có công trong việc gìn giữ và bảo tồn âm nhạc truyền thống. Giữ lại và duy trì ngôi nhà trong tình trạng tốt nhất để bảo quản các hiện vật là việc làm cấp thiết. Thành phố cần ban hành ngay quyết định thành lập bảo tàng Trần Văn Khê, cử người phụ trách bảo tàng. Nên để chị Na ở lại và trả lương như người làm tạp vụ của cơ quan.
Trả lờiXóaSẽ không bao giờ có được một GS Trần Văn Khê thứ hai đâu, càng không bao giờ có những sách vở mà GS đã mang từ nước ngoài về. Về tư liệu thì không nên dừng ở những hiện vật có sẵn, mà tiếp tục sưu tầm những hiên vật, sách báo có liên quan đến âm nhạc truyền thống VN nói chung và sự nghiệp nghiên cứu âm nhạc của cố Giáo sư Trần Văn Khê nói riêng để thế hệ sau có thể nghiên cứu, tìm hiểu và học tập. Không hẳn chỉ là bảo tàng, mà nơi này còn phải được xây dựng trở thành một thư viện âm nhạc truyền thống. Chính quyền bây giờ không nghèo đến mức không lo được kinh phí để duy trì nhà bảo tàng - thư viện này.
Công năng của ngôi nhà này không nên chỉ là nơi lưu trữ, mà hãy để nó sống lại bằng lời ca, tiếng hát của các nghệ sĩ - đào nương trong Nam ngoài Bắc thi thoảng tập trung lại để giao lưu, học hỏi.
Tin rằng Tp Hồ Chí Minh sẽ không mắc sai lầm một lần nữa như đã mắc phải trong trường hợp ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển.
TM
Giả nhà! mang đồ sang Pháp đưa vào bảo tàng ở đó người ta quản lý giữ gìn cho! Không nhanh kẻo muộn!
Trả lờiXóaKhông tin được vào những kẻ vô trách nhiệm, nói hay làm dở.
Trả lờiXóaNgay ở Hà Nội, thủ đo của một nước 90 triệu dân mà ngày càng nhếch nhác. Nhwnxng công trìn kiến trúc có sẵn thì họ bỏ phế hoặc sử dụng làm nơi kinh doanh kiếm lời. Như nhà Viễn Đông Bác Cổ. Bây giờ trong khuôn viên của khu nhà bảo tàng này người ta kinh doanh cà phê, nhạc sập sình suốt ngày. Khách uống cà phê đa phần không biết địa danh họ đang ngồi nhâm nhi, tán chuyện phiếm, chuyện làm ăn. Nhưng giá trị của nhân loại và dan tộc lưu trữ ở đó đang dần bị lãng quên. Khu nhà do người Pháp xây dựng ngót trăm năm, đẹp là thế mà người ta đâu để ý đến. Quả thật là lãnh đạo Hà Nội ngày nay dầy bằng nông chữ quá!
Trả lờiXóaTài liệu sách vở của cụ Khê khó bán hơn đồ cỗ . Có am hiểu mới dùng được. Sợ chôm về làm của riêng khoe mẻ hay sữa đổi cho có tính Đảng thì bỏ mẹ.
Trả lờiXóaCô Gs Trần Văn Khê không có được danh hiệu NSND, NSUT. Nhưng tài năng, đạo đức của Cụ vượt lên trên tất cả những danh hiệu phù du đó. Các bậc lãnh đạo đất nước nên lấy Cụ làm tấm gương soi. Sống giản dị, chẳng vàng son. Cụ di chúc lại chết sẽ hỏa táng. Còn bây giờ, nhà nước khuyến khích dân hỏa táng, nhưng lãnh đạo thì đã dành sẵn chỗ chôn.
Trả lờiXóaNgôi nhà này phải được giữ lại,chị Na phải được ở lại để chăm sóc ngôi nhà này lương do sở văn hóa thông tin trả,đây là cách ứng sử tử tế nhất mà TPHCM cần phải làm.
Trả lờiXóaThời nay con người lưu manh hoá nhiều lắm, để đồ ở đấy cha chung không ai khóc, số phận bấp bênh lắm bác Trần quang Hải ơi. Tính nước khác đi!
Trả lờiXóa