VietNamnet
11/06/2015 02:00 GMT+7
“Thời đại Nho giáo gần như tàn lụi từ thời kỳ nhà Nguyễn, có nhất thiết phải phục dựng nó lại hay không thì còn phải chờ tới quan điểm của các nhà khoa học, riêng tôi tôi phản đối, nên xây dựng văn hóa của ngày hôm nay khi chúng ta đang sống trong thời đại này”, nhà sử học Nguyễn Ngọc Tiến nêu quan điểm.
Câu chuyện của những sắc màu
Khúc biến tấu của chất liệu thời bao cấp
Không phải xây xong rồi thích đưa một vị nào đó vào thì đưa
Liên quan tới ý kiến của người dân khi xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc, ông Trần Mạnh Định, Giám đốc Sở VH TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc nói rằng trong quá trình xây dựng và sau này đã có một số tranh cãi của người dân và các nhà nghiên cứu.
“Trong thiết kế, bài trí thờ tự ở phần cuối là bài vị Khổng Tử. Tuy nhiên khi xây dựng gần xong thì có ý kiến không đưa bài vị của Khổng Tử vào thờ nên vẫn đang tranh cãi. Cái gì không ổn thì tổ chức hội thảo để làm rõ” - ông Định cho hay.
Trả lời báo Dân trí, ông Kim Văn Ngoan Quýnh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc lại cho rằng: "Toàn bộ đề án trưng bày nội thất của Văn Miếu (ở Vĩnh Phúc) mà Sở Văn hóa là chủ đầu tư, đã báo cáo qua nhiều lần hội thảo khoa học, qua nhiều lần họp với các nhà khoa học đều không đưa Khổng Tử vào thờ ở đó, mà chỉ đưa vào gian thờ chính là ông Chu Văn An, chứ không phải Khổng Tử. Sau này mới có một số ý kiến cho rằng phải đưa Khổng Tử vào thờ trong Văn Miếu. Quan điểm của ngành tôi trong việc phê duyệt nội thất ở Văn Miếu là không thờ Khổng Tử trong đó".
Việc không thống nhất trong cách trả lời của 2 lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc khiến dư luận có quyền đặt câu hỏi. Nếu theo lời ông Trần Mạnh Định, Giám đốc Sở VH TT&DL là dự án thiết kế ban đầu là để thờ Khổng Tử thì tại sao một công trình lớn như vậy, tốn kém như vậy mà xây xong rồi chưa biết thờ ai mà phải chờ tổ chức hội thảo và nghe ý kiến các nhà khoa học thì mới có kết luận cuối cùng thì có phải là đang đi ngược lại với những thủ tục từ trước tới nay?Còn theo lời ông Kim Văn Ngoan Quýnh - Phó Giám đốc Sở, nếu ngay từ đầu đã không định thờ Khổng Tử thì tại sao lại phải xây theo kiến trúc Văn Miếu. Bởi Văn Miếu còn được gọi là Khổng miếu, ban đầu được xây dựng để thờ Khổng Tử, người sáng lập ra đạo Khổng. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 và chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo. Kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng chịu ảnh hưởng của Khổng Miếu vốn là nơi thờ tự Khổng Tử được xây ở làng Khúc Phụ, Trung Quốc.
Khúc biến tấu của chất liệu thời bao cấp
Không phải xây xong rồi thích đưa một vị nào đó vào thì đưa
Liên quan tới ý kiến của người dân khi xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc, ông Trần Mạnh Định, Giám đốc Sở VH TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc nói rằng trong quá trình xây dựng và sau này đã có một số tranh cãi của người dân và các nhà nghiên cứu.
“Trong thiết kế, bài trí thờ tự ở phần cuối là bài vị Khổng Tử. Tuy nhiên khi xây dựng gần xong thì có ý kiến không đưa bài vị của Khổng Tử vào thờ nên vẫn đang tranh cãi. Cái gì không ổn thì tổ chức hội thảo để làm rõ” - ông Định cho hay.
Trả lời báo Dân trí, ông Kim Văn Ngoan Quýnh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc lại cho rằng: "Toàn bộ đề án trưng bày nội thất của Văn Miếu (ở Vĩnh Phúc) mà Sở Văn hóa là chủ đầu tư, đã báo cáo qua nhiều lần hội thảo khoa học, qua nhiều lần họp với các nhà khoa học đều không đưa Khổng Tử vào thờ ở đó, mà chỉ đưa vào gian thờ chính là ông Chu Văn An, chứ không phải Khổng Tử. Sau này mới có một số ý kiến cho rằng phải đưa Khổng Tử vào thờ trong Văn Miếu. Quan điểm của ngành tôi trong việc phê duyệt nội thất ở Văn Miếu là không thờ Khổng Tử trong đó".
Việc không thống nhất trong cách trả lời của 2 lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc khiến dư luận có quyền đặt câu hỏi. Nếu theo lời ông Trần Mạnh Định, Giám đốc Sở VH TT&DL là dự án thiết kế ban đầu là để thờ Khổng Tử thì tại sao một công trình lớn như vậy, tốn kém như vậy mà xây xong rồi chưa biết thờ ai mà phải chờ tổ chức hội thảo và nghe ý kiến các nhà khoa học thì mới có kết luận cuối cùng thì có phải là đang đi ngược lại với những thủ tục từ trước tới nay?Còn theo lời ông Kim Văn Ngoan Quýnh - Phó Giám đốc Sở, nếu ngay từ đầu đã không định thờ Khổng Tử thì tại sao lại phải xây theo kiến trúc Văn Miếu. Bởi Văn Miếu còn được gọi là Khổng miếu, ban đầu được xây dựng để thờ Khổng Tử, người sáng lập ra đạo Khổng. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 và chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo. Kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng chịu ảnh hưởng của Khổng Miếu vốn là nơi thờ tự Khổng Tử được xây ở làng Khúc Phụ, Trung Quốc.
Nhà sử học Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, việc cho tới bây giờ Vĩnh Phúc vẫn không biết nên đưa vị nào vào thờ quả thật buồn cười.
“Xưa nay, từ thời phong kiến, Vua muốn xây dựng một công trình nào đó là một việc cực lớn, phải đưa ra bàn bạc với các quan đại thần, rồi từ đó mới tính đến chuyện tiền bạc thế nào. Chứ không phải xây xong rồi thích nhét một vị nào đó vào thì nhét đâu. Riêng tôi, tôi phản đối. Chúng ta hãy xây dựng văn hóa của ngày hôm nay, văn hóa giữa người với người của thời đại chúng ta đang sống”, ông Tiến nêu quan điểm.
Văn Miếu Vĩnh Phúc nên thờ ai?
Nhà nghiên cứu văn hóa GS Trần Lâm Biền cho rằng việc Vĩnh Phúc xây dựng công trình na ná như Văn Miếu ở Hà Nội với số tiền gần 300 tỉ đó mà là tiền ngân sách nhà nước thì rất có lỗi với các thế hệ mai sau. Trong khi đó ở Vĩnh Phúc còn có rất nhiều các công trình lịch sử đã xuống cấp nhưng lại không được chú ý và tu bổ.
Thêm vào đó, GS Biền cũng cho hay, đúng là Khổng Tử xuất phát từ Trung Quốc nhưng rõ ràng rằng, Không Tử đã vượt ra khỏi đất nước Trung Quốc và là của cả thế giới.Tuy nhiên, việc xây dựng công trình lớn như vậy ở Việt Nam mà lại thờ Khổng Tử thì không nên. Việt Nam cũng có rất nhiều nhà giáo dục lỗi lạc về tài năng như Chu Văn An, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm... sao không thờ họ?
“Đúng là giờ cần có một cuộc hội thảo để bàn xem thờ ai, muộn còn hơn không. Theo tôi, Vĩnh Phúc nên xem xét lại lịch sử xem quê hương mình có vị nào đáng để tôn thờ không thì nên thờ. Như vậy là hay nhất”, ông Biền nói.
.
Còn TS Trần Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho hay: “Chẳng qua bây giờ ồn ào như vậy thì người ta mới nói chưa chắc có thờ Khổng Tử hay không. Chứ theo tôi đã gọi là Văn Miếu thì chả thờ Khổng Tử và một vài vị nho sĩ của Trung Quốc thì thờ ai? Buồn cười công trình xây xong rồi lại bảo không thờ Khổng Tử”.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì Văn Miếu thì phải thờ Khổng Tử
"Tôi lấy làm tiếc khi Vĩnh Phúc quyết định xây một công trình lớn như vậy mà không tranh thủ ý kiến của các chuyên gia lịch sử. Bây giờ đang loay hoay với việc sử dung công năng của nó như thế nào, và nói sẽ xem xét có nên thờ Khổng Tử hay không thì thật buồn cười bởi lẽ, đã gọi là Văn Miếu thì sẽ thờ Khổng Tử. Không thể thờ ai khác được.
Nhưng rõ ràng đây không phải là thờ kỳ tôn vinh Khổng Tử nữa mặc dù Khổng Tử đáng để chúng ta trân trọng. Chúng ta bây giờ phải tôn vinh văn hóa Quốc học. Mỗi một thời kỳ phát triển thì văn hóa thời kỳ đó cần phải được tôn vinh.
Bây giờ không phải là lúc chỉ trích Vĩnh Phúc nữa mà Vĩnh Phúc cần phải thật bình tĩnh, vì nó là việc đã rồi nên phải cân nhắc thật kỹ. Tôi nghĩ nếu đã không thờ Khổng Tử thì nên đặt nó một cái tên khác đi, ngoài Văn Miếu.
Nếu lấy trung tâm này là trung tâm của khuyến học, nên thờ các vị như các vị Chu Văn An chẳng hạn hoặc ai đó có công trong việc học tập rèn luyện của Vĩnh Phúc,...Vĩnh Phúc đã làm ngược quy trình, tôi thấy làm tiếc nhưng không phải không có cách giải quyết.
.
Công trình 300 tỉ
Như VietNamNet đã đưa tin, Văn Miếu ở Vĩnh Phúc đã được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng. Nghi môn bằng gỗ có hoa văn rồng phượng, nhà bia tổng 3 tầng mái bằng gỗ cùng bia đá đặt trên lưng rùa. Hồ Thiên Quang lan can bằng đá khối chạm trổ văn hoa sen cách điệu, cùng với 2 nhà bia tả - hữu gồm 9 gian, mái gỗ đặt bia đá trên lưng rùa bằng đá.
Đại thành ôn gồm 3 gian bằng gỗ trang trí theo lối “cá chép vượt vũ môn”, gác chuông, gác trống; sân hành lễ rộng gần 3.000m và đền thờ chính (bao gồm đại bái, hậu cung)... với chi phí gần 300 tỉ.
|
T.Lê
Thờ Thần Tài hay nôm na là miếu thờ tiền chứ thờ ai nữa !
Trả lờiXóaQuan điểm của nhà sử học Nguyễn Ngọc Tiến là rất đúng đắn, khách quan về triết lý giáo dục. Chúng tôi rất đồng tình. "...Chúng ta hãy xây dựng văn hóa của ngày hôm nay, văn hóa giữa người với người của thời đại chúng ta đang sống” MỚI LÀ VĂN HÓA ĐÍCH THỰC .
Trả lờiXóaTRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC, MÀ LẠI LẤY KHUÔN HÌNH KHỔNG HỌC LÀM TƯ TƯỞNG THÌ KHÁC NÀO ĐI NGƯỢC LẠI LỊCH SỬ ?
QUA SỰ VIỆC NÀY CHO THẤY CÁI TƯ TƯỞNG NHO GIÁO NÓ NGỰ TRỊ THÂM CĂN CỐ ĐẾ TRONG NHẬN THỨC CỦA QUAN CHỨC ĐƯƠNG ĐẠI ! THẬT ĐÁNG BUỒN THAY ?
Tôi vừa có dịp đi tham quan tỉnh Vĩnh Phúc , thật không thể tưởng tượng nổi về quy mô các công trình như trụ sở UBNN , thành ủy, Đảng , sở ban nghành... hết sức quy mô hoành tráng còn to và hiện đại xa hoa hơn các cơ quan trung ương ở Thủ Đô HN . và tổng số tiền đầu tư có lẽ nhiều chục ngàn tỷ ....hết hồn . Có lẽ tiền lại quả nhiều nên các vị LĐ cứ phải nghĩ ra công trình để " Đầu tư ...đâu tư ... và đâu tư .." . Bác Trường Giang nói đúng có lẽ Vĩnh Phúc nên thờ tượng "thần Tiền" là phù hợp
Trả lờiXóaChưa tìm được người chết để thờ thì tìm người sống để thờ vậy. Ối đại nhân được thờ:
Trả lờiXóa- Thờ ông ngăn sông cấm chợ
- Thờ ông "gạo cộng sản..."
- Thờ ông "trông cây gì nuôi con gì"
- Thờ ông "thức gác ...."
- Thờ ông "mình có thế nào người ta ..."
- ...