Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Văn Miếu Vĩnh Phúc: THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG DI SẢN QG LÊN TIẾNG

Chuyên gia văn hoá: Xây văn miếu cấp tỉnh hơn 300 tỷ đồng là lãng phí

VNExpress
Thứ năm, 11/6/2015 | 02:00 GMT+7


Nhiều ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia đánh giá, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc chi ngân sách 271 tỷ đồng xây văn miếu cấp tỉnh là lãng phí. Công trình khó phát huy tác dụng giáo dục tinh thần hiếu học do không có bề dày lịch sử.

Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc

Trao đổi với VnExpress, GS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, bày tỏ băn khoăn "có cần thiết đầu tư 271 tỷ đồng để xây mới một văn miếu cấp tỉnh". Theo nhà nghiên cứu văn hoá này, văn miếu trước kia chỉ có ở cấp trung ương, đến thời Gia Long - Minh Mạng mới mở rộng cho các tỉnh xây dựng, như văn miếu Trấn Biên (Đồng Nai), văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên). Điểm đặc biệt của văn miếu địa phương là chỉ thờ các nhà nho Việt và quan trọng hơn phải có tác dụng với xã hội như giáo dục tinh thần hiếu học. 

"Nếu chỉ vì một văn miếu không còn mà cho xây mới một văn miếu khác liệu có đáng? Nếu Vĩnh Phúc không nghiên cứu kỹ càng, làm vội vàng thì công trình này chỉ là một ngôi đền thờ chứ không đúng tinh thần văn miếu", GS Biền trăn trở.

Theo GS Biền, nếu đứng ở góc độ xây mới văn miếu nhằm phát huy giá trị giáo dục thì chỉ văn miếu ở Hà Nội mới có đủ tầm, bề dày lịch sử để làm điều đó. "Văn miếu của trung ương, tỉnh không bắt chước được đâu. Văn miếu Vĩnh Phúc chỉ có tác dụng vừa phải", GS Biền nhấn mạnh.

Với các lý do trên, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cho rằng, 271 tỷ đồng đầu tư xây dựng là "không xứng tầm với vai trò và tác dụng của một văn miếu cấp tỉnh". Số tiền đó nếu do xã hội hoá đã cần xem xét sử dụng sao cho hiệu quả, hợp lý, còn là từ ngân sách địa phương thì càng không nên. "Trong ý thức của con người, vật chất càng nặng bao nhiêu thì giá trị tinh thần càng giảm bấy nhiêu. Cũng như một ngôi chùa càng làm to lớn, diêm dúa thì càng níu kéo con người khó thoát ly khỏi vật chất để tĩnh tại tâm linh, tinh thần được giải thoát", nhà nghiên cứu văn hoá phân tích. 
 


GS Nguyễn Chí Bền, một ủy viên khác của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cũng cho rằng đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu trong giai đoạn kinh tế đất nước còn khó khăn là lãng phí. Với điều kiện thiếu thốn của Việt Nam và ngay ở tỉnh Vĩnh Phúc, còn có nhiều việc cần đầu tư hơn như: xây trường học, nhà ở, bệnh viện... cho đồng bào nghèo khó.

"Việc xây dựng một thiết chế tuyên truyền cho sự học là cần thiết nhưng đầu tư đến 271 tỷ đồng, đặc biệt lấy từ nguồn ngân sách - tiền thuế của nhân dân, là một sự lãng phí lớn", GS Bền nói.

Chuyên gia văn hoá phân tích thêm, dù văn miếu mới được xây dựng trên cơ sở văn miếu phủ Tam Đới đã mất cách đây 300 năm nhưng nó không có bề dày lịch sử nên khó phát huy được tác dụng thực tiễn kể cả về tâm linh hay du lịch.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu văn hoá Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đều đồng quan điểm Vĩnh Phúc đã quá lãng phí khi đầu tư 271 tỷ đồng để xây văn miếu.

Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc được khởi công xây dựng năm 2012 trên diện tích rộng hơn 4,2 ha với hàng chục hạng mục công trình đồ sộ như: tứ trụ bằng đá xanh Thanh Hóa nguyên khối; cầu bằng đá khối xanh tự nhiên; nghi môn, hồ Thiền Quang, bia tiến sĩ, khu thờ chính với tiền đường có quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim trang trí "cá chép vượt vũ môn", mái cong lợp ngói mũi hài. Kinh phí đầu tư cho dự án là 271 tỷ đồng từ 100% ngân sách của tỉnh.

Văn Miếu Vĩnh Phúc đã bước vào giai đoạn hoàn thiện nhưng phải tạm dừng xây dựng 
do gặp khó khăn về vật liệu. Ảnh: Quý Đoàn.

Theo UBND tỉnh, văn miếu được xây dựng thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài”, là sự tiếp nối truyền thống hiếu học lâu đời của cha ông. Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống văn hiến của tỉnh, có tác dụng giáo dục truyền thống văn hóa, hiếu học, tôn vinh các nhân tài làm rạng danh mảnh đất và con người Vĩnh Phúc. Công trình này cũng nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của văn miếu phủ Tam Đới từng tồn tại cách nay khoảng 300 năm tại xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường.

Quỳnh Trang

10 nhận xét :

  1. "Văn miếu Vĩnh Phúc chỉ có tác dụng vừa phải"&"không xứng tầm với vai trò và tác dụng của một văn miếu cấp tỉnh"
    Văn phong trong hai câu này của ông GS Biền nó...ngược...ngược sao ấy!? hay là tôi học...ít quá nên không hiểu nỗi ngữ nghĩa của những vị học cao...???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Biền này chắc người được hưởng lộc của TQ nên mới cổ vũ cho việc
      xây văn miếu để tôn thờ Nho giáo của TQ . Vì đây có phải gốc Văn hóa VN
      đâu ? Các vua chúa thời PK Việt Nam tôn thờ vì đường lối cai trị của Nho
      gia giúp cai trị người dân được dễ dàng . Ngày nay ta đang xây dựng xh DÂN CHỦ sao lại tôn thờ ông tổ của tư tưởng Nho gia ? Lại không phải
      ông tổ tư tưởng của nước mình . Thật đúng là "mồ cha không khóc khóc
      đống mối, mả mẹ không khóc khóc búi bòng bong " (!) Hay các vị muốn
      phục hồi chế độ vua quan xưa để giữ vững cái quyền thống trị của mình?
      Không nên mệnh danh đề cao sự học ? Văn miếu đâu phải đề cao sự học?
      Vả lại lối học khoa cử xưa với lối học khoa học văn minh ngày nay khác nhau một trời một vực . Sao lại lấy cái động lực học của thời xưa để ra làm quan vinh thân phì gia ..thành con người nô lệ,để cổ động cho cái động lực học thời nay để nâng cao dân
      trí, được hưởng quyền con người bình đẳng, tự do , dân chủ , để mọi người đều trở thành "CON NGƯỜI MỚI XHCN CÓ TÀI CÓ ĐỨC " để cùng nhau "XÂY DỰNG XÃ HỘI XHCN TỰ DO DÂN CHỦ CÔNG BẰNG VĂN MINH, KHÔNG CÒN NGƯỜI BÓC LỘT NGƯỜI..." ? Vậy dù những
      người có chủ chương xây văn miếu có đưa ra lí do gì nghe cũng thấy không thuyết phục ? Hãy nói thực cái lí do khác ra đi ? Thật tình cái Văn miếu người xưa đã xây, chẳng qua giữ lại như một chứng tích lịch sử vây
      thôi . Riêng tôi chẳng thấy tự hào gì lắm vì cái sự chịu ảnh hưởng quá nhiều của TQ !

      Xóa
  2. Theo tôi, bộ 4T nên cấm các địa phượng xây mới các công trình đền chùa miếu... nhất là trong "ình hình nợ công cao thế này! Hãy để dành tiền tập trung cho trùng tu các công trình xuống cấp là khôn ngoạn nhất.

    Trả lờiXóa
  3. Cấm thì lấy gì chấm mút

    Trả lờiXóa
  4. Trước khi khởi công đã có biết bao phương án được thông qua , được phê duyệt và có cả phản biện rồi mới bắt tay vào việc nào là mục đích công trình , đất đai, ngân sách , con người quản lí .v .v... Vậy mà bây giờ công trình đã hoàn thành , NS đã chi mà không biết công trình để làm gì, rồi các bậc đại khoa lớn nhỏ từ TW đến tỉnh mới đem ra mổ xẻ phê phán nào là lãng phí, nào là không xứng tầm , nào là vô bổ . Ô hay , các vị đỉnh cao trí tuệ làm việc như thế à ? Thằng Dân trí thấp chúng tôi nghe không lọt tai tí nào, không ngửi được cái gì, ngoài cái mùi tiền đã ném qua cửa sổ !

    Trả lờiXóa
  5. Thời Pk các triều đại tôn thờ tư tưởng Nho gia ( thực chất là tư tưởng của phái hậu
    Khổng Tử như Đổng Trọng Thư đời Hán và Tống Nho là Trình Di Trình Hiệu Chu Hy
    ...)để giữ vững ngai vàng PK, nên lập Quốc Tử Giám dậy tư tưởng ct Nho gia, xây Văn Miếu để thờ ông tổ học phái Nho gia là Khổng Tử. Sự cổ vũ việc học cũng để đào tạo lớp người công cụ làm tôi tớ cho Vua , trung thành tuyệt đối với Vua, vì vậy
    việc học ngày xưa là để làm quan , vinh thân phì gia, một người làm quan cả họ được nhờ. Có như vậy tầng lớp quan lại mới trở thành bộ chân rết giữ cho quyền
    thống trị vĩnh cửu của Vua . Ngày nay thời thế đã thay đổi . Chúng ta đã đánh đổ
    chế độ PK thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, đang hô hào xây dựng CNXH
    sao lại xây Văn miếu để tôn thờ ông tổ của tư tưởng PK ?Dù có 'mệnh danh' là đề cao sự học thì sự học của thời pk nào phải hay ho tốt đẹp gì mà tôn thờ kia chứ ?
    Chừ phi Đảng và nhà nước muốn khôi phục lại QUÂN QUYỀN thì việc lập văn miếu
    để thờ một ông tổ tư tưởng ''quân quyên'' từ bên Tầu là hợp lẽ. Tôi cũng thấy lạ là cả những vị nghiên cứu về Văn hóa VN đang hô hào "XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẬM ĐÀ BẢN SĂC DÂN TỘC " mà cũng ủng hộ chủ chương xây văn miếu để thờ ông tổ ''văn hóa '' người Tầu mà lại đúng với nền văn hóa hiện đại V.N . sao ? Hay thấy Tầu họ đang đề cao và tuyên truyền tư tưởng Khổng Tử
    để đúng với đường lối "DƯƠNG NHO ÂM PHÁP" (bên ngoài nói DÂN CHỦ , , , hành độ ngầm thi dùng BẠO LỰC CƯỜNG QUYỀN ,ĐỘC TÀI..)của Đổng Trọng
    Trọng Thư đời Hán (Không phải theo NHÂN TRỊ của Khổng Tử đâu vớ!)mà họ đang ngầm ứng dụng ở TQ ngày nay, nên ta cũng noi gương theo họ ?
    Thà rằng thờ các Cụ Các Mác, Ăng Ghen , Lê Nin...ở đó, có lẽ phải đạo hơn vì ta
    đang đi theo con đường Mác Lê kia mà ?(Người góp ý kiến :Thái A)

    Trả lờiXóa
  6. Thằng nhắc lại câu này ngu bỏ mẹ: "Văn miếu Vĩnh Phúc chỉ có tác dụng vừa phải"&"không xứng tầm với vai trò và tác dụng của một văn miếu cấp tỉnh"
    Văn phong trong hai câu này của ông GS Biền nó...ngược...ngược sao ấy!? hay là tôi học...ít quá nên không hiểu nỗi ngữ nghĩa của những vị học cao...???
    Thứ nhất khi phỏng vấn, ko phải là văn viết
    Thứ hai, nhiều khi ông nhà báo biên tập lại câu trả lời
    NGU

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe câu này giống như đấm vào tai vậy,rất nhiều người mang tiếng giáo sư mà ăn nói lập cà lập cập thật quá lo lắng.

      Xóa
    2. Nghe câu này giống như đấm vào tai vậy,rất nhiều người mang tiếng giáo sư mà ăn nói lập cà lập cập thật quá lo lắng.

      Xóa
  7. Tôi cho rằng dân tộc ta có truyền thống HÁO DANH, từ hàng trăm năm trước đã dựng bia tôn vinh các vị tiến sĩ, mặc dù hàng trăm trong số đó chẳng có công trình nào ra hồn. Tôn vinh này bản chất là háo danh, chứ không thực tế. Nay cũng có vị muốn dựng bia tôn vinh mấy chục ngàn tiến sĩ thời Xã hội chủ nghĩa, thật nực cười. Hãy chấm dứt trò này đi thôi. Đã đến lúc tôn vinh cái thực, người thực - người làm ra những công trình, những sản phẩm thực cho xã hội.
    Công trình văn miếu Vĩnh Phúc... sẽ để lại nhiều khốn khó cho đời sau, bởi khí hậu Việt Nam nóng ẩm, công trình xuống cấp rất nhanh, chưa rõ khi xây dựng có chuẩn không. Sau vài ba năm, lại ngốn một khoản kinh phí rất lớn để thường xuyên chống xuống cấp. Một đất nước nhỏ, còn nghèo mà quá nhiều nơi thờ cúng, thì đất nước phát triển làm sao.

    Trả lờiXóa