Di tích lăng mộ tướng quân Cao Lỗ bị đập phá tan hoang
Báo Lao Động
K.Y.M - 8:18 PM, 05/01/2015
Ngày 5.1, đại diện hậu duệ họ Cao Việt Nam vừa có đơn gửi lên Bộ VHTTDL phản ánh về việc khu di tích lăng mộ tướng quân Cao Lỗ- di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tại Bắc Ninh vừa bị san phẳng vì tu bổ.
K.Y.M - 8:18 PM, 05/01/2015
Ảnh chụp di tích ngày 17.12
Ngày 5.1, đại diện hậu duệ họ Cao Việt Nam vừa có đơn gửi lên Bộ VHTTDL phản ánh về việc khu di tích lăng mộ tướng quân Cao Lỗ- di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tại Bắc Ninh vừa bị san phẳng vì tu bổ.
Theo đơn kiến nghị, diễn biến sự việc như sau: Ngày 26.5.2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt gói thầu thứ 2 (tu bổ, tôn tạo khi lăng mộ Cao Lỗ). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư chưa quan tâm thích đáng, kiến trúc còn đơn giản nhưng lại xâm hại đến địa tầng... không phù hợp, vì vậy con cháu dòng họ Cao đã cung tiến thiết kế mới đồng thời kiến nghị đề xuất điều chỉnh quy hoạch và thiết kế lăng mộ cho phù hợp với toàn khu quần thể du lịch danh thắng – tâm linh ven sông Đuống.
Tiếp nhận ý kiến của con cháu dòng họ Cao, ngày 18.8.2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức cho họ Cao Việt Nam trình bày các phương án mới. Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu, UBND đã kết luận đồng ý lựa chọn phương án mới.
Dựa trên cuộc họp này, ngày 18.9.2014, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ra văn bản đề nghị tạm dừng thi công gói thầu số 2- thuộc dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Cao Lỗ Vương, huyện Gia Bình đồng thời sau đó đã điều chuyển vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ dự án này sang dự án tu bổ, tôn tạo nhà Tam Bảo, chùa Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã liên tiếp có văn bản yêu cầu dừng thi công, song không biết vì lý do gì, ngày 17.12, nhà thầu đã mang xe ủi đến đập phá tan hoang khiến toàn bộ cột chống và mái che khu lăng mộ bị đổ sập trơ lại nền móng.
Tiếp nhận ý kiến của con cháu dòng họ Cao, ngày 18.8.2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức cho họ Cao Việt Nam trình bày các phương án mới. Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu, UBND đã kết luận đồng ý lựa chọn phương án mới.
Dựa trên cuộc họp này, ngày 18.9.2014, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ra văn bản đề nghị tạm dừng thi công gói thầu số 2- thuộc dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Cao Lỗ Vương, huyện Gia Bình đồng thời sau đó đã điều chuyển vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ dự án này sang dự án tu bổ, tôn tạo nhà Tam Bảo, chùa Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã liên tiếp có văn bản yêu cầu dừng thi công, song không biết vì lý do gì, ngày 17.12, nhà thầu đã mang xe ủi đến đập phá tan hoang khiến toàn bộ cột chống và mái che khu lăng mộ bị đổ sập trơ lại nền móng.
Được biết, hôm nay (6.1), Thanh tra Bộ VHTTDL cùng Cục Di sản sẽ tổ chức đoàn kiểm tra hiện trường.
Di tích trước khi bị đập phá
.
Không thể gọi đây là tu bổ mà phải gọi là tu,chén
Trả lờiXóaKiểu không ăn được thì... đạp đổ!
Trả lờiXóaSẽ phải nhận đòn trừng phạt khi "động mồ động mả"!
Trả lờiXóaPhải trừng phạt đích đáng nhà thầu vô đạo đức này. Không thể để những kẻ như thế được nhận bất cứ công trình nào nữa, vì không biết tôn trọng văn hóa, lịch sử thì làm sao trùng tu được cái gì. Đây là hành động vừa vô văn hóa, vừa đốn mạt chưa từng thấy.
Trả lờiXóaNgu xuẩn đến thế là cùng.
Trả lờiXóaVăn hóa và cách ứng xử của xã hội chủ nghịa.
Trả lờiXóaChính quyền, trước hết là Bộ Văn hoá nghĩ sao và chịu trách nhiệm gì về cái lối tu bổ di tích vô văn hoá như thế này? Yên tử cũng đang bị „tu bổ“ bằng cách phá cũ đi để làm mới.
Trả lờiXóaCái vụ này đủ căn cứ khởi tố bắt giam được rồi.
Trả lờiXóaThế là thế nào? các cơ quan chức năng đâu? bọn phá hoại !
Trả lờiXóaNguyên tắc bảo tồn, tôn tạo là phải cố gắng giữ được những cái nguiyên bản gốc ở mức cao nhất có thể, chỉ sửa đổi hoặc thay thế những bộ phận nào đã hư hỏng thôi. Ảnh chụp công trình này trươc lúc cái gọi là " tu bổ" là đẹp, trang nghiêm và chất lượng vẫn tốt. Vậy thì làm sao lại phải "tu bổ" bằng cách đập ra làm lại??? chắc là có mùi kim tiền ở đây rồi. Muốn làm kinh tế thì thiếu gì cách mà phải động vào hồn thiêng của cấc cụ có công với tổ tiên đất nước như vậy. Há người làm điều này không sợ bị trừng phạt và nguyền rửa ư?
Trả lờiXóaPhá hoại di tích lịch sử có phải là trọng tội không? ai chiụ trách nhiệm về việc phá hoại này? cần bắt giam bọn phá hoại và cho án tù đích đáng. Bộ trưởng bộ di tích lịch sử văn hóa nếu không có biện pháp nào, nếu cứ để di tích lịch sử bị tàn phá tan hoang thế này thì chính ông ta cũng cần bị luật pháp trừng trị.
Trả lờiXóaNếu không có sự đồng lõa của chính quyền địa phương thì không nhà thầu nào dám làm thế đâu. Cứ đem mấy ông chính quyền ra xử lý trách nhiệm thì sẽ ngăn chặn được nạn xâm phạm di tích. Nhưng ở ta thì phép vua thua lệ làng, Bộ văn hóa mà cũng chỉ biết trơ mắt ếch đứng nhìn thì tôi nghĩ cũng đã đến lúc cần phải "trùng tu" cả Bộ văn hóa.
Trả lờiXóaKhông chừng người ta cho Cao Lỗ cũng như Cao Lầu ở Hội An thôi, Cao Lầu ăn được để lại, Cao Lỗ ăn không được đập vứt.
Trả lờiXóa