Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội - Ảnh: TTO
Một trong những thông tin loại đó là biên bản ghi âm thảo luận hội trường hay biên bản chất vấn và trả lời chất vấn.
Nay đọc lại những biên bản đó trong kỳ họp thứ 7 vào đầu năm nay vẫn
thấy không khí sôi nổi của cuộc họp, sự đeo bám của các câu chất vấn, kể
cả sự chuẩn bị công phu của người được chất vấn.
Nó còn cho thấy tính chuyên nghiệp của bộ máy hậu cần của Quốc hội -
đội ngũ ghi âm rồi rã băng và ghi lại đầy đủ mọi phát biểu, mọi hỏi đáp
như thể hiện trong các biên bản đã làm đúng chức năng tối thiểu của một
Quốc hội chuyên nghiệp.
Thế nhưng bất ngờ thay, đến kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, trang web của
Quốc hội chỉ còn các mục chương trình làm việc, thông báo và ảnh hoạt
động một số ngày họp. Phần biên bản ghi âm thảo luận tại hội trường đã
biến mất!
Tại sao những buổi thảo luận tại hội trường, thường được trực tiếp
truyền hình công khai, nay lại không có biên bản nữa? Người không có
điều kiện theo dõi, người muốn kiểm chứng một hai chi tiết tường thuật
trên báo xem chính xác đến đâu sẽ tìm đâu ra nguồn chính thức để đối
chiếu?
Không chỉ trang web của Quốc hội, cổng thông tin của Bộ Tài chính
suốt mấy tuần qua đã bỏ trống mục “Bản tin nợ công” đến sáng 5-11 mới
thấy xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, bản tin gần đây nhất cũng chỉ ghi nhận tình hình công nợ
của năm 2012! Điều lạ nhất là theo bản tin này, nợ công so với GDP cuối
năm 2012 đã là 55,7%, thế mà Bộ Tài chính nay vẫn báo cáo nợ công so với
GDP năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 54,2%.
Dòng chảy thông tin được kỳ vọng khơi thông nhờ các quy định mới đây
về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cuối cùng cũng chưa được thực
thi.
Ví dụ gần đây nhất là nghị định 69/2014 ngày 15-7-2014 về tập đoàn
kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước dành ra điều 39 để yêu cầu các
tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước phải công khai,
minh bạch thông tin. Trong các loại thông tin phải công khai, đáng chú ý
là báo cáo tài chính sáu tháng và báo cáo tài chính năm của tập đoàn
kinh tế, tổng công ty đã được kiểm toán.
Vậy nhưng vào từng trang của các tập đoàn, tổng công ty này cũng như
vào trang thông tin điện tử doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và đầu tư là
những nơi mà nghị định yêu cầu công khai các thông tin nói trên thì
không thấy đâu cả, mặc dù nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1-9-2014.
Đây chỉ là một vài ví dụ về dòng chảy thông tin hiện có dấu hiệu bị
tắc nghẽn. Hàng loạt trường hợp khác, từ thông tin của các địa phương
đến thông tin của các bộ ngành đều còn rất nhiều thiếu sót, do che giấu
thông tin theo luật phải công khai hay do năng lực có hạn.
Phải thấy nhu cầu công khai thông tin là nhu cầu nội tại, là một phần
cơ hữu của bộ máy đó, tổ chức đó thì dòng chảy thông tin mới được khơi
nguồn một cách căn bản.
Ví dụ, các tập đoàn kinh tế mà không công khai báo cáo tài chính thì
không thu hút được nhà đầu tư hay khách hàng, nên công khai thông tin là
vì lợi ích của chính họ chứ chưa cần tính đến lợi ích của ai khác. |
ND VN cứ mãi bi NN đánh lừa . QH nói là của Do Dân, Vì Dân mà những thông tin về kì họp QH lại bị bưng bít ? Đúng là ND đang bị NN bịt mắt dê !
Trả lờiXóa"Chú Phỉnh" mà!
XóaCòn cho mình là đỉnh cao trí tuệ loài người, đảng hơn cả hiến pháp và quốc hội thì không giải quyết đuợc gì cả, mà chỉ bảo bọc nhau trong việc chia chác quyền và lợi thôi. (VT)
Trả lờiXóaKhông phải thụt lùi mà đang tiến tới...đích vô hiệu
Trả lờiXóa