Na Sơn lên tiếng về việc Thư viện Hà Nội dùng ảnh không xin phép
Infonet
Trao đổi với nhiếp ảnh gia Na Sơn xung quanh vấn đề này, ông cho biết, buổi triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014) diễn ra tại Thư viện Hà Nội trưng bày bức ảnh của ông mà không xin phép, kèm theo đó là chú thích Hà Nội những năm 60.
Chú thích của bức ảnh trên không đúng vì bức ảnh này tác giả chụp năm 2008 chứ không phải từ thời thập niên 60. “Bức ảnh đó là bức ảnh tôi chụp cho 1 đôi bạn ở phố cổ, nhằm phục dựng lại tinh thần Hà Nội cổ xưa. Tôi còn nhớ ngày chụp bức hình đó là ngày 27/6/2008” - nhiếp ảnh gia Na Sơn khẳng định.
"Tôi không chấp nhận lời xin lỗi đấy, tôi không thể
chấp nhận một lời lý giải rất vô trách nhiệm và một cách xin lỗi như
thế...” - nhiếp ảnh gia Na Sơn cho biết.
Bức ảnh do phóng viên Thanh Bình chụp sáng 10/10/2014 tại Thư viện Hà Nội |
Ngay sau khi facebook của nhiếp ảnh gia
Na Sơn phản ánh tình trạng Thư viện Hà Nội sử dụng ảnh của tác giả trưng
bày khi chưa hỏi ý kiến, chiều ngày 10/10, phóng viên báo điện tử
Infonet có mặt tại Thư viện Hà Nội thì nhận thấy bức ảnh được cho là của
tác giả Na Sơn đã được gỡ xuống.
Trao đổi với nhiếp ảnh gia Na Sơn xung
quanh vấn đề này, ông cho biết, buổi triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm ngày
giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014) diễn ra tại Thư viện Hà Nội
trưng bày bức ảnh của ông mà không xin phép, kèm theo đó là chú thích Hà Nội những năm 60.
Chú thích của bức ảnh trên không đúng vì bức ảnh này tác giả chụp năm 2008 chứ không phải từ thời thập niên 60. “Bức
ảnh đó là bức ảnh tôi chụp cho 1 đôi bạn ở phố cổ, nhằm phục dựng lại
tinh thần Hà Nội cổ xưa. Tôi còn nhớ ngày chụp bức hình đó là ngày
27/6/2008” - nhiếp ảnh gia Na Sơn khẳng định.
Nhiếp ảnh gia chia sẻ, sau khi đăng tải
những suy nghĩ của mình về sự việc này lên facebook cá nhân, một người
tự nhận làm việc trong Thư viện Hà Nội gọi điện cho tác giả và lý giải
rằng tìm được bức ảnh này trên mạng, không biết tác giả là ai và mang về
in ra và trưng bày trong triển lãm. Người này cho rằng việc lấy bức ảnh
vì triển lãm này không phải là hoạt động thương mại và mở cửa tự do.
Bức ảnh này nằm trong bộ ảnh cưới mà Na Sơn chụp cho một đôi bạn trẻ ở phố cổ Hà Nội năm 2008. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
“Đây là cách giải thích rất thiếu trách
nhiệm và vô lý bởi dù lấy vì mục đích gì thì bức ảnh đó cũng không phải
của bạn. Dù lấy ở trên mạng hay ở đâu thì bức ảnh đó cũng phải có người
chụp. Mình lấy của người khác về dùng mà không hỏi ý kiến tác giả, đấy
còn chưa kể hành động này ảnh hưởng đến người xem. Khi người xem bức ảnh
với một chú thích như thế người ta thấy một sự lừa dối”, nhiếp ảnh gia
Na Sơn nhận định.
Ngay sau khi nhận được lời xin lỗi từ
phía Ban tổ chức, ông Na Sơn vẫn nói thẳng thắn: “Tôi không chấp nhận
lời xin lỗi đấy, tôi không thể chấp nhận một lời lý giải rất vô trách
nhiệm và một cách xin lỗi như thế. Việc này mình không làm rõ thì nó sẽ
còn diễn ra. Bảo sao vấn đề bản quyền nó cứ mãi như thế. Đây là một căn
bệnh hết sức trầm kha bởi nếu chúng ta không nói, không lên tiếng thì sẽ
không bao giờ chúng ta sửa được căn bệnh đấy”.
Chia sẻ về hướng giải quyết của mình,
nhiếp ảnh gia Na Sơn nhấn mạnh rằng sắp tới sẽ làm một lá đơn gửi lên
đơn vị tổ chức cũng như bày tỏ mong muốn người đứng đầu sẽ nói chuyện
với mình một cách đàng hoàng bằng văn bản chứ không phải chỉ là một lời
nhận lỗi suông.
Về tính xác thực của bức ảnh trên, phóng
viên cũng liên hệ với ông Dương Trung Kiên – nhân vật trong bức ảnh,
ông cho biết: “Đây là bức ảnh nằm trong bộ ảnh cưới của vợ chồng tôi
chụp năm 2008. Chúng tôi muốn ghi lại hình ảnh người con gái Hà Nội ngày
xưa nên có bày tỏ với anh Na Sơn chụp như thế”.
Trước đó, trên trang facebook cá nhân
của nhiếp ảnh gia Na Sơn có đăng tải dòng tâm sự không hài lòng khi Thư
viện Hà Nội sử dụng ảnh của tác giả trưng bày trong triển lãm ảnh nhân
kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô mà chưa hỏi ý kiến tác giả. Hơn
thế, chú thích của bức ảnh cũng hoàn toàn sai so với thực tế.
Infonet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Thật nhục nhã cho những công chức đào tạo của CNXH.
Trả lờiXóaNhục nhã ư?
XóaMột từ xa xỉ với người Cộng sản.
Họ có thể ngụy tạo mọi thứ, lấp liếm mọi thứ.
Hãy xem bức ảnh bữa cơm của nông dân Việt Nam sau CCRĐ với cái nồi nhôm đúc trắng tinh trong triển lãm CCRĐ.
Hãy nghe họ giải trình là xả lũ miền Trung đúng quy trình.
Hãy nghe Bộ Giáo dục của họ giải thích là năm nọ thí sinh thi tốt nghiệp THPT đỗ với tỉ lệ cao vì thời tiết mát mẻ và phao thi trắng sân trường là tài liệu học sinh đem ra đọ kết quả với bài làm rồi xả rác.
Sống với Cộng sản bấy lâu rồi mà còn ngây thơ được sao.
Nhục nhã ư?
Một từ xa xỉ với người Cộng sản.
Họ có thể ngụy tạo mọi thứ, lấp liếm mọi thứ.
Thời buổi XH cái gì cũng "ăn cắp", ăn cắp từ trên xuống dưới, ăn cắp là chuyện bình thường mà không hề biết xấu hỗ, ôi cái đất ngàn năm văn hiến!!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaNghe nói ,ngay cả di chúc chỉnh sửa nhiều lần và ngày sinh của cụ Hồ cũng chẳng rõ ràng ...thì sự sử dụng và ghi chú sai trái cái tấm hình này cũng chả là gì ...
Nhân triển lãm này cũng nên kết hợp mở phòng triển lãm về CCRĐ luôn cho nhân dân xem nhân kỉ niệm 60 năm tiếp quản HN.
Trả lờiXóaGian dối là nghề của "các chàng" mà!
Trả lờiXóaMà sao tiền bắn pháo hoa chào mừng giải phóng thủ đô không dùng để khắc phục sự cố điện của Triển lãm Cải cách ruộng đất cho bà con xem tiếp nhỉ? 60 năm rồi Đảng Cộng sản vẫn không dám đối mặt với sự thật sao? Công tội đều cần phải được phơi bày chứ!
Trả lờiXóaThư viện được cấp ngân sách để làm các triển lãm, thì làm cho đứng đắn. Chôm chỉa sản phẩm trôi nổi trên mạng để nhận tiền (mà không phải mất giọt mồ hôi nào) là xấu lắm đó! Hèn gì người Việt đi đâu cũng bị cả thế giới khinh, coi là quân ăn cắp!
Trả lờiXóa