Đừng bao giờ tái diễn một cuộc CCRĐ
Nhà văn Hoàng Minh Tường
Văn Việt: Lẽ ra bài phỏng vấn này đã xuất bản vào sáng 13/9/2014 trên một tờ báo lớn ở Hà Nội. Nhưng đến phút chót, báo đã thay đổi, vì theo lệnh của Ban Tuyên huấn Trung Ương, Triển lãm về CCRĐ ở Bảo tàng Lịch sử đã đóng cửa. Nay được sự đồng ý của tác giả Văn Việt giới thiệu cùng bạn đọc.
1. Với
tư cách là nhà văn có tác phẩm hay về CCRĐ, xin ông cho biết ông có trải qua thời
kỳ CCRĐ không?
CCRĐ diễn ra ở quê tôi khi tôi còn là cậu bé 8 tuổi (tôisinh tháng Giêng, 1948). Ở lứa tuổi ấy, những gì còn lại đều được lưu giữ rất kỹ. Tôi nhớ như in cảnh cùng mẹ tôi đi đấu tố bố tôi tại sân chùa. Cảnh xử bắn địa chủ bên cánh Dinh đầu đình. Cảnh đội thiếu niên nhi đồng (mà tôi bị cuốn vào, muốn ăn theo chứ chưa được đứng trong hàng ngũ) chiều nào cũng đi tuần hành đả đảo địa chủ. Tôi cũng như bị nhập đồng cùng hô đả đảo bố mình là địa chủ cường hà đại gian đại ác. Tôi nhớ rõ, có lần bố tôi đứng trước cổng nhà một địa chủ được dùng làm nhà giam các địa chủ, xem bọn tôi đi qua, râu ông mọc tua tủa, nhìn tôi đầy thương cảm và khó hiểu... Bố tôi hai vợ, mẹ tôi là vợ cả. Khi cải cách mẹ tôi và hai chị em tôi thuộc phe bị bóc lột... Rồi mẹ tôi thuộc thành phần bần nông, bố và dì tôi thành phần địa chủ. Mẹ tôi được chia một gian nhà trong dinh cơ đại địa chủ Hoành. Rồi sửa sai, bố tôi xuống trung nông. Mẹ con tôi lại về nhà cũ. Cuộc chia chác căn nhà tranh năm gian (bố tôi bị quy địa chủ nhưng chỉ có 1,2 mẫu ruộng và ngôi nhà tranh 5 gian) cho hai bà vợ diễn ra ngay sau những ngày sửa sai. Hai giai cấp đối kháng, hai mối hận thù hằng ngày cùng sống trong một ngôi nhà. Tôi và chị tôi vừa là nạn nhân, vừa là chiến lợi phẩm của hai bên... Những ký ức về CCRĐ của tôi sau này được tôi tái hiện trong tiểu thuyết Thời của Thánh Thần.Tất nhiên không thể bê hết hiện thực cay đắng, chớ trêu, nghiệt ngã ấy vào tác phẩm. Tôi chỉ tái hiện phần nào và có chọn lọc. Và không chỉ riêng ký ức. Tôi đưa nhiều cảnh ngộ, thân phận, chi tiết cuộc đời của nhiều người, nhiều nơi mà ciuộc CCRĐ diễn ra. Rất nhiều độc giả thuộc thế hệ tôi sau này, đọc tác phẩm đã khóc, nhiều người viết thư, điện thoại cho tôi, cảm ơn đã cho họ được sống lại một quãng đời cay đắng...
CCRĐ diễn ra ở quê tôi khi tôi còn là cậu bé 8 tuổi (tôisinh tháng Giêng, 1948). Ở lứa tuổi ấy, những gì còn lại đều được lưu giữ rất kỹ. Tôi nhớ như in cảnh cùng mẹ tôi đi đấu tố bố tôi tại sân chùa. Cảnh xử bắn địa chủ bên cánh Dinh đầu đình. Cảnh đội thiếu niên nhi đồng (mà tôi bị cuốn vào, muốn ăn theo chứ chưa được đứng trong hàng ngũ) chiều nào cũng đi tuần hành đả đảo địa chủ. Tôi cũng như bị nhập đồng cùng hô đả đảo bố mình là địa chủ cường hà đại gian đại ác. Tôi nhớ rõ, có lần bố tôi đứng trước cổng nhà một địa chủ được dùng làm nhà giam các địa chủ, xem bọn tôi đi qua, râu ông mọc tua tủa, nhìn tôi đầy thương cảm và khó hiểu... Bố tôi hai vợ, mẹ tôi là vợ cả. Khi cải cách mẹ tôi và hai chị em tôi thuộc phe bị bóc lột... Rồi mẹ tôi thuộc thành phần bần nông, bố và dì tôi thành phần địa chủ. Mẹ tôi được chia một gian nhà trong dinh cơ đại địa chủ Hoành. Rồi sửa sai, bố tôi xuống trung nông. Mẹ con tôi lại về nhà cũ. Cuộc chia chác căn nhà tranh năm gian (bố tôi bị quy địa chủ nhưng chỉ có 1,2 mẫu ruộng và ngôi nhà tranh 5 gian) cho hai bà vợ diễn ra ngay sau những ngày sửa sai. Hai giai cấp đối kháng, hai mối hận thù hằng ngày cùng sống trong một ngôi nhà. Tôi và chị tôi vừa là nạn nhân, vừa là chiến lợi phẩm của hai bên... Những ký ức về CCRĐ của tôi sau này được tôi tái hiện trong tiểu thuyết Thời của Thánh Thần.Tất nhiên không thể bê hết hiện thực cay đắng, chớ trêu, nghiệt ngã ấy vào tác phẩm. Tôi chỉ tái hiện phần nào và có chọn lọc. Và không chỉ riêng ký ức. Tôi đưa nhiều cảnh ngộ, thân phận, chi tiết cuộc đời của nhiều người, nhiều nơi mà ciuộc CCRĐ diễn ra. Rất nhiều độc giả thuộc thế hệ tôi sau này, đọc tác phẩm đã khóc, nhiều người viết thư, điện thoại cho tôi, cảm ơn đã cho họ được sống lại một quãng đời cay đắng...
2.
Xin ông cho ý kiến (nhận xét) về triển lãm CCRĐ đang diễn ra tại Viện bảo tàng
Lịch sử.
.
.
Khi biết tin Bảo tàng lịch sử mở triển lãm về
CCRĐ, tôi nghĩ, đã đến lúc phải cho hậu thế biết về một thời kỳ nhiều ân oán
này. ÂN, tức là những thành tựu như giám đốc Bảo tàng đã nói, các hãng thông tấn,
báo chí chính thống đã đưa tin. Rằng đây là một cuộc đổi đời của hàng triệu
nông dân miền Bắc, người cày có ruộng, một cuộc cách mạng nhân đạo ở nông thôn
vv... Ai cũng biết một đất nước mà 98 phần trăm là nông dân khi đó, một cuộc
cách mạng về ruộng đất, với khẩu hiệu Người cày có ruộng, là đúng đắn. Nhưng,
có cảm giác, với hơn một trăm hình ảnh được tái hiện trên ba chủ đề, cuộc triển
lãm còn quá sơ sài, phiến diện, quá vội vàng trong việc tìm kiếm tư liệu, tổ chức,
chưa đạt được tính trung thực, thậm chí còn bị hiểu sai về CCRĐ. Điều này chính là phần
OÁN của cuộc CCRĐ, mà triển lãm này còn chưa hội được lòng người. Có rất nhiều
hình ảnh, số liệu chưa được bạch hoá. Ví như vụ đấu tố điển hình địa chủ Nguyễn
Thị Năm. Ví như hàng loạt vụ xử tử những đảng viên cốt cán bị quy oan là Quốc
dân đảng. Ví như sự làm mưa làm gió của Đội (cải cách), về vai trò của cố vấn
Trung Quốc, về các cuộc họp hành mớm cung, bồi cung, tố điêu địa chủ (để xảy ra
cảnh con tố cha, vợ tố chồng, anh tố em v.v.). Đã đến lúc phải bạch hoá các con
số: Bao nhiêu đảng viên , bao nhiêu trung nông, phú nông ưu tú, bao nhiêu địa
chủ kháng chiến,nhân sĩ yêu nước, những chủ nhân ông thực sự của đồng ruộng bị
tố oan, giết oan? Đã gần 60 năm, mọi sai lầm dần được lãng quên. Nhưng sự thật
không thể bị chôn vùi, giấu diếm. Có cảm giác ở triển lãm này chưa làm được điều
đó. Nên chăng, Bảo tàng Lịch sử coi đây là bước đầu báo cáo với người xem về ý
tưởng, về hoài bão một đề tài lớn, bắt đầu đươc chuẩn bị. Sẽ phải kỳ công hơn nữa,
tâm huyết hơn nữa. Và đặc biệt có một tấm lòng nhân ái, dám nhìn thẳng vào sự
thật để tái hiện lịch sử, trả lại lịch sử những gì không thể chối bỏ, lãng
quên.
3. Với tư cách là nhà văn, chúng ta rút ra được bài học gì qua CCRĐ để không còn sai lầm trong tương lai.
Tất nhiên, đất nước chúng ta sẽ chẳng bao giờ tái diễn một cuộc cách mạng nào như CCRĐ nữa. Bởi hệ luỵ của nó là quá đau đớn, vô nhân, nó như một cơn địa chấn trong chính trái tim mỗi người.
Có thể hiểu như thế này chăng: Khi chúng ta quá chú trọng đến tiếng sôi réo của cái dạ dày mà nỡ bóp vỡ trái tim và khối óc, thì chúng ta thậm chí không còn giữ được hình hài cho đúng nghĩa một con người. Huống chi, cuộc cải cách này lại được khởi dựng bởi lý thuyết đấu tranh giai cấp, bị dẫn dắt bởi những tay cố vấn muốn bá quyền cả một đại lục, muốn áp đặt lên đất nước chúng ta một thứ chủ nghĩa quái gở…
Người ta muốn nói nhiều về mục đích nhân văn của CCRĐ, là người cày có ruộng, là mang lại quyền lợi cho mấy chục triệu người. Nhưng kinh tế sẽ không thể là cứu cánh duy nhất, khi chính chúng ta bất chấp mọi quy luật xã hội, bất chấp logic của đời sống. Cải cách kinh tế, chính trị, nếu bất chấp những quy luật nhân sinh, quy luật phát triển của văn hoá, nhân văn, không tổng hoà các yếu tố lịch sử, truyền thống… thì mọi cải cách đều dẫn đến bế tăc, thậm chí phản quy luật phát triển…
Có thể nói, CCRĐ cho tới giờ, vẫn là nỗi ám ảnh, nhức nhối cho vài ba thế hệ. Từng gia đình, từng dòng họ, từng xóm thôn đều bị phơi nhiễm căn bệnh giả dối, ác độc, phi nhân tính. Hàng triệu nông dân được chia quả thực, có ruộng đất, nhà ở, Nhưng lại có hàng vạn người chết oan, hàng triệu người rơi vào cảnh cha con, vợ chồng, anh em, xóm giềng sống trong thù hận, nghi kỵ, phản phúc…
Cần nhớ rằng, cuộc cách mạng Tháng Tám, rồi cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, có công lao rất lớn của tầng lớp địa chủ yêu nước, những tinh hoa của nông thôn, nông dân. Hàng vạn con em của họ, trong đó có những Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,Trần Huy Liệu, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu…, những trí thức con địa chủ quan lại đã tình nguyện đi kháng chiến. Vậy mà, khi cuộc đi săn vừa kết thúc, thì thịt luôn cả thỏ và chó nhà. CCRĐ phạm sai lầm lớn nhất là bóp chết lòng yêu nước, triệt tiêu tinh hoa và động lực của nông dân, nông thôn. Nhưng nguy hại hơn là nó triệt tiêu đạo lý, triệt bỏ tình người. Con tố cha, vợ bỏ chồng, anh em hận thù, xóm làng phiêu tán… Bao nhiêu giá trị văn hoá, đạo lý, nghìn đời mới tạo dựng được, phút chốc đã tiêu tan.
Cho nên, văn chương, nếu thực sự làm được thiên chức ghi lại những khúc quanh của lịch sử, thì nhà văn may ra còn giúp cho các thế hệ hậu sinh nhận diện lại một thời mà cha anh chúng ta đã từng phải trả giá. Để không đi theo vết cũ. Phải thấm nhuần hơn nữa đạo nghĩa của Ức Trai. Thắng giặc rồi hãy cởi bỏ hận thù. Phải biết “lấy trí nhân để thay cường bạo”. Để chúng ta không bị lừa phỉnh bởi những thứ học thuyết ngoại lai, phi bản. Để chúng ta sống với nhau nhân ái hơn, biết gìn giữ những tinh hoa quá khứ, những truyền thống đạo lý, để xây dựng một Đất nước Việt Nam sánh vai với thế giới hiện đại.
Ngày 12/9/2014.
H.M.T
Theo Văn Việt
3. Với tư cách là nhà văn, chúng ta rút ra được bài học gì qua CCRĐ để không còn sai lầm trong tương lai.
Tất nhiên, đất nước chúng ta sẽ chẳng bao giờ tái diễn một cuộc cách mạng nào như CCRĐ nữa. Bởi hệ luỵ của nó là quá đau đớn, vô nhân, nó như một cơn địa chấn trong chính trái tim mỗi người.
Có thể hiểu như thế này chăng: Khi chúng ta quá chú trọng đến tiếng sôi réo của cái dạ dày mà nỡ bóp vỡ trái tim và khối óc, thì chúng ta thậm chí không còn giữ được hình hài cho đúng nghĩa một con người. Huống chi, cuộc cải cách này lại được khởi dựng bởi lý thuyết đấu tranh giai cấp, bị dẫn dắt bởi những tay cố vấn muốn bá quyền cả một đại lục, muốn áp đặt lên đất nước chúng ta một thứ chủ nghĩa quái gở…
Người ta muốn nói nhiều về mục đích nhân văn của CCRĐ, là người cày có ruộng, là mang lại quyền lợi cho mấy chục triệu người. Nhưng kinh tế sẽ không thể là cứu cánh duy nhất, khi chính chúng ta bất chấp mọi quy luật xã hội, bất chấp logic của đời sống. Cải cách kinh tế, chính trị, nếu bất chấp những quy luật nhân sinh, quy luật phát triển của văn hoá, nhân văn, không tổng hoà các yếu tố lịch sử, truyền thống… thì mọi cải cách đều dẫn đến bế tăc, thậm chí phản quy luật phát triển…
Có thể nói, CCRĐ cho tới giờ, vẫn là nỗi ám ảnh, nhức nhối cho vài ba thế hệ. Từng gia đình, từng dòng họ, từng xóm thôn đều bị phơi nhiễm căn bệnh giả dối, ác độc, phi nhân tính. Hàng triệu nông dân được chia quả thực, có ruộng đất, nhà ở, Nhưng lại có hàng vạn người chết oan, hàng triệu người rơi vào cảnh cha con, vợ chồng, anh em, xóm giềng sống trong thù hận, nghi kỵ, phản phúc…
Cần nhớ rằng, cuộc cách mạng Tháng Tám, rồi cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, có công lao rất lớn của tầng lớp địa chủ yêu nước, những tinh hoa của nông thôn, nông dân. Hàng vạn con em của họ, trong đó có những Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,Trần Huy Liệu, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu…, những trí thức con địa chủ quan lại đã tình nguyện đi kháng chiến. Vậy mà, khi cuộc đi săn vừa kết thúc, thì thịt luôn cả thỏ và chó nhà. CCRĐ phạm sai lầm lớn nhất là bóp chết lòng yêu nước, triệt tiêu tinh hoa và động lực của nông dân, nông thôn. Nhưng nguy hại hơn là nó triệt tiêu đạo lý, triệt bỏ tình người. Con tố cha, vợ bỏ chồng, anh em hận thù, xóm làng phiêu tán… Bao nhiêu giá trị văn hoá, đạo lý, nghìn đời mới tạo dựng được, phút chốc đã tiêu tan.
Cho nên, văn chương, nếu thực sự làm được thiên chức ghi lại những khúc quanh của lịch sử, thì nhà văn may ra còn giúp cho các thế hệ hậu sinh nhận diện lại một thời mà cha anh chúng ta đã từng phải trả giá. Để không đi theo vết cũ. Phải thấm nhuần hơn nữa đạo nghĩa của Ức Trai. Thắng giặc rồi hãy cởi bỏ hận thù. Phải biết “lấy trí nhân để thay cường bạo”. Để chúng ta không bị lừa phỉnh bởi những thứ học thuyết ngoại lai, phi bản. Để chúng ta sống với nhau nhân ái hơn, biết gìn giữ những tinh hoa quá khứ, những truyền thống đạo lý, để xây dựng một Đất nước Việt Nam sánh vai với thế giới hiện đại.
Ngày 12/9/2014.
H.M.T
Theo Văn Việt
Rất tâm đắc với câu nói của anh Hoàng Minh Tường, tác giả "Thời của Thánh thần", rằng: "Khi chúng ta quá chú trọng đến tiếng sôi réo của cái dạ dày mà nỡ bóp vỡ trái tim và khối óc, thì chúng ta thậm chí không còn giữ được hình hài cho đúng nghĩa một con người." Và sau hơn nửa thế kỷ, cái hình hài của con người VN là như thế này đây! Đất nước, dân tộc sẽ ra như vậy đây sau khi những cái dạ dày sôi réo được ních căng những "quả thực" và chễm chệ ngồi trên ghế trong hệ thống dẫn dắt toàn dân tộc! Không thấy có cái ngu nào như cái ngu này!lkk
Trả lờiXóaBài viết của tác giã rất tinh người, tuy nhiên theo tôi cũng cần lên án mạnh mẻ hơn nửa 1 cuộc cách mạng được vinh danh "long trời lở đất" nhưng nội dung thực hiện của nó thực chất là một cuộc "nồi da xáo thịt" của chủ nghĩa chuyên chính vô sản bất nhân để trong lịch sử các thế hệ ké tiếp sẽ không bao giờ lặp lại...
Trả lờiXóaThập niên 50 của thế kỷ trước, do sự xúi giục của bọn giặc Phương Bắc và sự ngu dốt của CSVN chỉ biết răm rắp làm theo, cộng với việc tầng lớp nông dân ít học ngày đó bị kích động nên đã gây ra bao cảnh oan sai, tương tàn. Đồng chí giết nhau, người thân căm thù nhau, tình làng nghĩa xóm nát tan.
Trả lờiXóaNgày nay đã xuất hiện tầng lớp đại địa chủ mới, giầu có và tàn ác hơn "bọn địa chủ" ngày xưa. Chúng đã và đang ngang nhiên sống phè phỡn trên sự đau khổ của người dân, nhất là nông dân trên khắp cả nước. Vì vậy nếu có cuộc CCRĐ thực sự công tâm, trả lại ruộng đất từ tay bọn địa chủ, cường hào mới cho nông dân thì chắc chắn những người nông dân trên khắp cả nước với sự hiểu biết đã được mở mang, tri thức đã nâng cao, sẽ nhất tề đứng lên vạch mặt chỉ tên bọn đại địa chủ đỏ ngày nay. Nếu có cuộc CCRĐ như vậy thì âu cũng là điều nên làm!
Dear Xuan Dien. There should have been a column or a textbox on your blog in English through which such article like this could be translated into the most popular language for the whole world to know exactly all everything (known as the most savage action to the numerous innocent "landlords" as slandered by vietcong) the communists had inflicted fierce sufferings on north vietnamese peasants during the so-called "Land Reform". Kính gửi chủ blog, Ông XD. Lẽ ra nên có một cột tiếng Anh trên blog của ông, dịch những bài như thế nầy để cho độc giả trên toàn thế giới biết được những hành vi tàn độc mà việt cộng CCRĐ đã làm cho người dân miền bắc đớn đau như thế nào trong cái gọi là CCRĐ.
Trả lờiXóaÝ kiến rất hay.lkk
XóaNên nói toạc ra, là đảng đã hiểu và vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác-Lê-Mao vào trong đời sống lịch sử nước nhà. Cái sai là ở học thuyết này, cho đến lực lượng chính trị vận dụng nó một cách ấu trĩ. Và tôi hiểu đó là sai lầm một thời của lịch sử. V/đ là ở chỗ, người ta có nhận ra được, từ bây giờ, cái sai từ gốc đó, để sửa, hay không, mới là quan trọng. Thế giới thống nhất ở tính vật chất, đấu tranh giai cấp, đảng lãnh đạo...đều là những nguyên lí, những nhận thức sai lầm cần phải gỡ bỏ từ bây giờ. Liệu có được không???
Trả lờiXóaTôi xin có vài lời với ông Hoàng Minh Tường!
Trả lờiXóaVới lời tựa "Đừng bao giờ tái diễn một cuộc CCRĐ" đấy là do nhận định chủ quan của riêng cá nhân ông thôi! xin thưa với ông Tường rằng: Sau năm 1975 thì ông có biết rằng đồng bào ở trong miền Nam này bị truy bức không thua gì CCRĐ ở miền Bắc đâu ông ạ!?
Riêng gia cảnh của mỗi một gia đình tôi thôi thì ông và bạn đọc sẽ rõ! và tôi xin hầu chuyện cùng các bạn đọc: Khoảng trung tuần tháng 5/1975 cả gia đình chúng tôi phải rời chốn thành thị(Đà Nẵng) về quê hương Duy Xuyên(thuộc Quảng Nam) để sinh sống. Trong thời điểm này, ba tôi vì công việc nên phải ở lại thành phố Đà Nẵng(vì ba tôi là bác sĩ), cho nên gia đình tôi chỉ có mẹ tôi là đầu tàu và cùng 4 anh em. Và quý vị có biết rằng sinh hoạt và đời sống của gia đình tôi bị đảo lộn biết nhường nào không? khi gia đình tôi vừa về quê thì họ gắn cho cái mác là gia đình tư sản địa chủ, bao nhiêu ruộng đất của ông bà nội để lại đều bị tịch thu hết thảy, cho đến bữa cơm thì bị đội dân quân tự vệ vào khám xét xem thử trong nồi cơm có độn thêm khoai sắn gì không!? nếu trong nồi cơm mà không độn thêm khoai sắn thì có chuyện ngay lập tức!và ngày mai sẽ bị đưa ra "nhà đội" đấu tố ngay lập tức! Và quả thực như vậy! gia đình tôi bị đấu tố và bị chuyển đi cái gọi là đi "kinh tế mới" tại huyện miền núi sâu thẳm ở Trà My!?
Bao nhiêu khốn khó, đầy ải, bệnh tật...đổ dồn lên nhà tôi! hai đứa em tôi bị chết phải rừng thiên nước độc trong giai đoạn này!? chịu hết nổi, cả gia đình tôi phải tự giải thoát bằng cách trốn vào Sông Bé(miền Nam) để sinh sống.
Và...và còn nhiều nữa nhưng tôi...không thể kể được nữa!? cả một bi ai quý vị ạ!!!
Sai lầm sau năm 1975 không tàn độc bằng CCRĐ ở Miền Bắc. Nhưng sai lầm sau 1975 cũng đã kéo lùi VN tới trên 50 so với các nước láng giềng, hơn hai triệu người phải vượt biển, đến nỗi cái cột đèn mà biết đi thì nó cũng bỏ nước đi. Hai cuộc "cách mạng" này không thể so sánh cuộc CM nào điên rồ hơn, vô luân hơn cái nào. Cả hai đều đã đem đến sự chia rẽ, lòng hận thù và sự chết chóc. CCRĐ đã khiến hàng trăm ngàn người chết oan dưới họng súng, phá nát truyền thống văn hóa dân tộc, ti trật tự trong từng gia đình, gia tộc, truyền thống đạo nghĩa hiếu thảo bị đặt xuống đít của những kẻ vô học nắm quyền. Cuộc vượt biển sau năm 1975 đã khiến hàng trăm ngàn mạng người làm mồi cho cá biển, hàng triệu gia đình li tán. Nhưng cuộc li hương đầy bất trắc đã chứng minh sức sống mãnh liệt của người dân Việt. Chính những người liều chết ra đi đã và đang đóng góp cho một VN tiến bộ và hội nhập. Dù còn nhiều lực cản, nhưng tiến trình dân chủ hóa đất nước là không thể đảo ngược.
XóaCuộc triển lãm CCRĐ được tổ chức để phục vụ ý đồ củng cố uy tín của đảng và nhà nước. Nó muốn chứng minh tính "ưu việt" của người cày có ruộng bằng sự cướp bóc, bắn giết, để tìm kiếm sự tin tưởng của người dân về lí thuyết "định hướng XHCN" viển vông. Nhưng chính cách thức tổ chức, trưng bày hiện vật và nội dung cuộc CCRĐ không trung thực đã phản tác dụng, uy tín càng xuống thấp. Thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của The World is flat thì không thể lấp liếm những sai lầm làm bàn đạp cho tội ác diễn ra ở 2 cuộc CM: CCRĐ và cải tạo tư sản ở miền Nam được nữa.
Thành thực, trung thực, loại bỏ sự kế thừa chức quyền vô lối, trả lại quyền lựa chọn người lãnh đạo cho người dân thì mới mong bộ mặt đất nước sáng sủa hơn.
"Đừng bao giờ tái diễn một cuộc CCRĐ" ! Ông Hoàng Minh Tường có ngủ mơ không hay cố tình ngủ mơ. CCRĐ đang diễn ra trước mắt ông đấy: dân Dương Nội, Văn Giang, Bắc Ninh...đang bị cướp trắng đất đấy. Với 1 chữ ký của ông Thủ tướng, sau 1 đêm bà con Văn Giang đã mất hết đất mà sống. Ông Tường ơi ! Ông mở mắt ra đi
Trả lờiXóaVùng quê "chiêm khê mùa thối" khi đó còn quá nghèo đói. Các "địa chủ" bị đấu tố đa phần nhà còn lợp tranh (lợp tranh ý nói nhà lợp bằng rạ, chứ làm gì có cỏ tranh mà lợp).Khổ thế nhưng cũng khối người giỏi. Nếu không bị cái lí lịch trung nông, địa chủ nó ngăn cản thì đất nước này có nhều nhân tài lắm
Trả lờiXóa