Phản ứng trái chiều
về bức bình phong chắn lăng Ngô Quyền
VOV.VN-Bức bình phong chắn lăng Ngô Quyền gây ra ý kiến trái chiều giữa các chuyên gia, người dân cũng như Ban quản lý di tích.
Như VOV online đã thông tin, dự án tu bổ đền và lăng Ngô Quyền mới chỉ đi được 6 tháng, tuy vậy, những biện pháp cải tạo đang vấp phải không ít sự phản đối của người dân địa phương.
Trong các hạng mục tu bổ, tôn tạo đền
thờ, lăng Ngô Quyền, một công trình khiến người dân địa phương không hài
lòng đó là việc xây dựng bức bình phong chắn ngay lối vào lăng mộ vua
Ngô Quyền. Nhiều người cho rằng, bình phong được đặt quá gần, thiết kế
quá cao so với lăng làm che khuất tầm nhìn. Không gian lăng mộ đã chật
hẹp, nay lại thêm bức bình phong án ngữ trước mặt gây khó khăn cho người
dân cúng bái.
Sai phải sửa để con cháu mai sau khỏi cười chê
Ông Dương Hữu Số, thôn Cam Lâm (xã Đường
Lâm, Sơn Tây, HN) đang trông coi đền và lăng mộ, hàng ngày thắp hương
cúng Ngài và dọn dẹp vệ sinh tỏ ra bức xúc với cách thức trùng tu đền
thờ và lăng mộ vua Ngô Quyền.
Bình phong là "yếu tố mới" được xây mới hoàn toàn bằng xi măng chắn hết tầm nhìn của lăng |
Nói về bức bình phong chắn lối vào lăng
mộ, ông Số cho biết: “Bức bình phong làm bằng xi măng với hình một con
thú xấu xí, nét mặt có phần gian ác, thoạt nhìn không ai nghĩ nó là con
hổ. Làm như thế chắn hết phần mộ. Trước đó, lăng mộ đã được cả dãy đồi
trước mặt che chắn, là một “bức bình phong” tự nhiên án ngữ rất đẹp rồi.
Việc xây dựng bức bình phong mới quá gần như thế này theo tôi là không
hợp lý. Nếu cần thiết phải có bình phong, tôi nghĩ phải dời ra cách lăng
mộ xa một chút cho thoáng nơi Ngài nằm”.
Ông Số cho biết, không chỉ riêng ông mà
rất nhiều người dân trong làng tỏ ra không hài lòng với bức bình phong.
Tuy vậy, dự án kéo dài được hơn 6 tháng, ông vẫn bất lực nhìn ngôi đền
và lăng mộ đang ngày một đổi thay theo hướng không hề mong muốn.
Theo ông, nếu đã quyết làm thì nên làm cho đẹp, hợp lý, sai phải sửa để "đời đời sau con cháu không cười chê mình".
Ông Số cho rằng con thú có hình thù xấu xí, nét mặt có phần gian ác, thoạt nhìn không ai nghĩ nó là con hổ (Ảnh: Quang Trung) |
Chưa hết, một công trình khác trong dự
án tu bổ khiến ông Số suy nghĩ rất nhiều, đó là việc xây mới ngôi nhà
dành cho người thủ từ trông coi lăng mộ. “Ngay từ lúc đào móng xây nhà,
tôi đã nhiều lần có ý kiến nhưng không được chấp thuận. Thứ nhất, ông từ
không cần thiết phải ở một mình trong ngôi nhà to và khang trang như
thế, rất lãng phí. Thứ hai, xa nơi thờ cúng, ông từ trông nom và thắp
hương khói, phải ở gần đền. Thứ ba, nhà của ông từ cao hơn nơi thờ cúng,
án ngữ phần hậu cung, khách đi từ ngoài đường vào thay vì nhìn ngay
thấy ngôi đền thì bây giờ lại là nhà của ông từ” – ông Số nói.
Ban quản lý, người dân và tư vấn không có tiếng nói chung?
Trao đổi với PV VOV online về vấn đề dư
luận đang đặt ra về những bất cập trong thi công trùng tu đền và lăng
vua Ngô Quyền, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý Di tích Đường Lâm
cho biết, dự án tu bổ, tôn tạo lăng Ngô Quyền làm đúng theo thủ tục, quy
định của Luật xây dựng và Luật di sản.
Ông Phạm Hùng Sơn cho biết, dòng họ Ngô
giới thiệu đơn vị tư vấn thi công thuộc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
lập báo cáo kỹ thuật và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng
thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công.
“Trước khi trình lên Sở, Bộ, chúng tôi
tổ chức 3 cuộc hội thảo, hội nghị mời lãnh đạo xã, thôn, ban quản lý di
tích, đại diện người dân và trực tiếp đơn vị tư vấn là PGS Trần Lâm
Biền, Ủy viên Hội đồng Khoa học Di sản Quốc gia là “cha đẻ” của bức bình
phong này thuyết trình cho người dân. Trước đó, có người đã từng đề
xuất làm bình phong, nhưng hiểu đơn thuần là bức chắn để ngăn trâu bò.
Nhưng hiện tại PGS Trần Lâm Biền là người tham mưu cho Bộ VHTT&DL để
phê duyệt dự án. Vừa là lý do tâm linh, lý do khoa học để vừa là lý do
tâm linh, lý do khoa học để xây dựng bức bình phong này”.
Bản thiết kế bình phong đã được Bộ Xây dựng thẩm tra (Ảnh: Quang Trung) |
Ông Sơn cũng cho biết, thiết kế quy
hoạch lăng, bức bình phong sau đó đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch Hà Nội, Cục Di sản văn hoá, Bộ VHTT&DL thông qua.
Theo ông Sơn, dự án vẫn còn đang thực
hiện dang dở, chưa nghiệm thu nên trong quá trình thi công sẽ có những
điều chỉnh sao cho đẹp và phù hợp với văn hóa tâm linh.
Ông Sơn cũng cho biết về tiến độ và cách
thức dân chủ khi thi công dự án: “Toàn bộ thủ tục hiện nay, ban quản lý
cùng dòng họ Ngô, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công đã làm xong
phần lăng và bình phong. Dòng họ Ngô cử một kiến trúc sư xây dựng giỏi
về giám sát cùng đơn vị giám sát mà ban quản lý thuê để giám sát, thường
xuyên trao đổi”.
Tuy nhiên, trước đó, trao đổi với phóng
viên VOV online, ông Ngô Vui – Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Ngô than
phiền về việc những góp ý, ý kiến của họ không được lắng nghe và tiếp
thu: “Chúng tôi phải bỏ tiền nhưng khi làm thì không được tham gia gì
trong đó. Chúng tôi đành phải thuê riêng người giám sát nhưng cũng chỉ
có thể ghi hình chụp ảnh lưu lại thôi”.
Phản ứng về phát biểu của ông Phạm Hùng
Sơn, PGS Trần Lâm Biền khẳng định: “Tôi không tán thành cách làm tuỳ
tiện từ vị trí đặt bình phong cũng như hình tượng trên bức bình phong.”
Ông Biền cho rằng làm bình phong là
không sai nhưng vị trí nào thì phải có tiến hành khảo sát cẩn thận. “Vị
trí đó phụ thuộc vào vị thần và chức năng và con người ở chính địa
phương đó đặt ra với vị thần để xác định vị trí của bức bình phong”.
“Con hổ ở bình phong không phải là hổ,
nó là hình thức báo lai chó sói. Khi nó là hình thức báo lai chó sói thì
nó bị liệt như một hình thức quỷ. Mà hổ ở bình phong là hổ tâm linh có
mặt nhìn thẳng chứ không nhìn nghiêng như thế này. Hổ để chống quỷ mà
hình thức này thì như là quỷ. Không thể chấp nhận được!” – PGS Trần Lâm
Biền khẳng định./.
>>Nhà tư vấn đặt bức bình phong chắn lăng Ngô Quyền nói gì?
>>Dân Đường Lâm bức xúc vì "quái thú" chắn lăng Ngô Quyền
Hà Phương - Quang Trung/VOV online
Nguồn: VOV Online.
Tễu: - Được, để Phạm Hùng Sơn đấy!
"Trước đó, có người đã từng đề xuất làm bình phong, nhưng hiểu đơn thuần là bức chắn để ngăn trâu bò."!!!??? Ha ha ha...!?!?!? lại một phát biểu mới!? lẻo mép đến thế là cùng!?
Trả lờiXóaDốt như rứa mà cũng làm văn hóa!? thật là thảm hại!?
Có nên ghi thêm chú thích trên bức bình phong câu "Đây là con hổ" không nhỉ??? Bó tay luôn!
Trả lờiXóaĐề nghị các bạn nhà báo phỏng vấn ý kiến chính thức của Bộ Văn hóa TTDL (Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên) và Cục Di sản văn hóa (Cục trưởng và Cục phó đều tên Hùng) là những người có trách nhiệm. Trong văn bản thỏa thuận của Bộ VHTTDL có chấp thuận xây mới hạng mục bình phong này không?. nếu văn bản thỏa thuận có thì trách nhiệm thuộc Bộ VHTTDL, và Cục Di sản Văn hóa, nếu không thì thuộc về chủ đầu tư (BQL di tích Đường lâm) và đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm tra, thẩm định. Trong vụ này, lỗi trách nhiệm nghiêng về chuyên môn di sản. Còn đơn vị tư vấn thi công thuộc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lập báo cáo kỹ thuật và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công có trách nhiệm liên quan (nhưng họ chỉ về mặt mỹ thuật và kỹ thuật). Trước nay ở ta việc tu bổ tôn tạo di tích đã rất lắm chuyện buồn rồi. Luật di sản cho thẩm quyền phê duyệt vấn đề tu bổ, tôn tạo các hạng mục (vấn đề chuyên môn) của những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thuộc Bộ VHTTDL (điều 35 luật di sản), nhưng không phải "lách luật" dễ đâu hỡi các nhà quản lý. Điều 34 luật di sản quy định rất rõ: Phải "bảo vệ giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích". Do đó, ông Biền và các nhà quản lý di tích, và dòng họ Lê là những người tham gia bỏ tiền trùng tu có chê "ông hổ" xấu (kiểu đỗ lỗi cho người thợ nề) và đề nghị đắp lại "ông hổ" khác cũng vẫn không được. Khuôn viên đã hẹp lại "chen thêm" hạng mục mới thì... thẩm mỹ ở đâu?. Phải chăng phải vẽ cho nhiều hạng mục mới đủ "đốt" hết số tiền dự toán?. Có phải giá trị của di tích nằm ở mức độ xây dựng hoành tráng (kiểu 1 ngôi chùa mới đang được tung hô?). Qua sự việc này tôi thấy đã đến lúc cần sửa Luật di sản văn hóa để giám sát cơ quan có thẩm quyền khi phê duyệt hạng mục mới cho di tích thì phải lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian. Tránh tình trạng lãng phí và gây ảnh hưởng tới giá trị của di tích. Việc tu bổ, tôn tạo di tích như vậy rất phản cảm. Ngay như việc tu bổ di tích đình Dương Lôi thuộc phường Tân Hồng thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh cũng đang nguy khốn vì Bộ VHTTDL, khi người dân khiếu kiện trùng tu sai nguyên gốc (đình gốc 5 gian 2 chái nhưng lại chỉ làm 3 gian 2 chái để ăn bớt) và báo Người cao tuổi đã đăng bài phản ánh thì bà Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên có công văn chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cứ làm tới đi. Rõ ngán như con rán cái Bộ Văn thể du
Trả lờiXóaQuản lý văn hóa mà vừa tham vừa dốt, hỏi làm sao mà dân ta không khổ!
Trả lờiXóaTôn tạo di tích mà tuỳ tiện và bôi bác qúa !.Trông cái bình phong như đồ hàng mã . chắc hẳn mấy bác thợ hồ kiêm luôn nghề đắp tượng ...!
Trả lờiXóaCông trình lưu truyền cho hậu thế cần rất cẩn trọng , chớ vì tư túi mà làm lấy được . Những người làm công tác thẩm định những kiến trúc cổ như đình chùa đền thờ ...cần có tri thức sâu rộng về văn hóa tâm linh ... thi công phải là những nghệ nhân có tay nghề cao ...
Thật đúng là thời văn hóa bát nháo .
Hoan nghênh ý kiến tiếp thu cầu thị của GS Trần Lâm Biền : " “Con hổ ở bình phong không phải là hổ, nó là hình thức báo lai chó sói. Khi nó là hình thức báo lai chó sói thì nó bị liệt như một hình thức quỷ. "
Trả lờiXóaVà : " “Tôi không tán thành cách làm tuỳ tiện từ vị trí đặt bình phong cũng như hình tượng trên bức bình phong.”
Dù rằng trước đó ông đã tham gia tư vấn . Đó là cách xử sự đúng mực , tôn trọng lịch sử và ý kiến của nhân dân . Xin cảm ơn ông về điều đó .
Ban quản lý di tích Đường Lâm cần tôn trọng những kiến trúc có tính lịch sử và tâm linh , nên đập bỏ bức bình phong vừa phản cảm vừa chướng mắt vừa mất phong thủy này ngay lập tức , nếu không muốn mọi chuyện trở nên ầm ĩ . Lăng Vua Ngô Quyền hiện không chỉ là của làng Đường Lâm mà còn ở tầm quốc gia , vì vậy cần phải được tôn tạo và bảo quản xứng với tầm cỡ ấy . Cần chấm dứt ngay những việc làm tùy tiện dù ở bất kỳ cấp nào .
Để gió cuốn đi
Lăng là của Vua họ Ngô còn bình phong là của họ Ngố không thể để họ Ngố chắn trước mặt vua Ngô được,phải dỡ ngay
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaMột lũ vô văn hóa, tất cả chỉ vì tiền. Chúng vẽ ra thêm cái bình phong để thêm chi phí dự án và cũng để rút ruột thêm ở công trình. Nếu có làm bình phong thì phải đắp HỔ PHÙ chứ không phải cái con quái thú như vậy.
Trả lờiXóaXin lỗi bác Trần Lâm Biền, tôi thiển nghĩ, trong kiến trúc cổ việc xây tấm chắn, bình phong thường gắn với mục đích thiết thực. Nếu là khu là nghĩa trang, lăng mộ thì việc xây tấm chắn chủ yếu là để ngăn không cho trâu bò vào phá nên tấm chắn thường không quá đầu người, nhìn từ ngoài vào vẫn không bị che khuất tầm mắt. Tấm chắn thường đập vào mắt người trước tiên nên nó cũng được trang trí hoa văn, họa tiết cho đẹp và mang biểu tượng nhất định.
Trả lờiXóaCửa đền, chùa thì không bao giờ được làm tấm chắn. Nếu do hướng đền, chùa chưa ổn theo phong thủy thì người ta có thể làm tấm chắn bên hông chùa hoặc sau lưng chùa để "chắn" một cái gì đó, tùy theo tâm linh mà người ta trang trí hình hoặc chữ trên tấm chắn.
Lăng Ngô Quyền thì không nên làm tấm chắn, vì phong thủy trước đền đã quá tốt rồi.
Nếu đã trót làm thì cũng phải phá bỏ trả lại cho di tích khung cảnh nguyên thủy của nó.
Ông Trưởng BQL phát biểu hay: "Chúng tôi làm đúng Luật Di sản!"
Trả lờiXóaCon "hổ" trong bức bình phong cũng ...hay! Nó chẳng giống con gì cả, chắc nó giống ...Luật DS.
Bà con họ Ngô hãy đập ngay bức binh phong đó ngay đi đừng trông chờ vào bọn chúng.
Trả lờiXóaDỡ bỏ ngay đi
Trả lờiXóa