Hà Nội: Phá đình bán gỗ sưa cho... trụ trì chùa
Thứ tư, 05/03/2014
Dân Việt - Ông Trương Văn Thảo, Trưởng Công an xã Đức Thượng (Hoài Đức) cho biết, 4 thanh gỗ sưa lấy từ đình Cựu Quán (khối lượng 127,5kg) được bán cho trụ trì chùa Cựu Quán ngay bên cạnh.
Phá đình làng lấy gỗ sưa bán 10 triệu/kg
Chiều tối nay (5.3), tại đình Cựu Quán (xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội), rất đông người dân thôn Cựu Quán vẫn tập trung quanh đình làng bày tỏ sự bức xúc liên quan đến việc đình làng của họ bị phá dỡ và mất 4 thanh gỗ xưa.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Trọng, một người dân ở thôn Cựu Quán cho biết bà là người chứng kiến đầu đuôi vụ việc.
Bà Trọng kể lại: Vào khoảng 18h ngày 2.3, khi cả nhà đang ăn cơm, bà Trọng nhận được tin có người báo là gỗ sưa của đình làng bị bán trộm. Lúc này, bà Trọng chạy ra đình với mục đích để giữ lại gỗ sưa. Tuy nhiên khi đến nơi thì bà Trọng phát hiện mái đình đã bị phá dỡ trước đó, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý được mang sang chùa Cựu Quán, đang thực hiện việc cân kéo, bán mua.
Tại sân chùa lúc này có một nhóm người gồm: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản - trụ trì chùa Cựu Quán, ông Nguyễn Phú Lực - Trưởng thôn, ông Nguyễn Ích Chắt - Trưởng ban Khánh tiết, ông Nguyễn Ích Bạ - Phó ban Khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng - người trông coi đình và một số người khác…
“Tôi phản đối về việc tự ý phá dỡ đình bán gỗ sưa thì nhóm người này tỏ thái độ khó chịu nói "không phải việc của bà, bà ra đây làm gì?". Và, ông Nguyễn Ích Chắt còn tuyên bố việc bán gỗ sưa là có chủ trương của ban lãnh đạo, ban khánh tiết và các cụ. Tôi hỏi cụ nào thì ông Chắt không nói gì. Tôi thắc mắc chưa có sự nhất trí của người dân thì không được bán. Tuy nhiên, ông Chắt vẫn bỏ ngoài tai mà bán số gỗ sưa đó đi”, bà Trọng cho hay.
Cùng chứng kiến sự việc trên với bà Trọng, ông Nguyễn Đình Bảo, ở thôn Cựu Quán cho biết: “Có một số điện thoại lạ gọi vào số máy của tôi bảo ra chùa gấp vì có người bán trộm gỗ sưa, tôi chạy ra thì thấy nhóm người trong Ban Khánh tiết đang cân kéo gỗ sưa để bán. Tôi ngăn không cho bán vì chưa được sự nhất trí của các cụ và người dân trong làng thì ông Chắt (Trưởng ban) có cầm biên bản bán gỗ sưa đọc cho tôi và bà Trọng nghe”.
Ông Bảo cho biết, theo giấy tờ mua bán, tổng số 4 thanh gỗ sưa có trọng lượng là 127,5kg được bán với giá 10 triệu đồng/kg. Sau khi thực hiện xong việc mua bán, số gỗ sưa này được một ôtô chở đi ngay.
Trước sự việc trên, Chi hội người cao tuổi và các cụ bô phụ lão thôn Cựu Quán đã đứng ra tổ chức họp dân làm rõ việc nhóm người đã tự ý phá dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán, đồng thời gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng.
Chiều tối nay (5.3), tại đình Cựu Quán (xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội), rất đông người dân thôn Cựu Quán vẫn tập trung quanh đình làng bày tỏ sự bức xúc liên quan đến việc đình làng của họ bị phá dỡ và mất 4 thanh gỗ xưa.
Rất
đông người dân thôn Cựu Quán tập trung bên ngoài đình Cựu Quán (bên
phải ảnh) và chùa Cựu Quán (bên trái ảnh) sau khi xảy ra việc phá đình
lấy gỗ sưa.
Theo phản ánh của người dân thôn Cựu Quán, tối 2.3, người dân phát hiện một phần mái
đình làng bị phá dỡ, trong đó có 4 thanh gỗ sưa quý bỗng nhiên mất
tích.Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Trọng, một người dân ở thôn Cựu Quán cho biết bà là người chứng kiến đầu đuôi vụ việc.
Bà Trọng kể lại: Vào khoảng 18h ngày 2.3, khi cả nhà đang ăn cơm, bà Trọng nhận được tin có người báo là gỗ sưa của đình làng bị bán trộm. Lúc này, bà Trọng chạy ra đình với mục đích để giữ lại gỗ sưa. Tuy nhiên khi đến nơi thì bà Trọng phát hiện mái đình đã bị phá dỡ trước đó, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý được mang sang chùa Cựu Quán, đang thực hiện việc cân kéo, bán mua.
Tại sân chùa lúc này có một nhóm người gồm: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản - trụ trì chùa Cựu Quán, ông Nguyễn Phú Lực - Trưởng thôn, ông Nguyễn Ích Chắt - Trưởng ban Khánh tiết, ông Nguyễn Ích Bạ - Phó ban Khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng - người trông coi đình và một số người khác…
“Tôi phản đối về việc tự ý phá dỡ đình bán gỗ sưa thì nhóm người này tỏ thái độ khó chịu nói "không phải việc của bà, bà ra đây làm gì?". Và, ông Nguyễn Ích Chắt còn tuyên bố việc bán gỗ sưa là có chủ trương của ban lãnh đạo, ban khánh tiết và các cụ. Tôi hỏi cụ nào thì ông Chắt không nói gì. Tôi thắc mắc chưa có sự nhất trí của người dân thì không được bán. Tuy nhiên, ông Chắt vẫn bỏ ngoài tai mà bán số gỗ sưa đó đi”, bà Trọng cho hay.
Bà Trọng kể lại sự việc đình Cựu Quán bị tháo dỡ mang gỗ sưa đi bán.
Cùng chứng kiến sự việc trên với bà Trọng, ông Nguyễn Đình Bảo, ở thôn Cựu Quán cho biết: “Có một số điện thoại lạ gọi vào số máy của tôi bảo ra chùa gấp vì có người bán trộm gỗ sưa, tôi chạy ra thì thấy nhóm người trong Ban Khánh tiết đang cân kéo gỗ sưa để bán. Tôi ngăn không cho bán vì chưa được sự nhất trí của các cụ và người dân trong làng thì ông Chắt (Trưởng ban) có cầm biên bản bán gỗ sưa đọc cho tôi và bà Trọng nghe”.
Ông Bảo cho biết, theo giấy tờ mua bán, tổng số 4 thanh gỗ sưa có trọng lượng là 127,5kg được bán với giá 10 triệu đồng/kg. Sau khi thực hiện xong việc mua bán, số gỗ sưa này được một ôtô chở đi ngay.
Trước sự việc trên, Chi hội người cao tuổi và các cụ bô phụ lão thôn Cựu Quán đã đứng ra tổ chức họp dân làm rõ việc nhóm người đã tự ý phá dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán, đồng thời gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng.
Người mua gỗ là trụ trì
chùa bên cạnh
Theo ý kiến của các bô lão trong làng, việc mua bán lén lút trên là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
"Chúng tôi rất bức xúc nên đã tổ chức một buổi họp dân, chúng tôi có mời nhóm người tổ chức bán gỗ sưa đến họp, nhưng chỉ có ông Nguyễn Phú Lực, Trưởng thôn và ông Nguyễn Phú Ngà đến họp thì được biết 4 thanh gỗ sưa được bán cho Ni sư Thích Nữ Diệu Bản", ông Nguyễn Xuân Phong, hội viên Chi hội người cao tuổi thôn Cựu Quán cho hay.
Liên quan đến vụ việc đình làng Cựu Quán bị phá khiến người dân trong thôn bức xúc, ông Trần Trung Dũng, Chủ tịch xã Đức Thượng cho biết: Vụ việc ra vào 18h ngày 2.3, có một nhóm bộ phận trong Ban Khánh tiết đã thống nhất với nhau dỡ mái đình bán gỗ sưa, mục đích để tu sửa đình, nhưng chưa được sự đồng ý của người dân.
Theo ý kiến của các bô lão trong làng, việc mua bán lén lút trên là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Mái đình làng Cựu Quán bị tháo dỡ lấy gỗ sưa chưa kịp lắp lại nên che tạm tấm bạt.
"Chúng tôi rất bức xúc nên đã tổ chức một buổi họp dân, chúng tôi có mời nhóm người tổ chức bán gỗ sưa đến họp, nhưng chỉ có ông Nguyễn Phú Lực, Trưởng thôn và ông Nguyễn Phú Ngà đến họp thì được biết 4 thanh gỗ sưa được bán cho Ni sư Thích Nữ Diệu Bản", ông Nguyễn Xuân Phong, hội viên Chi hội người cao tuổi thôn Cựu Quán cho hay.
Liên quan đến vụ việc đình làng Cựu Quán bị phá khiến người dân trong thôn bức xúc, ông Trần Trung Dũng, Chủ tịch xã Đức Thượng cho biết: Vụ việc ra vào 18h ngày 2.3, có một nhóm bộ phận trong Ban Khánh tiết đã thống nhất với nhau dỡ mái đình bán gỗ sưa, mục đích để tu sửa đình, nhưng chưa được sự đồng ý của người dân.
Ông Trương Văn Thảo, Trưởng Công an xã Đức Thượng.
Trao đổi với PV, ông Trương Văn Thảo, Trưởng Công an xã
Đức Thượng xác nhận, 4 thanh gỗ sưa có khối lượng 127,5kg được bán
cho trụ trì chùa Cựu Quán với giá 10 triệu đồng/kg."Bước đầu, vị trụ trì này thừa nhận là mua gỗ sưa để làm kỷ niệm, nhưng không rõ là đã chuyển gỗ sưa đi đâu, hiện tại vị sư này cũng không có mặt ở chùa. Chúng tôi đang phối hợp với Công an huyện Hoài Đức để làm rõ", ông Thảo cho biết.
Liên quan đến vụ việc, PV Dân Việt tới chùa Cựu Quán (nằm liền kề với đình Cựu Quán) để liên hệ gặp sư trụ trì Thích Nữ Diệu Bản tìm hiểu thông tin về vụ việc. Tuy nhiên, người quản lý chùa cho biết, 2 ngày nay sư thầy không đến chùa.
Một số người dân thôn Cựu Quán nghi ngờ sau khi bán được số gỗ sưa lấy từ đình Cựu Quán, sư trụ trì Thích Nữ Diệu Bản đã bỏ trốn.
Theo người dân thôn Cựu Quán, đình làng Cựu Quán (hay còn gọi là quán Cựu Quán) thờ Lục vị Đại vương có lịch sử lâu đời. Vào những ngày rằm hay mồng một, người dân đến dâng hương, đã được duy trì hàng trăm năm nay. Bên trong đình có nhiều gỗ sưa quý do các cụ xưa để lại, trước đây thường dùng để làm bàn ghế, nơi thờ tự, trong đó có 4 thanh kẻ bằng gỗ sưa được làm mái vảy đình để che mưa nắng.
Xuân Lực - Vũ Phong
Nguồn: Dân Việt.
Mái đình sau khi được dỡ để lấy gỗ sưa bán, người ta đã phủ tấm bạt lên, nhìn rất phản cảm.
Không chỉ vi phạm pháp luật mà việc làm dỡ mái đình để bán gỗ sưa còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan ngôi đình có nhiều giá trị lịch sử.
Ông Nguyễn Xuân Phong, hội viên hội người cao tuổi cho biết: "Tại buổi họp dân, chúng tôi có mời nhóm người tổ chức bán gỗ sưa đến họp nhưng chỉ có ông Nguyễn Phú Lực, trưởng thôn và ông Nguyễn Phú Ngà đến họp và chúng tôi được biết bốn thanh gỗ sưa được bán cho Ni sư Thích nữ Diệu Bản".
Đình làng Cựu Quán (xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) thờ Lục vị Đại vương có lịch sử lâu đời. Vào những ngày rằm hay mồng một, người dân đến dâng hương tưởng niệm.
Họ đã liên tục đến trước khuôn viên đình để bày tỏ sự bất bình. Theo người dân, nhóm người tự tiện tham gia vào việc bán gỗ sưa gồm 6 người: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản, trụ trì chùa Cựu Quán; ông Nguyễn Phú Lực, Trường thôn; ông Nguyễn Ích Chắt, trưởng Ban khánh tiết; ông Nguyễn Ích Bạ, phó Ban khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi đình cùng một số người khác…Khi sự việc được phát giác thì bốn thanh gỗ sưa quý đã bị di chuyển đi nơi khác.
Cảnh hoang tàn ngôi đình “chảy máu” vì gỗ sưa
Kienthuc.net.vn - Để có chi phí tu bổ đình, người ta đã bàn nhau
dỡ mái đình để lấy gỗ sưa đem bán. Chuyện lạ đời này khiến hàng nghìn
người dân phẫn nộ...
Không chỉ vi phạm pháp luật mà việc làm dỡ mái đình để bán gỗ sưa còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan ngôi đình có nhiều giá trị lịch sử.
Ông Nguyễn Xuân Phong, hội viên hội người cao tuổi cho biết: "Tại buổi họp dân, chúng tôi có mời nhóm người tổ chức bán gỗ sưa đến họp nhưng chỉ có ông Nguyễn Phú Lực, trưởng thôn và ông Nguyễn Phú Ngà đến họp và chúng tôi được biết bốn thanh gỗ sưa được bán cho Ni sư Thích nữ Diệu Bản".
Đình làng Cựu Quán (xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) thờ Lục vị Đại vương có lịch sử lâu đời. Vào những ngày rằm hay mồng một, người dân đến dâng hương tưởng niệm.
Thế nhưng, vào tối ngày 2/3, mái đình làng bị phá dỡ, trong đó
có 4 thanh gỗ sưa quý bỗng nhiên mất tích. Việc phá đình để lấy gỗ
sưa khiến hàng nghìn người dân xã Đức Thượng bức xúc.
Họ đã liên tục đến trước khuôn viên đình để bày tỏ sự bất bình. Theo người dân, nhóm người tự tiện tham gia vào việc bán gỗ sưa gồm 6 người: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản, trụ trì chùa Cựu Quán; ông Nguyễn Phú Lực, Trường thôn; ông Nguyễn Ích Chắt, trưởng Ban khánh tiết; ông Nguyễn Ích Bạ, phó Ban khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi đình cùng một số người khác…Khi sự việc được phát giác thì bốn thanh gỗ sưa quý đã bị di chuyển đi nơi khác.
Chủ tịch xã Đức Thượng, Trần Trung Dũng xác nhận, một nhóm
bộ phận trong ban khánh tiết đã thống nhất với nhau dỡ mái
đình bán gỗ sưa với mục đích để tu sửa đình nhưng chưa được sự
đồng ý của người dân. Hiện lực lượng công an xã đã làm việc với
những người liên quan. 4 thanh gỗ sưa trong đình Cự Quán đã bị
bán mất cho một người khác, công an xã đang điều tra truy tìm.
Nguồn: Kiến thức.
TIN THÊM:
- Vụ dỡ đình cổ lấy gỗ sưa đem bán: Đã xác định được những người mua bán (LĐ).
- Dỡ mái đình lấy gỗ sưa bán chỉ để tu bổ đình? (VOV).
Nguồn: Kiến thức.
TIN THÊM:
- Vụ dỡ đình cổ lấy gỗ sưa đem bán: Đã xác định được những người mua bán (LĐ).
- Dỡ mái đình lấy gỗ sưa bán chỉ để tu bổ đình? (VOV).
Nước chúng nó chia nhỏ ra để bán,huống hồ là gỗ sưa.
Trả lờiXóaNhỏ thì bán gỗ,bán quặng, to thì bán đất bán nước.
Cá nhân tôi không thích gì bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nhưng chỗ nào bà ấy đúng thì tôi phải công nhận là đúng.
Trả lờiXóaBà ấy nói ít nhất một câu đúng: "(người ta) ăn của dân không từ một cái gì."
Đến cái cầu tiêu cho các cháu nhỏ mà người ta con ăn được, thì người ta ngại gì mà không ăn cái đình làng!
Tôi không còn biết nói gì nữa ở đất nước này !
Trả lờiXóa"Xã hội điên đảo" đã lan đến cả mái đình làng Việt: biểu tượng thuần Việt. Các cụ trưởng quản, trụ trì đại diện cho nền tảng văn hóa-tinh thần của người dân: Vì lợi mà làm vậy thì dân muốn sống với tư cách con người thì chỉ còn cách dựa vào chính mình?!
Trả lờiXóaÔng to thí phá cái lớn , ông nhỏ thì phá cái nhỏ .Than ơi VN ngày nay ...!
Trả lờiXóaThời mạt sắp đến, hãy tránh xa các quan lại thời nay nếu muốn làm lương thiện
Trả lờiXóaXin lỗi các chư vị. Nếu ai biết được tin này không chửi bọn chó má mới là lạ. Tôi đã cảnh báo từ trước rồi mà. Sư bây giờ đang phá hoại và phỉ báng đạo Phật.
Trả lờiXóasư quốc doanh đây
Trả lờiXóaMột di tích lịch sử nằm ngay thủ đô Hà nội mà để làm vậy.đây là dẩu hiệu xuống cấp cực đáy về nhận thức và dạo dức của xã hội ta ...Than ôi mạt vận rôi.
Trả lờiXóaTu đến trụ trì rồi mà Bà Thích Nữ Diệu Bản còn lòng dục phàm trần lớn như vầy thì tu gì .
Trả lờiXóaBà sư này có duyên tiền kiếp gì với gỗ sưa mà bỏ ra tiền tỷ để mua về làm ......Kỷ Niệm . Thật lạ . Rồi lại còn bỏ trốn nữa chứ , trốn đi đâu ? , chắc phải có đường dây .
Để gió cuốn đi
Đạo Phật giờ biến thành ...đạo tiền hêt rồi!
Trả lờiXóa" Cướp đêm là GIẶC, cướp ngày là QUAN". Vậy mấy ông này cướp vào lúc ...chạng vạng, đã hết ngày mà lại chưa đến đêm, thì gọi là gì nhỉ???
Trả lờiXóaHay là : "Ngày nay NÓ cướp cả ngày lẫn đêm"!!!
Kiểu này đúng là tu hú.
Trả lờiXóaMới làm Ni cô mà nhiều tiền ghê, bỏ 1,2 tỷ mua 4 thanh gỗ sưa làm kỷ niệm? Nhanh chóng về đi tu thôi, các nhà sư bây giờ quá nhiều tiền gửi ngân hàng, chơi iphon, xe máy đắt tiền, cưỡi ô tô xịn?
Trả lờiXóaBọn này nếu có người mua xương ông bà bố mẹ chúng thì chúng cũng về đào mồ mả ông bà bố mẹ chúng để lấy xương đem bán.
Trả lờiXóaSao các Thánh không vật ngay mấy lão giặc già kia đi .
Trả lờiXóaSư gì mà táo tợn như mafia , lẩn nhanh như nịnja . Chịu bà này rồi . Kinh
Trả lờiXóaThưa anh Tễu, theo tôi anh nên đổi lại cái tựa đề"KINH TỞM! PHÁ ĐÌNH BÁN GỖ SƯA CHO MỘT CON MẸ TU HÀNH" thành'KINH TỞM! PHÁ ĐÌNH BÁN GỖ SƯA CHO MỘT CON TU HÚ " đại loại thế, có lẽ hợp hơn vì dùng từ con mẹ tu hành e là không được công bằng với những người tu hành chân chính khác, người tu hành không đáng bị gọi là con mẹ, trong từ này hàm ý súc phạm mỉa mai chung chung tất tần tật cả tu thật và tu rởm đấy ạ.
Trả lờiXóaĐúng là sư ni quốc doanh!
Trả lờiXóaChỉ có bọn vô thần coi kinh luân thường đạo lý mới dám làm cái chuyện mua bán khốn nạn này. Thật trớ trêu: Người bán là chức sắc, kẻ mua là tu hành! Ôi..sư này có lẽ biết ăn thịt chó ! Đuáng là thời loạn!
Trả lờiXóaThượng bất chính, hạ tất loạn; nghìn xưa đã răn....
Trả lờiXóaMả tổ mà có đứa mua chắc chúng nó cũng bán hết! Ta đang ở thời nào đây hỡi trời!
Trả lờiXóa"Tăng vô nhất vật"- Đã là tăng(người tu xuất gia) là không được phép có tài sản riêng, đây chỉ là bọn mượn danh nghĩa tu hành, giả danh tu sĩ thôi, chế độ dung túng cho chúng lừa đảo nhân dân, tin tưởng mù quáng mang tiền bạc vào cho chúng thừa thãi tiêu sài bậy bạ, khổ thật! Ngày xưa thời vua Quang Trung, sư sãi ai không chịu học hiểu được giáo lý của Phật, không giảng được Kinh Kim cang Bát nhã là vua đuổi hết về đi cầy ruộng chứ đâu như bây giờ, thấy ăn tiền dễ dàng quá thi nhau trốn vào chùa hành nghề lừa đảo. Càng nơi chùa chiền càng uế tạp. Phật là ở nơi "Tâm" người chứ đâu ở chùa.
Trả lờiXóa