Nước sông thành..."nước thiêng" của các vua Hùng, bán kiếm lời
Giá mỗi can nhựa loại 20 lít là 50.000 đồng, có chỗ “chém” đến 70.000 đồng. Nếu muốn có nước ngã ba sông đổ đầy can phải mất thêm 150.000 đồng, vị chi cả tiền can và nước là 200.000 đồng.
Trên đường hành hương về Phú Thọ dự lễ giỗ
Tổ vua Hùng, nhiều người dừng ở cầu Việt Trì để xuống khu Bạch Hạc mua
nước, cát tại khu ngã ba sông để cầu may...
Người
dân còn gọi đó là nước, cát “thắng” vì tượng trưng cho sự thắng trận.
Thậm chí nhiều người tin rằng nước lấy ở ngã ba sông (điểm gặp nhau của
sông Lô, sông Đà, sông Hồng) là nước thánh, nước thiêng của các vua
Hùng.
Những cửa hàng chuyên lấy nước, cát ngã ba sông như thế này ngày càng mọc nhiều ở Bạch Hạc.
. |
Hòm công đức ghi rõ 'hòm cát nước
|
Thần thánh hóa nước sông
Chúng
tôi ghé vào quán nước của một bà lão tên Th.. Theo lời bà Th., chính
ngã ba sông thuộc P.Bạch Hạc (TP Việt Trì) này là nơi những vị vua ngày
xưa xuất binh đánh thắng quân giặc. Do vậy, nước, cát lấy ở điểm ấy linh
thiêng và hiệu nghiệm lắm.
Bà Th. nói rất
nhiều người khi hành hương về đền Hùng đã đến đây mua nước, cát “thắng”
rồi mang vào cụm đền, chùa Tam Giang - Đại Bi làm lễ cầu khấn cho thêm
linh nghiệm. Người làm nhà, xây mộ, lập đền, phủ, người mở cửa hàng, mới
lập gia đình hoặc sắp sinh con cũng đến đây mua nước, cát “thắng” mang
về. Thậm chí trong gia đình hoặc bản thân không có sự kiện gì trọng đại
cũng đến mua nước, cát “thắng” về thờ cúng để mong có sức khỏe, tài lộc,
may mắn, mau giàu có, thăng quan, tiến chức...
Chúng
tôi đi dọc một vòng theo đường Bạch Hạc chạy ven sông Lô và thấy khá
nhiều nhà ở đây hành nghề lấy nước, cát ở ngã ba sông để bán.
Khi
lục tìm trong lịch sử và đối chiếu các tư liệu, chúng tôi được biết ở
đoạn ngã ba sông thuộc P.Bạch Hạc này chẳng có vị vua nào đánh thắng
trận cả. Chỉ có Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật 30 năm trấn thủ phòng
tuyến Tam Giang, Bạch Hạc.
Trần Nhật Duật đã
có công trong chiến thắng của quân và dân ta ở lần đánh đuổi thứ hai và
thứ ba giặc Nguyên Mông xâm lược. Ở cụm đền, chùa Tam Giang - Đại Bi có
tượng thờ Trần Nhật Duật và có tục lấy nước sông vào ngày đại lễ. Nhiều
người đã lợi dụng chuyện thắng trận có thật của Trần Nhật Duật và một
nghi thức đẹp từ ngàn xưa để thần thánh hóa rồi biến nước và cát sông
thành hàng hóa bán kiếm tiền.
Nước... “giả”
Quán
của bà lão Th. hay nhiều quán khác ở đây đều có dịch vụ bán can đựng
nước. Giá mỗi can nhựa loại 20 lít là 50.000 đồng, có chỗ “chém” đến
70.000 đồng. Nếu muốn có nước ngã ba sông đổ đầy can phải mất thêm
150.000 đồng, vị chi cả tiền can và nước là 200.000 đồng. So với nước
lọc đóng bình tinh khiết có giá 20.000 đồng thì những can nước sông ô
nhiễm, đục ngầu này có giá cao gấp 5-10 lần.
“Còn
giá cát thì tùy tâm” - một chủ hàng cho biết. Cái tùy tâm ở đây là
không cần đong, đo số lượng nhưng khách muốn mang một mớ cát từ ngã ba
sông về phải mất cho chủ thuyền 100.000 đồng.
Một
phụ nữ chở đò ven sông Lô gần cụm đền, chùa Tam Giang - Đại Bi níu kéo
chúng tôi và nói rằng: “Các cậu đi đò với tôi ra tận ngã ba sông mà lấy
nước, cát. Muốn lấy bao nhiêu cũng được, chỉ cần trả tôi 400.000 đồng
tiền đò. Từ đây ra đó tới 3km nhưng nếu các cậu đi thì không sợ bị lừa,
còn muốn mua ngay bờ sông thì có khi đó chỉ là nước sông Lô bình thường
được các con buôn múc lên để bán cho khách”.
Do
nhu cầu của nhiều người mà dịch vụ chở thuyền lấy nước, cát ngã ba sông
mọc lên ngày càng nhiều ở Bạch Hạc. Nhưng có một điều làm chúng tôi bất
ngờ là cụm đền, chùa Tam Giang - Đại Bi cũng ăn theo dịch vụ này. Vào
chùa Đại Bi, đến khu hậu điện chúng tôi đã bắt gặp một đống can nhựa
đựng nước đục đục, vàng vàng, giống như nước ngã ba sông.
Để
đáp ứng nhu cầu của phật tử, nhà chùa cũng trang bị đủ loại can từ 2-20
lít. Thậm chí khách muốn lấy nước đựng vào chai nước suối 500ml cũng
có. Người phụ nữ mặc áo nâu sồng trực tiếp dẫn chúng tôi vào khu hậu
điện để chắt nước thao thao giải thích chùa này là chùa Đại Bi, làm việc
thiện, không bao giờ kinh doanh bất cứ thứ gì. Khách muốn công đức bao
nhiêu sau khi lấy nước cũng được. Tại cửa chùa còn có một chiếc hòm công
đức ghi rõ “hòm cát nước”.
Theo Tuổi Trẻ
Chuyện này tôi đã thấy từ lâu, nhưng không phải là mua nước để uống; Mà là những kẻ con cái ưu tú múa nước này bằng can ( nhiều can chở bằng xe ô tô về rửa hài cốt cho bố mẹ khi cải táng
Trả lờiXóaTại bọn "háo tín" cứ thích chơi trội hơn người thì khác có bọn buôn thần, bán thánh thôi. Quy luật Cung - Cầu mà!
Trả lờiXóaNước giả hay thật đều là nhảm nhí ! Thừa tiền à ? Mu muội để bọn vô liêm sỉ lợi dụng. Tôi đi nhiều nơi nhưng chưa thấy nơi nào dân "bẩn" như ở đây. Bám theo khách lừa đảo, mè nheo kiếm tiền (thực ra là xin đểu, mà sao rất nhiều trẻ con, chắc lũ này bỏ học để hành nghề
Trả lờiXóaCó "cầu" điên khùng, thì có "cung" khùng điên !
Trả lờiXóaĐất nước này, Dân tộc này (những tín đồ đền Hùng) đang "lên cơn" điên hết cả rồi !
Thật mỉa mai, xót xa cho đất nước với những người dân đang sụp đổ niềm tin nên đặt đức tin vào những chuyện mà chính họ khi tỉnh lại chỉ còn cười cho cái ngớ ngẩn của chính mình.
Than ôi, chưa bao giờ mà những triệu chứng của "sự sụp đổ niềm tin" nó lại hiện ra rõ ràng, tràn lan và bi đát như lúc này!
XóaĐọc cái title giật hết cả nảy. hi hi
Trả lờiXóaTuy nhiên tôi lại thấy người dân ở đây nhanh nhạy đấy chứ. Các bác không mua thì bán cho ai, kể cả vàng bạc mà không có ai mua thì đâu có ai bán. Còn xét trên khía cạnh văn hóa thì quả thật là những nhu cầu quá khùng. Khùng như hàng thùng ấy!
Bán nước bao giờ chẳng lời ! Cái lời hơn là bán cả niềm tin . Chẳng còn niềm tin nào cả , chỉ là những dị đoan đủ mọi hình thù ngang nhiên phát triển và tồn tại . Không tin vào chính mình, không tin vào chế độ , thần thánh cũng nghi ngờ . Con người sao khốn khổ thế ! Mất cả lẽ sống .
Trả lờiXóaChung qui cũng tại Vua Hùng
Trả lờiXóaSinh ra một lũ vừa khùng vừa điên
Tôi chưa thấy chỗ nào lừa đảo nhiều như chỗ này, từ khi bước chân vào cho đến khi ra khỏi, lúc nào cũng phải cảnh giác cao độ với trộm cắp và lừa đảo đủ chiêu.