Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu
Thứ hai, 22/04/2013, 09:55 (GMT+7)
Theo Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ, lúc đưa hòn đá vào Đền Hùng đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh.
Những ngày diễn ra lễ hội Đền Hùng 2013, hòn đá “lạ” tại
đền Thượng (Khu di tích Đền Hùng) tạo sự chú ý của dư luận. Hòn đá cao
khoảng 50cm, bề rộng khoảng 35cm, hình cánh buồm, được gia cố khá lạ
mắt. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết
phức tạp. Nhiều người dân đồn thổi rằng hòn đá này là một dạng bùa yểm.
Điều đáng nói, ngay cả những người quản lý khu di tích Đền Hùng hiện
tại cũng không biết ý nghĩa của hòn đá “lạ”. Trong khi đó, bất kỳ món đồ
nào trong Đền Hùng đều có hồ sơ quản lý, chỉ trừ hòn đá “lạ” này.
Ngay sau khi lễ hội Đền Hùng vừa kết thúc, ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VH – TT - DL tỉnh Phú Thọ lên tiếng về hòn đá “lạ”.
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VHTT- DL tỉnh Phú Thọ
Mời đọc bài về ông Ân: Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh
Ông Ân cho biết, hòn đá ở Đền Hùng được một người dân cung tiến năm
2009, khi tu sửa đền. Điểm “lạ” nhất của hòn đá là những hình vẽ chằng
chịt và ký tự cổ. Chỉ những nhà chuyên môn mới hiểu được ý nghĩa của
những hình vẽ trên hòn đá, nhưng lúc đưa vào đền đã có nghiên cứu và
được sự đồng ý của tỉnh Phú Thọ.
Cũng theo vị Giám đốc sở này, những người có liên quan đến việc đưa
hòn đá vào đền năm 2009 đã có giải trình với UBND tỉnh Phú Thọ. Đó là
các ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích
lịch sử Đền Hùng – người tiếp nhận hòn đá vào đền; ông Nguyễn Minh
Thông, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông - người
được xem là tác giả của hòn đá.
Trên hòn đá có nhiều kí tự cổ, họa tiết phức tạp
Theo giải trình của các vị trên, khi sửa nền Đền Thượng, cán bộ
và công nhân phát hiện có một viên gạch lạ, có in chữ Hán.
Có ý kiến là viên gạch này tựa như bùa yểm xấu. Do vậy, sau
khi hoàn thành tu sửa nên có đá đặt ở Đền để trấn yểm “phản”
lại viên gạch yểm xấu kia. Đó là lý do Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng Phương Đông của ông Nguyễn Minh Thông đã tìm một viên đá
ngọc xanh đặt ở đền Hùng.
Phó Giám đốc sở Nguyễn Ngọc Ân thừa nhận, hiện có nhiều ý kiến xung
quanh hòn đá “lạ”. Có ý kiến cho rằng, nên có hội thảo bàn bạc về hòn đá
“lạ” này. Có ý kiến cho rằng, nên rời bỏ hòn đá lạ khỏi Đền Hùng, không
nên sa vào tranh luận. Điều quan trọng nhất là ai cho phép đưa vật lạ
vào di tích, nếu cho phép thì dựa trên cơ sở nào?
Nhiều người dân hiếu kỳ xem hòn đá và rải cả tiền
Theo ông Ân, khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu di tích cấp Quốc gia
đặc biệt, mọi việc trùng tu, tôn tạo đều phải tuân theo luật di sản. Do
đó không thể muốn đưa cái gì vào là được hoặc nói bỏ cái gì đi là bỏ
được ngay. UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản giao Khu di tích lịch sử Đền
Hùng mời các nhà khoa học nghiên cứu về hòn đá “lạ”.
“Ngay sau lễ hội kết thúc chúng tôi sẽ tổ chức ngay việc đánh giá,
sau đó đưa ra hướng xử lý. Tất nhiên, trong quá trình tôn tạo nếu có gì
nhầm lẫn, chúng ta có thể sửa”, ông Ân nói.
|
Dương Tùng – Văn Đức
Nguồn: Khám Phá.
Tễu:
Ông bảo ông đã nghiên cứu, kết quả nghiên cứu thế nào, xin công bố cho dân và các nhà khoa học biết. Ông bảo tỉnh đồng ý, ông cho biết tỉnh là ai? Có văn bản đồng ý thì đưa ra đây!
Nghiên cứu cái gì?khi đối tượng nghiên cứu chỉ là niềm tin mù mờ của mê tín dị đoan ,nó không phải là đối tượng của nghiên cứu khoa học,đừng lạm dụng từ "nghiên cứu".Sính dùng những từ "nghiên cứu","khoa học" là thói khoa trương của những kẻ ít học.
Trả lờiXóaNghe nói cọng sản là vô thần cơ mà,nay lại nảy nòi trò bùa chú để "trấn yểm lại viên gạch" vớ vẩn nào đó là sao?Tỉnh ở đây là ai? Đỡ đầu cho sư ngu xuẩn của "Tỉnh" là ai?
XóaNGU XUẨN !Không biết thì đặt vào đó làm gì? Cả cái lũ gọi là ...là quái quỷ gì đó của cái tỉnh có đền HÙNG.
XóaTốt nhất quảng ra biển ! Đứa nào yểm,ta quẳng đi,thế là xong.
Ngây ngô và điên rồ:thờ mà không biết thờ cái gì.Miễn bàn!Đau quá,đúng là Ở PHÚ THỌ,CẢ BẦY CẢ LŨ VỪA KHÙNG VỪA ĐỘNG KINH!
Tôi muốn xem "hòn gạch lạ có in chữ Hán" quá (gạch mà "in" thì hơi hiện đại, làm gì có, xưa, người ta đóng chương vào gạch mộc rồi nung hoặc nung rồi khắc chứ làm gì có "in"). Còn chữ và hình vẽ trên hòn đá này thì quá bình thường. Tôi cũng biết tác giả viết nó rồi. Hãy cứ tranh luận đi rồi sẽ công bố. Công bố bây giờ, các bố quản lí là chúa mượn ý người khác, "đạo thính đồ thuyết" (nghe đàng nói ngõ, nghe trộm nói leo) để lấp liếm. Không tâm linh gì hết, đây là trò xạo 100%.
Trả lờiXóaVỚ VẪN KHÔNG TƯỞNG ĐƯỢC. MỘT LŨ NGU SI MÀ CÒN BÀY ĐẶT. NÓI NHƯ BÁC TỄU ẤY. CÓ THÌ TRƯNG RA CHO MUÔN DÂN ĐƯỢC RÕ, AI CHO PHÉP CHO NGHĨ LUÔN CHO NÓ VUÔNG.
Trả lờiXóaTôi tán thành ý kiến của anh Diện: ''Ông bảo ông đã nghiên cứu, kết quả nghiên cứu thế nào, xin công bố cho dân và các nhà khoa học biết. Ông bảo tỉnh đồng ý, ông cho biết tỉnh là ai? Có văn bản đồng ý thì đưa ra đây! ''
Trả lờiXóaBởi vì đây là việc làm ở đền Quốc Tổ chứ không phải là ngôi miếu nhỏ của một khu dân cư mà khinh suất, tuỳ tiện được. Hậu quả sẽ khôn lường...
Nhất trí như nhận xét của Chú Tễu.
Trả lờiXóaThích thì nói cho vui,có ai phạt hay kiểm điễm người nói tào phào bao giờ, vả lại đây là nói chơi ngoài đường, khi nào hội thảo khoa học sẽ có y kiến chính thức, còn hội thảo thì chưa biết đến bao giờ, ai sẽ tổ chức, kinh phí ở đâu ra.
Trả lờiXóaTễu hỏi vậy, qua xin chào thua.
Các ông nói đây là "khu di tích lịch sử đền Hùng". Đã là "khu di tích lịch sử" thì không thể có cái gì đó mới được phép đưa vào đây, cho dù là với ý đồ tốt, cho dù là có tác dụng tốt. Di tích là những chứng tích cũ còn lại. Người ta chỉ có thể trùng tu, tôn tạo lại (trên cơ sở phải giữ nguyên/theo tuyệt đối cái cũ, chứ không phải sáng tác thêm, cải biến đi, như đã làm với cổng thành cổ Tuyên Quang, cổng thành Ô Quan Chưởng, hay với chùa trăm gian vừa rồi, và nhiều nơi khác nữa ở cái nước Việt nam này. Vậy đưa cái mới, yếu tố mới vào có nghĩa là phế bỏ tính "di tích lịch sử" của Đền Hùng đi, biến nó thành "khu du lịch" hay "khu lễ bái" thuần túy. Làm và quản lý văn hóa một dân tộc cực khó. Các quan chức cộng sản không làm nổi đâu, và lý thuyết tư tưởng cộng sản không cho phép làm được theo đúng nghĩa phải có. Những cái đã và đang (rồi còn sẽ) làm với văn hóa chỉ là tàn phá văn hóa một cách ngu dốt, thiển cận mà thôi.
Trả lờiXóaĐúng là "không thể muốn đưa cái gì vào là được". Nhưng vì ngu tối, manh động, láu cá láu tôm, đã chót đưa vào rồi thì không thể như ông Ân nói rằng "nói bỏ cái gì đi là bỏ được ngay". DỨT KHOÁT PHẢI LẲNG NGAY RA SỌT RÁC CÁI HÒN ĐÁ ĐÓ MÀ KHÔNG CẦN PHẢI BÀN CÃI GÌ CẢ (vô bổ, vô nghĩa, và cũng không đúng nữa - vì dân có yêu cầu anh đặt đâu, anh có xin phép dân đâu, mà bây giờ lại đòi phải để "bàn thảo, nghiên cứu" đã?). Không chỉ có cái hòn đá vớ vẩn này đâu, mà gần đây người ta còn âm thầm lặng lẽ (đâu có lấy ý kiến của dân một cách công khai, dân chủ) đưa một vị già cả nào đó vào chiếm hẳn một bệ thờ trong các đền chùa (ví dụ khu đền Văn Miếu Hưng Yên) ngang hàng với các vị thánh nhân khác, mà mỗi lần những người thăm viếng, lễ chùa, chiền thường vẫn thắp hương khấn vái và công đức. Mỗi lần đi qua cái bệ có bức tượng ông kia, tôi bỏ qua luôn. Với tôi vị này không phải là thánh, không xứng và không đáng làm thánh chop dân tộc VN, cho dù người ta (không phải tất cả người dân, chủ yếu từ lỗ miệng các quan phát ra) nói rằng đấy là vị thánh của dân tộc (??? 8=]). Nên nhớ người cộng sản là vô thần. Xu hướng của đảng CS là đối chọi với tín ngưỡng, và chủ chương của đảng CS là tiến đến xóa bỏ mọi tín ngưỡng. Việc thánh hóa bất kỳ người CS nào cũng là thóa mạ và xỉ nhục họ, còn nếu vẫn âm thầm lặng lẽ làm thế, chỉ chứng tỏ cái tính mị dân, lừa lọc mà thôi. Ôi thật thiểu trí, mụ mị kệch cỡm một cách vô minh. Hãy quẳng tất cả những thứ rác rưởi ra khỏi nơi linh thiêng, nơi di tích lịch sử của dân tộc, nhất là nơi được coi là cái nôi, cái hồn của dân tộc.lkk
Theo tôi nếu hòn đá đó ngon vậy thì ông Ân, Ông CT tỉnh, ông BT tỉnh nên đập làm 3 cho 3 ông đem về.
Trả lờiXóaNếu có hội thảo,
Trả lờiXóaxin "tiện thể" thảo giúp xem
có nên (hay có cần) đưa ảnh tượng vợ chồng con cái nhà ông Trầm Bê
ra khỏi mấy cái chùa ở Sóc Trăng không.
--------------
"tiện thể" như câu thành ngữ "Đắm đò giặt mẹt" vậy đó.
Theo dõi vụ việc này hổm nay, ngẫm nghĩ, chỉ là một trò cố tình lừa bịp, gây mê tín lên số đông xuất phát từ một nhóm người:
Trả lờiXóa-Tư duy giản dị nơi mọi người trong đấu tranh giữ nước thường như sau: Nơi nào địch muốn tấn công “trấn yểm”, và cái gì địch muốn tấn công phá hoại trong ý đồ làm cho toàn bộ trở nên suy bại thì đích thị chỗ đó, cái đó thuộc về hạng tối trọng, tối quý, tối hiểm, vô vàn xứng đáng cho toàn bộ sùng kính, trân trọng, “yêu thương ôm ấp vào lòng”, từ phương diện tinh thần cho tới vật chất.
-Khai thác nguyên tắc tư duy nói trên, bịa ra chuyện bọn giặc Nguyên-Mông cách đây trên dưới 700 năm, khi bàn tính chuyện hãm hại dân Việt-nước Việt, trả thù 3 lần đánh thua, chỉ và chỉ chọn đền thờ vua Hùng đang ở tỉnh Phú Thọ ngày nay làm vị trí trấn yểm, và mục đích “đánh phá” chỉ và chỉ nhắm vào “đức sáng” vua Hùng, thì rõ ràng bọn họ đang dự tính đẩy giá trị “hồn thiêng sông núi” của đền Hùng lên cao hơn nữa, cùng lúc đẩy “đức sáng”, đẩy cuộc đất của tỉnh Phú Thọ, thậm chí đẩy thể chế chính trị hiện nay, một thể chế mà người khai sáng nó từng cùng nhau “vâng lệnh vua hùng giữ nước ngày nào và đã thành công ” lên cao hơn nữa trong lòng mọi người. Để làm gì? Với nhà nước TW, chẳng qua để tỉnh Phú Thọ hy vọng sẽ dễ dàng xin kinh phí hơn, vì đang là nơi hiện diện một “yếu điểm phòng thủ về mặt linh thiêng, về mặt đấu tranh pháp thuật cùng giặc phương Bắc”có liên quan tới vận mạng của cả nước, cả dân tộc, cả “triều đình” chứ không phải tầm thường (!). Với nhân dân cả nước và đang ở nước ngoài, để tăng sức thu hút họ tìm tới nhiều hơn, nhằm hy vọng dòng tiền bạc các thứ, từ tiền đồng cho tới đô-la có cơ hội đổ dồn về Phú Thọ nhiều hơn, trong đó có riêng phần cúng kính trực tiếp lên vua Hùng, lên “ngân sách” của tỉnh PT.
- Cho rằng khối đá lạ hiện nay thuần túy xuất phát từ một đạo bùa của bọn giặc Nguyên Mông ngày nào, có in chữ Hán mang nội dung “ đánh đổ đức sáng của vua Hùng , và chỉ nhằm “phá thế trấn yểm” đạo bùa nói trên của giặc, “trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp”, đang cất giữ nơi nhà Bảo tàng tỉnh Phú Thọ, nhưng sao phóng viên tới xem xét, coi có đúng như thế không , thì lại tìm mọi cách không cho. Có phải viên gạch này, cùng dòng chữ Hán bên trên rõ ràng chỉ là một chuyện bịa đặt?
- Cho rằng giặc đã dùng một viên đá có bùa chú bên trong để trấn yểm mình, sao khi phát hiện, muốn “phá thế trấn yểm”, không tiêu hủy ngay đạo bùa này, làm cho nó không tồn tại, khiến phải mất hết tác dụng, mà phải làm ra một đạo bùa khác, bằng viên đá lạ kia để “phản trấn yểm” như vậy? Chi phí tiền bạc thuê mướn “pháp sư” là bao nhiêu? Lớn tới tiền tỷ không ? Có văn bản hợp đồng không? Có lại quả hoa hồng gì không?
-Nên đem cục đá lạ ấy ra khỏi đền Hùng là tốt nhất, vì chỉ trưng ra đó cái ngụy tà, bịp bợm của những ai chỉ đạo làm ra nó mà thôi. Nhưng trước khi đem ra, nên kiểm tra kỹ lưỡng, xem hòn đá này có ngụy trang, che giấu một loại máy móc “lạ”, hết sức tối tân hiện đại gì ở bên trong đó hay không?
- Việt Nam ta giờ có “pháp sư” có nhiệm vụ làm bùa chú sao cho “quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp” nữa à? Đồng nghĩa những gì đang làm cho đất nước ta nghèo nàn khốn khổ như hiện nay, không phải do người làm ra, mà chỉ do giặc: ngoài đền Hùng ra, giặc còn lén lút làm bùa trấn yểm ở đâu đó nhưng ta chưa ngẫu nhiên phát hiện và “phá trấn yểm” kịp thời! Quả là, không gì hay hơn cái mánh khóe …đổ tội, chối tội theo kiểu đánh lạc hướng nguyên nhân về cõi …vô hình như thế này! Buồn cười thật!
Thì ra Vị TS Ân lừng danh mấy năm trước đây về "công nghệ TS nước ngoài tại VN"!
Trả lờiXóaSự việc này rất cần An Ninh Văn Hóa vào cuộc - Đây là lòng tin của Dân chúng, không thể có chuyện lộn sòng đánh tráo Văn Hiến Quốc Gia thay bằng thứ cốt truyện đầy tính hoang đường, hòng lấp liếm mục đích cơ hội cá nhân nào đó!
Trả lờiXóaCàng nhìn càng thấy lộ rõ một thứ "sản phẩm gốm" hỏng!
Trả lờiXóaNên trả lại tự nhiên cho Đền Hùng, ngay lập tức đưa bỏ hòn đá bùa chú ma thuật này ra khỏi nơi thờ Tổ Tiên Dân Tộc Việt Nam. Khi xua ông bà Tổ Tiên chúng ta tưởng nhớ những người có công dựng nước đó là đạo lý mà nhờ đó tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mới được UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại", chứ không phải tin vào mấy lá bùa. Nếu để ở đây thật là sấu hổ với Tổ Tiên và với UNESCO. Người ta sẽ nghĩ người Việt Nam chỉ thế thôi sao???
Trả lờiXóa"Bọn Quan trí thấp khoe thành tích,
Trả lờiXóaMột lũ luồn trôn hít với hà"
(Không rõ tác giả)
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VH – TT - DL tỉnh Phú Thọ và quan chức: "bẻ cong" Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc ( tên cũ là tỉnh Vĩnh phú)có một cái gì đó rất đặc trưng của quan chức hiện nay là:" nói suông , nói bừa không căn cứ, nói một đằng làm một lẻo"
Trả lờiXóa