Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Lễ hội Chém lợn: CHÍNH NGƯỜI DÂN THỰC HÀNH NGHI LỄ SAI BÉT


Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện: 

Nhân chuyện đang ầm ĩ về lễ hội làng Ném Thượng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trong đó có nghi thức chém lợn thờ, xin cung cấp một tư liệu cổ viết bằng chữ Hán Nôm về lễ hội Ném Thượng.

Tài liệu Bắc Ninh tỉnh khảo dị, hiện chỉ còn một bản dưới ký hiệu SA.HM.2167/1-6, lưu trữ tại Thư viện Hiệp hội Á Châu (Socie'té Asiatique), Paris, Pháp. Sách này là bản chép tay, được biên tập năm Khải Định thứ 5 (1920), gồm 14 quyển, đóng làm 3 tập.

Bắc Ninh tỉnh khảo dị đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm chụp từ Pháp về, và đã được hai Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường (đã mất) và Nguyễn Tô Lan dịch, PGS. TS Đinh Khắc Thuân hiệu đính. Bản dịch được in trong cuốn sách Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

Phong tục thờ thần của dân xã Niệm Thượng, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được chép trong quyển số 6. Gồm: 

- Lược kể thần tích dân tục; 
- Nhập tịch thờ thần vào ngày 10 tháng Giêng,
- Tục giết lợn sống tế thần sáng Rằm tháng Giêng.
- Úp đèn sờ vú thờ thần vào tối Rằm tháng Giêng.

Theo ghi chép trong sách, thì trong phong tục thờ Thần của Niệm Thượng có 3 nghi thức quan trọng là Rước nước tắm thần, Giết lợn tế thần và Úp đèn sờ vú (gọi là điểm ngực) trong đêm hội

Đối chiếu với lễ hội hiện nay thấy có một số điểm khác:

- Làng bắt đầu mở hội, vào đám vào ngày 10 tháng Giêng chứ không phải mùng 6 tháng Giêng như báo chí viết.

- Giết lợn tế thần, khi đưa ra đình chỉ để lợn trong giọ, chờ lợn xổng khỏi giọ thì chém lợn, tức là con lợn không bị trói, và người cầm đao phải khỏe mạnh, nhanh tay nhanh mắt, đúng với tinh thần thượng võ của quân sĩ của Ngài Sứ quân Thành hoàng để chém được con lợn. Hoàn toàn không phải buộc 4 chân lợn, kéo ra bốn phía, bụng lợn ngửa ra giữa sân, hoặc trói trên xe để chém như trên các bức ảnh mà ta được thấy.
.







- Khi chém lợn, tất cả mọi người đứng xem đều phải nghiêm trang.

- Không có chuyện khi chém lợn xong thì mọi người xông vào lấy tiền quệt lấy máu tươi đem về thờ hoặc để lấy may.


- Rước lợn ra đình chỉ là bốn gia nhân khiêng giọ lợn.

- Đám rước trong ngày hội chém lợn tế thần càng không mang ảnh Cụ Hồ như thế này:


- Riêng hai nghi thức: lấy nước tắm thần (mùng 10) và Úp đèn sờ vú (đêm Rằm) thì không biết hiện nay có còn duy trì nữa không (?).
 
Sách cũng cho biết làng Thạch Cầu huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng có Hội Chém lợn: 


Dưới đây là tài liệu về Phong tục thờ thần ở Niệm Thượng thời xưa:


 






16 nhận xét :

  1. Mặc dù là Lễ Hội cổ truyền nhưng ở thời nay mà vẫn tiếp tục duy trì một việc dã man như thế thì thật là không nên. Chúng ta có thể bỏ bớt đi việc chém sống một con lợn chắc là thần thánh cũng không quở trách đâu!

    Trả lờiXóa
  2. Có thế chứ , trói nghiến lại rồi chém thì cứ thế nào ấy . Cám ơn Lâm Khang chủ nhân .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGÀY XƯA THẢ LỢN RA CHÉM NHƯNG CHÉM ĐƯỢC LỢN ĐÂU CÓ DỄ, CÓ KHI LỢN CHẠY RA ĐỒNG TÌM CẢ ĐÊM CHẲNG ĐƯỢC ? SAU BÀN ĐI BÀN LẠI CÁC CỤ THẢ LỢN Ở SÂN ĐÌNH, NGƯỜI DÂN ĐỨNG THÀNH HÀNG RÀO KHÔNG CHO LỢN CHẠY RA VÀ XUA LỢN VÀO TRONG GIỮA SÂN CHO MỘT TRAI TRẺ KHỎE MẠNH CHÉM. SAU NÀY MỚI ĐẶT LỢN TRÓI LÊN BÀN DDỂ CHÉM CHO DỄ !

      Xóa
  3. Giờ đã rõ rồi nhé. Nếu bác Tễu không 'ủ' cái này đến giờ G để ngóng tình hình thiên hạ bàn luận cái vụ này. Thế mới biết mấy ông giáo sư, phun thuốc sâu văn hóa chắc cũng chả đọc, chả biết mấy cái tư liệu này bao giờ nên chả thấy nói cái đúng sai trong cái hội giết heo này. Mồm to bắt phải 'giữ gìn', 'ai không biết thì đừng nói'. Rốt cuộc chả hiểu con mẹ nó gì về chuyện này cả. Láo toét.
    Nói có sách mách có chứng bằng tài liệu hẳn hoi nhé. Mấy ông giáo sư, giáo hòn văn hóa vào mà xem nhá.
    Còn chuyện gìn giữ hay thế nào chờ tập 2 của các bác phụ trách văn hóa đầu ngành.

    Trả lờiXóa
  4. Con chuyen so nguc dan ba cung la tuc le sao khong thay duy tri...the moi biet la rat bua bai thich cai gi lam cai ay cho bang duoc. CAM ON LAM KHANG.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái vụ "so nguc dan ba" không duy trì ở hội thì vẫn duy trì ở nhà đó thôi .

      Xóa
  5. LK nên kính chuyển tư liệu này đến ông Tiến sĩ to mồm để ông ấy đọc, cũng như chuyển tới tổ chức  để họ xem.

    Trả lờiXóa
  6. Thế mới biết mọi lễ hội phong tục đều có gốc tích của nó. Muốn xử lý đúng thì phải tìm hiểu thấu đáo. Đó cũng là việc làm có Văn hóa. Chớ nên nói lăng nhăng hồ đồ. Cám ơn LÂM KHANG.

    Trả lờiXóa
  7. Người ta chém con lợn sổng,
    như chém một con lợn rừng,
    là để kỷ niệm Đức Thánh xưa đã từng làm vậy.
    Chứ làm gì có chuyện lấy tiết lợn bôi vào tiền.
    Cũng như ấn Đền Trần
    lệnh của vua Trần là in ra mấy lá để phát cho mấy đền lân cận
    để khỏi tranh nhau ngôi vị đền chính.
    Làm gì có chuyện ấn ấy giúp thăng quan tiến chức hay diệt trừ ma quỷ.
    Cũng chỉ tại bọn văn hóa ngu dốt kết hợp với bọn buôn thần bán thánh tham lam đánh vào thói hãnh tiến của bọ quan chức mê muội thôi.
    Nom màn chém lợn man rợ đang có này
    chẳng khác gì hình phạt "tứ mã phanh thây".
    Chúng chửi cho là phải.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng là Lâm Khang chủ nhân.Nói có sách,mách có chứng,không hời hợt.
    Lợn chạy,người đuổi theo chém nghe có lý.Chứ theo kiểu trói rồi chém phanh thây khi lợn đang sống nhìn dã
    man quá.
    Chấn Phong

    Trả lờiXóa
  9. Lễ hội này có dã man không? Còn đang bàn cãi. Nhưng lôi câu chuyện này, thấm đẫm máu của loài lợn, ra bàn tới bàn lui, liệu có mang tính văn hóa không? Tôi nghĩ ta nên ngưng. Phần còn lại là của quy luật đào thải.

    Trả lờiXóa
  10. Rước lợn, rước luôn lãnh tụ. Đó là ấn tượng nhất trong bài này. Vô cùng đa tạ tác giả ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thấy con lợn trong tấm hình đó đâu?

      Xóa
  11. Hủ Tục và Mê Tín Dị Đoan !

    Thời VNCH, chúng tôi được thày cô dậy rằng : Phong Tục thì nên giữ, còn Hủ Tục thì phải bỏ ! (chữ Phong còn có nghĩa là Đẹp, và chữ Hủ có nghĩa là Xấu - nếu tôi nhớ không lầm)

    Thày cô giáo giải thích rằng : (đại để)

    Nước ta là nước nông nghiệp, Ngày xưa Vua cấm chỉ không được làm thịt trâu - bò (vì là "tư liệu sản xuất" ) ; Do đó mà có người cả năm không được nếm mùi thịt trâu hay bò (Trâu bò chết bệnh cũng phải là ...ráp bo)

    Để không phạm vào phép vua các (già) Làng mới nghĩ ra cái Lệ gọi là lệ Chọi trâu để cho dân làng được ăn thịt Trâu mỗi năm một lần (phép vua thua lệ làng)

    Còn về cái "tục" Chém lợn thì cũng là một cái "lệ" do Làng đặt ra, vì có địạ phương quá nghèo, có người cả năm không được ăn miếng thịt, nên Làng mới nghĩ ra cách là dùng "công khố" của làng để mua một con lợn (có khi con lợn này là do một người trong làng phải "nộp vạ" vì vi phạm "lệ Làng"); và con lợn này được làng nuôi để chờ đến ngày tế Thần Hoàng thì mang lợn ra giết - trước là đế Tế Thần - sau là để dân làng có miếng thịt gọi "lộc " - và tùy theo chức sắc, tuổi tác mà được "chia phần" nhiều hay it, thủ hay vĩ , mộng hay bạc nhạc, chiếu trên hay chiếu dưới .v.v....

    Từ đó ở nước ta - tại vài địa phương - mới có Tục Chọi Trâu, hay Chém Lợn .

    Vì hình thức quá tàn bạo, lại mang tình mê tín nên được liệt vào Hủ Tục

    Ngày nay - dù sao thì chuyện "xôi thịt" đã không còn là vấn đề, làng xóm đã không cần phải "bầy đặt" chuyện chém lợn để có được miếng thịt như ngày xưa - hơn nữa - ngày nay ta đã đang cố gắng để "hội nhập vào thế giới văn minh" thì những lễ lạc mang hình thức Hủ Tục tàn bạo như "trọi trâu" hay "chém lợn" cần phải bãi bỏ và thay thế bằng những hình thức văn minh hơn .

    Không biết các ông các bà cố níu kéo cái Hủ Tục này nghĩ sao khi mà chúng ta đang muốn VN hội nhập vào với thế giới văn minh của thế kỷ 21 ?

    Thường những nước còn giữ những Hủ Tục tàn sát súc vật một cách tàn bạo , lại là những nước chậm tiến, ở Á Châu như Nepal, Việt Nam và Phi Châu như Angola hay vài nước Trung Phi .

    Nếu lập luận rằng : "ta" Giữ tục "Chém Lợn" là giữ lại những tập quán của cha ông; Nếu thế thì ngày xưa cha ông ta có tập quán nhuộm răng đen, Xâm mình, đóng khố, vậy thì ngày nay , các thế hệ con cháu VN cũng phải Đóng khố , xâm mình và nhuộm răng đen ...thì mới gọi là "giữ gìn bản sắc" hay sao ?

    Trả lờiXóa
  12. Có thế chứ, các cụ ngày xưa rất chi là văn hóa chứ không vô văn hóa như bây giờ. Ai lại rước ảnh ông Hồ đi chém lợn như thế bao giờ, lại còn trói nghiến, đè ngửa, banh chân ra mà tẩn trông có man rợ không? Khoái nhất là món úp đèn bóp vú. Nếu tục này được khôi phục thì lễ hội làng này không đủ chỗ đứng, mà tiền bạc kiếm về không biết bao nhiêu mà kể. Còn mấy anh thế giới chả há hốc mồm thèm, lại chẳng tranh nhau mua vé máy bay về tham gia hay sao? Lại nghe nói ở Phú Thọ có cái tục linh tinh tình phộc hay lắm, sau lễ có cái mục tháo khoán sướng ơi là sướng, để 9 tháng 10 ngày sau trẻ con đồng loạt ra đời. Lại có cái điệu múa tùng dí, mà mỗi khi tiếng trống vang lên là trai gái dí vào nhau, sướng. Nghĩ đời mà được một lần như thế, chết cũng mát. Sao các cụ nhà mình có văn hóa thế không biết. Nghĩ mà thèm lắm cơ. Thật là cảnh đất nước thái bình, muôn dân ca vui, hưởng lạc.

    Trả lờiXóa
  13. Dẹp đi!Hủ tục.Chỉ có lợi cho bọn cò thôi.

    Trả lờiXóa