Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

HAI VỊ TRÍ TÂN BÍ THƯ LÀ "ĐỘT - PHÁ - LỚN"

 Kinh tế gia Lê Đăng Doanh đặt nhiều hy vọng vào tân Bí thư Thành ủy thành phố HCM
Hai vị trí tân Bí thư là 'đột phá lớn'

BBC Tiếng Việt
11.02..2016
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng, việc bổ nhiệm ông Đinh La Thăng và ông Hoàng Trung Hải vào vị trí Bí thư thứ nhất của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là bước đột phá.

Bình luận trong Bàn tròn thứ Năm hôm 11/02 của BBC Tiếng Việt, ông Doanh nói: "Cụ thể là quyết định về nhân sự. Như chúng ta biết, trước kia đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh sẽ tự bầu ra Bí thư thứ nhất của Đảng bộ thành phố nhưng trong trường hợp này bộ Chính trị đã quyết định nhiệm vụ đó do Bộ Chính trị bổ nhiệm và cũng đã được bổ nhiệm đối với Hà Nội.

"Tôi nghĩ đây là bước đi có tính chất đột phá để tạo ra sự thay máu, thay đổi."

Xem toàn bộ cuộc thảo luận tại: http://bbc.in/1Q8LKSk

Đồng quan điểm trên, nhà nghiên cứu chính sách công Phạm Quý Thọ nhận xét, những lo ngại về việc ông Đinh La Thăng ở địa bàn không quen thuộc là "không có cơ sở vì ông Thăng từng lãnh đạo một tập đoàn rất lớn".

"...Một cá nhân đứng đầu một thành phố mà theo bình luận là xa lạ, tuy tôi không nghĩ như thế, vì trong thể chế này cần có sự thay đổi.

"Khi thay đổi thì không thể tránh khỏi điều tiếng này nọ, đặc biệt là với những người mong muốn có vị trí hoặc là phe cánh nào đấy có thể không hài lòng lắm về sự bổ nhiệm này.
.
"Tuy nhiên phải căn cứ vào dân chúng, phải căn cứ vào những người dân, bất cứ chính sách nào hướng tới người dân, được người dân ủng hộ, thì sẽ thành công," chuyên gia từ Học viện Chính sách và Phát triển nói.

Nhiều người hy vọng có sự thay đổi từ hai vị tân lãnh đạo, nhưng cũng nhiều ý kiến 
cho rằng rất khó để đối mới với chính sách đã định sẵn

Nhưng bà Vũ Phương Anh, một giảng viên đã nghỉ hưu, từ thành phố Hồ Chí Minh lại tỏ ra e dè hơn trước những kỳ vọng thay đổi với nhiệm kỳ của ông Đinh La Thăng.

Bà cho rằng, cần chờ xem những hành động của vị tân Bí thư Thành ủy là gì, và tuy bà không kỳ vọng điều này không mang ý nghĩa tiêu cực.

"Tôi bất ngờ khi thấy ông Đinh La Thăng được bổ nhiệm làm bí thư vì đơn giản là ông Đinh La Thăng là người sống ở miền Bắc, ở Hà Nội, và có lẽ ít hiểu biết về Sài Gòn.

"Ông Đinh La Thăng là người có tính cách mạnh mẽ, có nhiều quyết định bất ngờ thì có thể phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh. Tôi biết có một vài ý kiến cho là tại sao là người từ miền Bắc vào, nhưng tôi nghĩ là dân thành phố Hồ Chí Minh tính khá mở nhưng tất cả còn phải chờ phía trước là ông Đinh La Thăng sẽ làm gì."

Tiến sỹ Phương Anh cũng nhận xét, vị trí mới của ông Thăng ở thành phố Hồ Chí Minh là lĩnh vực hoàn toàn khác so với vị trí Bộ trưởng Giao thông Vận tải trước kia.

'Vòng kim cô'
 
Chuyên gia về chính sách công Phạm Quý Thọ trong chương trình Bàn tròn thứ Năm 11/02

Bàn luận về câu hỏi liệu ông Đinh La Thăng sẽ có tự do tới đâu trong việc điều hành thành phố Hồ Chí Minh, khi có ý kiến cho rằng, tuy lãnh đạo mới nhưng điều hành theo đường lối, chính sách có sẵn thì 'đâu vẫn hoàn đấy," ông Phạm Quý Thọ cho rằng vẫn có thể "đề xuất sự thay đổi" những chính sách đã được định qua văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc và thành phố.

"Không ai cứ bám vào đó và coi như một cái vòng kim cô được mà cần phải có ý kiến mà nếu nó không phù hợp thì phải thay đổi.

"Thực thi chính sách đòi hỏi những sáng kiến và quyết liệt. Để xóa khoảng cách giữa chính sách về giấy tờ và chính sách đi vào cuộc sống thì cần có người hành động và ông Đinh La Thăng chính là người như vậy, tôi hy vọng như vậy."

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh "là môi trường để cho ông ấy vùng vẫy," "thậm chí là không bị ràng buộc bởi Hà Nội, vì dù sao cũng là thành phố thủ đô, có rào cản lớn hơn so với thành phố Hồ Chí Minh."

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng, với quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư thứ nhất, ông Thăng "hoàn toàn có khả năng để lại dấu ấn rất rõ rệt".

Với quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư thứ nhất thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng hoàn toàn có khả năng để lại dấu ấn rõ rệt.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
"Chúng ta nhớ là ông Võ Văn Kiệt hay ông Nguyễn Văn Linh khi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh đều có những bước xé rào, đã có những bước đi tiên phong trong công cuộc đổi mới.

"Tôi rất hy vọng ông Đinh La Thăng khi ông đứng đầu ở đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ông sẽ phát huy sáng kiến, đẩy mạnh công cuộc cải cách thể chế, vận dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, và ông sẽ đấu tranh để giảm bớt tham nhũng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và thu hút được nhân tài trong nước và ngoài nước.

"Ưu tiên nhất là cải cách thể chế và thu hút nhân tài và nếu ông Đinh La Thăng thu hút được những người giỏi, tổ chức tốt trong cuộc bầu cử sắp tới với những thành phần mới, gương mặt mới, sẽ là một trong những bước đi có tính chất đột phá và đầy hy vọng đối với thành phố Hồ Chí Minh."

Có ý kiến trên mạng xã hội đặt câu hỏi rằng, liệu trường hợp của ông Thăng có giống như ông Nguyễn Bá Thanh trong giai đoạn ra Hà Nội, ông Doanh nói có nhiều người hy vọng ông Đinh La Thăng sẽ trở thành ông Nguyễn Bá Thanh như thời ở Đà Nẵng.

"Ông Đinh La Thăng nhận được ủng hộ đáng kể của quần chúng," tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.

Nhà lãnh đạo 'kỹ trị'
I
Tân Chủ tịch Hà Nội với xuất thân công an, ông Nguyễn Đức Chung (trái) 
sẽ phối hợp như thế nào với tân Bí thư Hoàng Trung Hải?

Vị tân Bí thư thành ủy Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải được khách mời của Bàn tròn thứ Năm đánh giá cao do đã có kinh nghiệm từ hai nhiệm kỳ Phó Thủ tướng và "từng đi du học nước ngoài".

"Ông cũng được sự tín nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những thành tựu mà ông Hoàng Trung Hải đạt được tạo ra cho ông uy tín và sự ủng hộ.

"Ông Hoàng Trung Hải sẽ hợp tác chặt chẽ với ông Chủ tịch thành phố mới để cải cách một cách mạnh mẽ và khắc phục được vị trí rất thấp của Hà Nội trong xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

"Tuy là thủ đô nhưng Hà Nội xếp thứ 26 trong 63 tỉnh thành, còn Đà Nẵng xếp thứ nhất và thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 4," tiến sỹ Doanh nói.

Khách mời Phạm Quý Thọ lại cho rằng, sự kết hợp giữa một chủ tịch có xuất thân từ công an, với ông Hoàng Trung Hải là lãnh đạo 'kỹ trị' có thể còn "tốt hơn các nhiệm kỳ trước".

"Tân chủ tịch Nguyễn Đức Chung xuất thân là tướng công an thì cũng không có lo ngại lắm vì vai trò của Đảng rất lớn trong lãnh đạo nên vị chủ tịch sẽ phải hợp tác với vị bí thư để thực hiện việc đó."

"Trong sự đổi mới này thể nào cũng có va chạm về lợi ích nhóm mà nếu như ông Chung làm được điều là không để lợi ích nhóm ảnh hưởng tới công việc điều hành của thành phố này thì cũng rất tốt."

Hà Nội 'thua xa' TP Hồ Chí Minh
 
Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh thận trọng hơn trước những kỳ vọng 
vào vị lãnh đạo mới của Sài Gòn

Tiến sỹ Vũ Phương Anh cho rằng thành phố Hồ Chí Minh chỉ ở mức điểm 6.5 hoặc 7 điểm, nếu coi điểm 10 là tiềm năng của thành phố.

Bà nhận xét, di sản của nhiệm kỳ trước đối với Sài Gòn rất mờ nhạt. "Sài Gòn không có sự năng động vốn có, tiềm năng hiện có về mặt kinh tế cũng như sáng tạo, đổi mới thường xuất phát từ Sài Gòn nhưng trong nhiệm kỳ vừa qua thì tôi không thấy rõ điều này."

"Cần phải đổi mới về thể chế, nó phải là nơi thể hiện dân chủ, giao lưu với các nước xung quanh nhất là các nước ở Đông nam Á thì người dân Sài Gòn phải có tư thế, Sài Gòn phải có tư thế."

Thủ đô Hà Nội bị cho điểm thấp hơn hẳn với mức 4.5/10, theo Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, vì Hà Nội nhiệm kỳ trước "còn nhiều thứ dở dang".

"Hà Nội phức tạp hơn, nó là thành phố trung ương, rất nhiều rào cản, lợi ích nhóm đan xen, nhưng chỉ cần làm được những cái dở dang của nhiệm kỳ trước, về cơ sở hạ tầng, về giáo dục, về văn hóa là những thứ đang rất cần, rất thiếu.

"...Tôi nghĩ rằng nhiệm kỳ tới chắc lên khoảng 5.5 hoặc là 6 gì đấy thì tôi cũng rất mừng, để đuổi kịp thành phố Hồ Chí Minh chắc còn xa."

Xem thảo luận tại: http://bbc.in/1Q8LKSk

7 nhận xét :

  1. Dám nói những điều nghĩ, dám nghĩ những điều tin, dám tin những điều cho là đúng và trên hết là dám hành động

    Trả lờiXóa
  2. Lâu nay,tôi rất kính trọng Ts.LĐDoanh nhưng ở bài này ông
    có những nhận định khiến tôi nghi ngờ và thất vọng.
    Đúng là giới "trí thức XHCN".đang ở tình trạng "lạnh cẳng"
    trong đó số ít vẫn dám lên tiếng và đa số thì im lặng chờ thời.Không biết ts.Doanh thuộc loại nào ?
    Theo thiển ý,có lẽ ông Doanh đang cho đảng CS.sau Đại hội
    12 một "tuần trăng mật" theo kiểu phương Tây sau một cuộc
    bầu cử chính phủ mới,nên ông phải dè dặt từng lời ăn tiếng
    nói chăng ? Nếu không thì ông đang ăn trái cây "hy vọng"
    trong khi "nằm chờ sung rụng" thì phải ?

    Trả lờiXóa
  3. xin hỏi bà Vũ Phương Anh "ê kíp ông Lê Thanh Hải bám trụ Sài Gòn 50 năm có làm nên trò trống gì không?". Vấn đề đơn giản nhất là: dân Sài gòn có bỏ phiếu cho ông Đinh La Thăng hay không.ĐÓ là điều kiện tiên quyết. Nếu có, thì yên lòng cả thế giới rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Với CS, nhất là CSVN thì không thể nói trước được điều gì mà phải có một thời gian dài để kiểm nghiệm. Phát biểu của ông Doanh có lẽ mới chỉ là "mong muốn" của ông thôi. Phải đợi đã.

    Trả lờiXóa
  5. Ông Trời có xuống làm TBT TP HCM cũng không thay đổi được, Bộ trưởng Kế Hoạch đã nói: Phải THAY ĐỔI THỂ CHẾ mới khá được.
    Một đất nước giống như một gia đình mà CHA làm theo ý CHA (đảng), MẸ làm theo ý MẸ (chánh phủ)thì con cái chỉ có đi LÀM ĂN MÀY.

    Trả lờiXóa
  6. Mình thấy thương cho anh chàng AQ đi làm cách mạng quá, khát vọng của chàng là có được cái giường Hồng Công của mợ Tú và được bóp vú vú Ngò. Chàng cũng làm cho khối kẻ phát khiếp khi chủ trương “cách mạng là cách mẹ cái mạng nó đi”, nhưng rồi thế nào chàng bị đá ra rìa cuộc cách mạng vĩ đại, khi không kịp cuốn đuối sam lên hay bỏ đuối sam xuống. Ôi những giấc mơ của những người quá nhiều năm ngủ trong bóng tối, và quen đi bằng cách quờ quạng lần mò dò đường. Khi thế giới đã chói lòa ánh sáng, họ vẫn chọn cho mình con đường có thể giúp cho việc đốt hết những que diêm đã trót mang theo.

    Trả lờiXóa