Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

QUẢNG NGÃI: SẢN PHỤ CHẾT VÌ BÁC SĨ KHÔNG CHO MỔ KỊP THỜI

Sản phụ chết vì bác sĩ không cho mổ kịp thời


VNN - Dù gia đình van xin bác sĩ mổ lấy thai vì sản phụ đau đớn không sinh được, tuy nhiên bác sĩ của khoa sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi vẫn lạnh lùng không chấp nhận. Sau đó, sản phụ gục ngã, các bác sĩ mới vội vã đưa đi cấp cứu nhưng đã muộn. Sản phụ chết vì không sinh được. Cháu bé trong bụng sản phụ đã được mổ lấy ra trong tình trạng nguy kịch.
 
Sự việc xảy ra vào khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ là chị Lê Thị Hương (24 tuổi) ngụ thôn 1, xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi đã bất ngờ qua đời sau 2 ngày nhập viện và được mổ lấy thai tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi. Bé trai sơ sinh, con của sản phụ Hương cũng đang trong tình trạng nguy kịch, khó qua khỏi.

Anh Trần Công (28 tuổi)- chồng của sản phụ Lê Thị Hương đau đớn cho biết: Chị Hương được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng vỡ ối, chuyển dạ vào khoảng 11h tối 18/4. Đến sáng 19/4, sau nhiều giờ nhập viện, thấy vợ anh phải chịu đau đớn mà vẫn chưa thể sinh con nên anh Công đã yêu cầu bác sĩ Khoa sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho chị Hương được mổ lấy thai.
.
Mẹ của sản phụ chết ngất tại bệnh viên khi nhận hung tin con gái mình tử vong,

Tuy nhiên, bác sĩ đã từ chối yêu cầu của gia đình bệnh nhân Lê Thị Hương với lý do sức khỏe chị Hương vẫn tốt, có thể sinh tự nhiên được. Sau đó, nhiều giờ vợ anh đã gục ngã vì không thể sinh được.

Đọc tiếp...

BẮC NINH: BỆNH NHÂN Ồ ẠT RỜI BỆNH VIỆN KINH BẮC SAU VỤ SẢN PHỤ CHẾT

Bệnh nhân ồ ạt rời BV Kinh Bắc sau vụ sản phụ chết

VNN – Sau vụ thai phụ bị tử vong tại bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc, các bệnh nhân đã rời khỏi bệnh viện này vì quan ngại về chất luợng của bệnh viện.

Sự việc người thân của thai phụ Trần Thị Loan (TP Bắc Ninh) mang quan tài và di ảnh đến bao vây bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc đã gây hoang mang cho cả y – bác sĩ và những bệnh nhân đang điều trị tại đây.

Theo ông Lê Văn Nam – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, khoảng 17h chiều 21/4, sau khi các cơ quan chức năng tiến hành xong các thủ tục giám định, gia đình thai phụ Trần Thị Loan đã mang quan tài về an táng. 
.
Người nhà thai phụ kéo đến bệnh viện đòi người

Sau sự việc, bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc cũng không còn một bệnh nhân nào.

Sáng nay 22/4, bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc cũng tạm đóng cửa để tiến hành dọn dẹp và giải quyết sự việc.

Cũng về sự việc trên, ông Nam cho biết, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu Ban giám đốc bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc phải có văn bản báo cáo chính thức, giải trình toàn bộ sự việc với Sở Y tế Bắc Ninh vào ngày hôm nay (22/4).

Đọc tiếp...

BẮC NINH: THAI PHỤ TỬ VONG, NGƯỜI NHÀ MANG QUAN TÀI ĐẾN VIỆN

Thai phụ tử vong, người nhà mang quan tài đến viện


VNN - Nghi ngờ trước cái chết bất thường của thai phụ Trần Thị Loan (SN 1978) trong đêm 20/4, hàng trăm người đã kéo đến Bệnh viện Đa Khoa Kinh Bắc – TP Bắc Ninh để yêu cầu những lời giải thích xác đáng, gây ra cảnh hỗn loạn tại đây.


Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Se (SN 1951), mẹ của thai phụ Trần Thị Loan (TP.Bắc Ninh, thì buổi sáng ngày 20/4, chị Loan có biểu hiện sắp sinh. Gia đình đã nhanh chóng đưa tới Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc để khám.
Đọc tiếp...

TIN MỚI NHẤT VỤ SẢN PHỤ TỬ VONG Ở BỆNH VIỆN KINH BẮC (BẮC NINH)

Tin mới nhất vụ sản phụ tử vong ở BV Kinh Bắc

21/04/2012 21:56:16

Vào lúc 16h chiều nay (21/4), đại diện phía Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc đã hỗ trợ gia đình sản phụ tử vong tiền mai táng phí với số tiền là 20 triệu đồng.
TIN LIÊN QUAN
Trao đổi với Kienthuc.net.vn, ông Nguyễn Đăng Trụng – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc thừa nhận: “Vụ việc sản phụ bị tử vong trong khi sinh xảy ra vào rạng sáng ngày 21/4, đó là điều đáng tiếc. Vụ việc trên đã khiến người người nhà bức xúc và kéo đến bệnh viện gây nên cảnh hỗn loạn. Chiều nay chúng tôi cũng đã có buổi làm việc cùng với đại diện phía gia đình để bàn cách giải quyết.” 
.
Di ảnh sản phụ xấu số được gia đình treo lên.
Di ảnh sản phụ xấu số được gia đình treo lên.




Đọc tiếp...

CHÙM BÀI NGOẠI GIAO: Bài 4 - BIỂN ĐÔNG VỚI CẤP CAO ASEAN - 20


Biển Đông với Cấp cao ASEAN-20
Hoàng Dũng Nhân        
    
SGTT: Thủ tướng Hun Sen nói với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nước ông chia sẻ quan điểm rằng các tranh chấp Biển Đông không nên được “quốc tế hóa”. Tuy nhiên, các nước ASEAN khác rất có thể vẫn đưa vấn đề này ra Thượng đỉnh hai ngày của khối.

Theo TTXVN, ngày 2/4 trong các cuộc họp trước thềm Cấp cao 20, các ngoại trưởng ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS). Trong một số văn kiện quan trọng vừa ký kết, các ngoại trưởng ASEAN khẳng định phải thực thi đầy đủ DOC, sớm nâng lên thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Các ngoại trưởng cũng hoan nghênh kết quả của Nhóm Công tác SOM ASEAN về xây dựng các thành tố của COC, làm cơ sở để trao đổi giữa ASEAN với Trung Quốc. 

Việt Nam, Philippines đưa Biển Đông ra Hội nghị 

Năm nay, với Thượng đỉnh ASEAN-20 tại Phnom Penh, hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa TQmột số nước ASEAN vẫn được đề cập như một vấn đề thời sự. Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng (hiện là chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Asean) cho biết: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh lần này. vấn đề Biển Đông không chỉ Việt Nam mà các nước khác cũng quan tâm nên nhiều khả năng phía Việt Nam sẽ đưa vấn đề này ra bàn bạc. Trước đó, phía Philippines cũng tuyên bố, họ sẽ thúc đẩy COC trên Biển Đông tại Phnom Penh bất chấp việc chủ nhà CPC tuyên bố đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình chính thức của Hội nghị.

Liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa/Trường Sa, trong thời gian qua, VN đã liên tục tố cáo hàng loạt các động thái của Bắc Kinh nhằm biến việc TQ chiếm đóng trên thực tế hàng chục năm nay các đảo thuộc Hoàng Sa/Trường Sa thành sự đã rồi. Chuẩn bị các văn kiện trình lên Cấp cao, ngoại trưởng Phạm Bình Minh tái khẳng định hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông, trong đó có an ninh và an toàn hàng hải là nguyện vọng và lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước; các bên liên quan cần giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, thực hiện đầy đủ DOC, sớm xây dựng thành COC.
Đọc tiếp...

CHÙM BÀI NGOẠI GIAO: Bài 3 - TRIỀU TIÊN PHÓNG VỆ TINH...

Triều Tiên phóng vệ tinh: nguyên nhân và hệ quả?

Hoàng Dũng Nhân

Tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng bị nổ tung chỉ một phút sau khi rời giàn phóng. Hội đồng Bảo an triệu tập phiên họp khẩn cấp, trong khi giới chuyên gia lo ngại Triều Tiên sẽ cho thử hạt nhân để cứu vãn tình thế.

Theo AFP, hiện Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ (NORAD) và Hàn Quốc thông báo: Hỏa tiễn của Triều Tiên bị nổ tung sau khi rời giàn phóng Tongchang-ri cách biên giới Trung Quốc 50 cây số. Tầng một của tên lửa rơi xuống biển Hoàng Hải tại một tọa độ cách Seoul 165 cây số về hướng tây. Tầng ba và tầng hai không hoạt động đã rơi xuống biển. Hàn Quốc thông báo hải quân đang tiến hành tìm vớt xác hỏa tiễn và vệ tinh vừa bị rơi.

Phóng hỏa tiễn để làm gì?

Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật và Kim Chính Vân (Kim Jong-Un) là bộ tam trong bầu trời quyền lực của CHDCND Triều Tiên hơn nửa thế kỷ nay được tôn vinh như chúa ba ngôi Cha, Con và Thánh thần mỗi khi cả chính quyền lẫn người dân ở đây ngợi ca Lãnh tụ vĩ đại (đối với Kim ông), Lãnh đạo kính mến (đối với Kim bố) và nay là vị Tướng quân được mô tả có diện mạo oai phong, thông minh, uyên bác, không khác gì ông nội (với ông Kim cháu). Chưa đầy 30 tuổi, Kim Jong-Un đã được bầu làm Chủ tịch cơ quan đầy quyền lực là Quân ủy Trung ương, trong cuộc hội nghị bất thường của đảng Lao động vào ngày 12/4 vừa qua.


Đọc tiếp...

CHÙM BÀI NGOẠI GIAO: Bài 2 - CHUYỂN ĐỐI Ở MIẾN ĐIỆN: KÉO CƯA LỪA XẺ

Chuyển đổi ở Myanmar: Kéo cưa lừa xẻ

Dù lạc quan hay hoài nghi, những ngày này, cộng đồng quốc tế đều đặt hy vọng vào sự chuyển đổi mô thức phát triển ở Myanmar. Tuy khó khăn vẫn còn ở phía trước nhưng đáng mừng là bạn đã có đường băng để cất cánh! Đáng lạc quan hơn nữa là trong Tổ Lái của bạn có những người có tâm và có tầm, chứ không chỉ suốt ngày lo đấu đá nội bộ, bỏ khoang lái ra tranh giành chỗ với hành khách (!)
Tuần Việt Nam - "Mùa xuân Myanmar" rõ là đang bừng nở nhưng liệu có còn không nguy cơ về một cơn gió lạnh cuối đông có thể làm những đài hoa mới hé lụi tàn? 

Hướng xuất ngoại đầu tiên của Dow (quý Bà) Aung San Suu Kyi sang Na Uy và Anh quốc vào tháng 6 tới đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhà lãnh đạo đối lập này, một chính khách vừa trúng cử quốc hội, tin tưởng vào tương lai của quá trình dân chủ hóa đất nước Myanmar.

Khi Thủ tướng Anh David Cameron đưa ra lời mời vào tuần trước, bà Suu Kyi thẳng thắn: "Nếu cách đây hai năm, tôi đã nói rằng, cám ơn lời mời, nhưng rất tiếc là tôi không thể nhận lời. Còn giờ đây, tôi lại nói rằng, vâng, có thể tôi sẽ tới Anh quốc, và đó là một tiến triển quan trọng".

Sau 24 năm, đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của bà sau hàng chục năm bị giam cầm và quản thúc tại gia. Tháng 12 năm ngoái ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã ngỏ lời mời bà Suu Kyi viếng thăm Hoa Kỳ và theo khẳng định mới đây nhất của bà Clinton, lời mời đó vẫn còn tính thời sự.

Và cũng sau 28 năm, lần đầu tiên, một nguyên thủ Myanmar - Tổng thống Thein Sein thăm chính thức Nhật Bản từ 20-24 tháng này và Tổng thống Sein sẽ có cuộc họp thượng đỉnh song phương với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Hai bên sẽ kết thúc hồ sơ về viện trợ phát triển của Nhật cho Miến. Ông Sien cũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Nhật Bản - Mekong, diễn ra cùng ngày.

Một nguồn tin ngoại giao châu Âu vừa cho biết EU "đã đồng ý về nguyên tắc" việc tạm ngưng các biện pháp trừng phạt kinh tế Myanmar trong vòng một năm. Tuy nhiên Bruxelles vẫn duy trì cấm vận vũ khí đối với quốc gia này.

Theo giới quan sát, đây là những bước tiến quan trọng trong việc chấm dứt các biện pháp nhằm cô lập Myanmar mà cộng đồng quốc tế đã áp đặt từ nhiều năm qua.

Dân tộc này sẽ hết trầm luân?

Bàn tay tế độ duy nhất của (Dow) Suu Kyi có đủ để cứu vớt Myanmar ra khỏi bể trầm luân? Bà Suu Kyi đã cố giữ không cho các đảng viên của mình quá hăng say men chiến thắng khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành đa số ghế trong bầu cử quốc hội bổ sung vừa qua.

Hãy nghe chính lời của quý Phu nhân: "Các đảng viên NLD và người ủng hộ hân hoan vào lúc này là điều bình thường. Tuy nhiên, phải tránh hoàn toàn những phát biểu, cách xử sự và hành động có thể gây tổn hại và phiền muộn cho những đảng phái khác cùng người dân. Tôi muốn mọi đảng viên NLD phải bảo đảm rằng chiến thắng của nhân dân là một chiến thắng có phẩm giá".

Một giảng viên từ Ðại học Oxford đã làm phép so sánh: nếu bà Suu Kyi là một Nelson Mandela của Á Châu thì phải chăng bà đã gặp được một de Klerk qua Tổng thống Thein Sein. Tiễng vỗ tay chỉ có thể vang lên nếu có hai bàn tay. Hai bàn tay đó được kết nối trong cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai người vào 19/8 năm ngoái và lần thứ hai 11/4 mới đây. Liệu tiếng vỗ tay này còn vang bao xa?
 

Nếu Myanmar tiếp tục con đường dân chủ bằng cách hòa giải thực sự từ bên trong, kết nối thông thoáng với Hoa Kỳ, EU và các nước láng giềng, thay vì để vùng đất đầy nguồn tài nguyên của đất nước cho một mình Trung Quốc khai thác, thì liên bang này sẽ phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên, quy tụ được tiểu lục địa Trung-Ấn và Đông Nam Á vào một quần thể năng động.

Báo "Nhân Dân", cơ quan ngôn luận của ĐCS Việt Nam mới đây nghi nhận các động thái của một số quốc gia phương Tây trong quan hệ với Myanmar, đánh giá các động thái đó là sự cổ vũ tiến trình dân chủ ở nước này. Theo tờ "Nhân Dân", những chuyển biến ở quốc gia sẽ giữ ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014 đang mở ra giai đoạn phát triển mới không chỉ ở Myanmar mà còn cả trong khu vực ĐNÁ.

Tuy đang chứng kiến một giai đoạn đầy hấp dẫn trong bước chuyển đổi của cả một dân tộc, nhưng dư luận không thể không nhìn vào các khía cạnh phức tạp hơn của một đất nước đang bước ra ánh sáng sau bao thế hệ chìm đắm trong cô lập và lạc hậu; hậu quả tất yếu của tệ nạn này là tham nhũng và bị ngoại bang đè đầu cưỡi cổ.

Năm nay 66 tuổi, lãnh tụ đối lập có vấn đề về sức khỏe. Không ai biết bà Su Kyi có thể đại diện cho đảng mình vào mùa bầu cử 2015 trong cuộc đấu tranh giành 75% số ghế còn lại trong quốc hội hay không. Nhưng nói chung với đa số người dân Miến, Dow Suu (quý Phu nhân Suu) gần như là một á thánh, và trên đôi vai gầy của á thánh đó đang đè nặng tương lai của cả một dân tộc.

Bà Aung San Suu Kyi
Chuyển đổi không diễn ra trong một đêm
 

"Khi một hệ thống cần thay đổi, thì không thể làm việc đó chỉ trong một đêm. Một số nước từng cố gắng chuyển đổi trong một đêm đều đã đi xuống." Đó là phát biểu của chính Tổng thống Sein khi ông nói về tương lai còn trắc ẩn trên con đường tiến tới dân chủ của quốc gia đa chủng tộc này.
Đọc tiếp...

CHÙM BÀI NGOẠI GIAO: Bài 1 - "NHÂN" và "DUYÊN" TRONG NGOẠI GIAO

"Nhân" và "Duyên" trong ngoại giao

 
Tuần Việt Nam (VNN) - Cho phép ông Thaksin đến Siem Reap và ý định đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự Cấp cao ASEAN là hai sự kiện chẳng có cái "duyên" nào chung nhau, nhưng cái "nhân" sâu xa của chúng thì lại rất có thể... là một.

Việc cựu Thủ tướng lưu vong của Thái Lan được phép thăm tỉnh Siem Reap  (Campuchia) để gặp gỡ với các "fan" ủng hộ mình hôm 14/4 vừa rồi và việc chính phủ CPC trước ngày 4/4 có ý định gạt vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN là hai sự kiện riêng biệt, ngoại trừ căn nguyên gốc của vấn đề thì rất có thể là từ một nguồn mạch.

Song phương, đa phương vẫn là một duộc

Cách đây mấy hôm, phi cơ chở cựu Thủ tướng Thái Lan Shinawatra Thaksin đã đáp xuống phi trường tỉnh Siem Reap, thành phố cách biên giới Thái - CPC khoảng 150km để tiếp xúc với hàng ngàn người ủng hộ phe "Áo Đỏ" từ Thái Lan tràn sang.

Cái "duyên" của cuộc tập hợp này là dịp Tết cổ truyền của các xứ này (người CPC gọi là Tết Chol Chnam Thmay, còn người Thái gọi là Tết Songkran).

Nhưng cái "nhân" của nó thì có thể là sâu xa hơn nhiều!

Trong cuộc nói chuyện với hàng ngàn cổ động viên "Áo Đỏ" tại CPC nhân dịp đón mừng Năm Mới, ông Thaksin cho biết là ông sẽ quay lại Thái Lan sớm hơn dự tính.

Em gái của ông Shinawatra Thaksin là bà Shinawatra Yinluck hiện đang đảm nhiệm chức Thủ tướng của Thái và phe "Áo Đỏ" có một số ghế đáng kể trong quốc hội Thái hiện nay là động cơ để ông Thaksin tuyên bố ngày trở lại cố quốc sớm hơn dự định.

Nhưng đấy là động cơ chứ vẫn chưa phải là cái "nhân" thật sự.




Bởi vì các phe phái chính trị khác ở Thái Lan vẫn còn rất mạnh và luôn chống lại sự trở về của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin. Đảng đối lập Thái là phe mạnh nhất có liên quan mật thiết với Hoàng Gia là một thiết chế luôn được toàn dân Thái kính trọng và sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh từ Nhà Vua Bhumibol Adulyadej.


Đọc tiếp...

KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY HÀ THÀNH THẤT THỦ LẦN THỨ HAI

Kỷ niệm 130 năm ngày Hà Thành thất thủ lần thứ hai
(25-4-1882 – 25-4-2012)
NGHÌN THU ĐỂ TIẾNG([1])
Thuở ấy non sông lâm trận giặc
Pháo mã bâng khuâng lạc thế cờ
Vua thì nhu nhược, triều đình nát
Lòng ai trung nghĩa hóa bơ vơ
 (Bế Kiến Quốc)
I- THÀNH HÀ NỘI VÀ BỐI CẢNH “TIỀN” THẤT THỦ 

Vào thời Nguyễn, Thăng Long trở thành tỉnh Hà Nội nhưng vẫn là một trung tâm văn hóa của đất nước, và đặc biệt vẫn giữ vị trí trọng yếu về chiến lược.

Nhưng từ vị trí kinh thành chuyển thành tỉnh thành, thành Hà Nội buộc phải nhỏ hơn thành Huế và nhỏ hơn thành cũ (theo các nhà sử học chỉ bằng khoảng một nửa thành thời Lê). Thành hình vuông, mỗi chiều khoảng 1km. Tường thành ứng với vị trí hiện nay phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía tây là đường Hùng Vương, phía nam là đường Trần Phú, phía đông là đường Phùng Hưng. Tường thành cao khoảng 5m. Xung quanh tường thành có một khoảng đất trống 6 – 7m, rồi đến hào rộng 15 – 16m, sâu 5m, chứa nước. Thành mở ra 5 cửa. Trên mỗi cửa có lầu canh.
Đọc tiếp...