Đánh giá về giá trị của 24 cuốn sách cổ bị mất tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và căn cứ pháp lý cho việc đánh giá này, tôi xin nêu quan điểm của mình như sau:
I. Các căn cứ pháp lý:
1.Căn cứ Nghị định Số: 108/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2022.
Tại
điều 2- Nhiệm vụ và quyền hạn, mục 5,
5. Tổ chức các hoạt động điều tra, khai quật, nghiên cứu,
sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng, phát huy những giá trị di sản văn hóa của các dân tộc
Việt Nam.
Như vậy, những gì thu được qua các hoạt động điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn…là những “Di sản Văn hóa”.
2. Căn cứ khoản 6, Điều 4 của Luật Di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2013, thì cổ vật được hiểu “là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”.
Theo quy định này thì một vật để được công nhận là cổ vật cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
-
- Là hiện vật được lưu truyền lại.
- Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Như vậy, các sách cổ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện là “cổ vật”.
3. Còn tại chương 4, của Luật Di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2013, có quy định về việc “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể”. Nên mới có Điều 43 quy định “Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng…”.
Đây không thể được xem là định nghĩa về cổ vật, và càng không thể xem là các điều kiện đáp ứng để trở thành cổ vật. Do đó bất kỳ các nhân, tổ chức nào viện dẫn điều luật này để không công nhận 25 cuốn sách cổ vật bị mất tại kho sách của Viện nghiên cứu Hán - Nôm là trái với pháp luật.
Việc đăng ký đăng ký cổ vật theo Thông tư 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/02/2004, thì đó chỉ là những quy định về thủ tục và trình tự đăng ký để cơ quan nhà nước quản lý, chứ không phải là điều kiện để một vật trở thành cổ vật. Có nghĩa là một vật, theo quy định tại khoản 6, Điều 4 của Luật Di sản văn hoá 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2013, thì chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện như: Là hiện vật được lưu truyền lại; Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học; Có từ một trăm năm tuổi trở lên, thì vật đó được pháp luật công nhận là cổ vật, chứ không cần phải thêm một điều kiện nữa là phải đăng ký với nhà nước mới được xem là cổ vật.
Ví dụ: Cha mẹ để lại một chiếc nhẫn vàng thật, cho dù có đăng ký với nhà nước hay không thì nó vẫn là nhẫn vàng, bản chất không thay đổi.
Hay mình có một căn nhà cho dù vẫn chưa làm thủ tục để được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì nó vẫn là một căn nhà, không thể gọi khác được, và giá trị thật của căn nhà đó vẫn không thay đổi.
Đối với Thông tư 03/2019/TT-BVHTT ngày 05/7/2019 cũng chỉ quy định về quy trình, thủ tục giám định tư pháp đối với cổ vật theo trung cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người người yêu cầu giám định tư pháp. Văn bản này hoàn toàn không có định nghĩa thế nào là cổ vật, và cũng không phải là điều kiện để một vật trở thành cổ vật.
II. Thực tế ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm
1.-Các tài liệu Hán Nôm được gọi là “Di sản Hán Nôm”, “Di sản do tổ tiên để lại”:
- Tại Quyết định Số 311/CP của Hội đồng Chính phủ (Về công tác sưu tầm, thu thập, bảo quản và khai thác các tư liệu chữ Hán, chữ Nôm), do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký ngày8 tháng 9 năm 1979, có viết:
“Trong những di sản do tổ tiên ta để lại, các sách và tài liệu ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm là một kho tư liệu rất quý cho việc tìm hiểu lịch sử về các mặt của dân tộc Việt Nam…”
- Tại Quyết định Số 274/QĐ-KHXH của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm), do Chủ tịch Nguyễn Xuân Thắng ký ngày 27 tháng 2 năm 2013, có đoạn:
Điều
1. Vị trí và chức năng
1..Viện
Nghiên cứu Hán Nôm là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khai thác và biên dịch, xuất bản di
sản Hán Nôm của dân tộc,…”.
Tại mục 4, Điều 2.Nhiệm vụ và quyền hạn còn quy định Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nhiệm vụ “Điều tra, sưu tầm, thu thập di sản Hán Nôm còn ở trong nước và ngoài nước”.
- Tại Quyết định Số 166/QĐ-KHXH của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm), do Chủ tịch Nguyễn Quang Thuấn ký ngày 8 tháng 2 năm 2018, có đoạn:
Điều
1. Vị trí và chức năng
1..Viện
Nghiên cứu Hán Nôm là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân
bản, biên dịch, khai thác và xuất bản di sản Hán Nôm của dân tộc,…”.
Tại mục 4, Điều 2.Nhiệm vụ và quyền hạn quy định Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nhiệm vụ “Điều tra, biên mục, sưu tầm, thu thập di sản Hán Nôm còn ở trong nước và ngoài nước”.
2. Sách cổ thuộc Kho bảo quản, không thuộc Thư viện.
- Sau khi Hội đồng Chính phủ ký quyết định số 326/CP Về việc thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký ngày 13 tháng 9 năm 1979; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam đã ký Quyết định số 63?KHXH-QĐ Về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó có Phòng Bảo quản thư tịch cổ và Phòng Thông tin tư liệu thư viện.
Từ đó đến nay, cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm lúc nào cũng có hai phòng này. Theo đó, sách cổ được giữ trong Kho Bảo quản do Phòng Bảo quản quản lý. Sách cổ chưa bao giờ thuộc quản lý của Thư viện (Thư viện chỉ giữ sách Tiếng Việt, Bản thảo chưa xuất bản, bản đồ in năm 1961, sách báo tạp chí ngoại văn…). Phòng đọc thuộc Thư viện chỉ là nơi Phòng Bảo quản sử dụng để làm nơi đọc sách cổ.
KẾT LUẬN
Từ những trình bày trên, cho thấy 24 cuốn sách cổ bị mất tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Di sản Hán Nôm, đáp ứng tiêu chuẩn “Cổ vật” theo Luật Di sản Văn hóa, và các căn cứ pháp lý được quy định của Luật này.
Hiện tại 24 cuốn sách đã mất, không có trước mặt để đánh giá trực tiếp, vì vậy căn cứ theo đánh giá ổn định tại những bộ thư mục nổi tiếng như thư mục của Trần Văn Giáp (Tìm hiểu Kho sách Hán Nôm – Nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam, Tập I: Xuất bản 1984, Tập II: Xuất bản năm 1990), Trần Nghĩa - Francoie Gros đồng chủ biên (Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu, Ba tập, Xuất bản năm 1993) và các luận án Tiến sĩ nghiên cứu trực tiếp đến các cuốn sách cổ bị mất.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét