Luật sư Trần Đình Dũng
GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sáng 18/9, cho rằng, cần phải thu hồi đất đai, bất động sản giao dịch trao tay không đăng ký.
Như vậy theo ý kiến của GS.TS Cường, đất mà chuyển nhượng bằng "giấy tay" không ra công chứng là bị nhà nước thu hồi QSDĐ luôn. Thật là một ý kiến tai hại!
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt. Người sử dụng đất có quyền thế chấp, mua bán QSDĐ (chuển nhượng QSD đất), thừa kế, góp vốn... Người sử dụng đất có quyền định đoạt việc giao dịch, lựa chọn hình thức giao dịch.
Hình thức giao dịch (công chứng, "giấy tay"...) đối với QSDĐ không có gì là vi phạm đối với chủ sở hữu đất đai (sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý). Các giao dịch bằng "giấy tay", thế chấp vay không theo qui định... chỉ làm cho các bên giao dịch gánh lấy nguy cơ rủi ro mà thôi.
GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sáng 18/9, cho rằng, cần phải thu hồi đất đai, bất động sản giao dịch trao tay không đăng ký.
Như vậy theo ý kiến của GS.TS Cường, đất mà chuyển nhượng bằng "giấy tay" không ra công chứng là bị nhà nước thu hồi QSDĐ luôn. Thật là một ý kiến tai hại!
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt. Người sử dụng đất có quyền thế chấp, mua bán QSDĐ (chuển nhượng QSD đất), thừa kế, góp vốn... Người sử dụng đất có quyền định đoạt việc giao dịch, lựa chọn hình thức giao dịch.
Hình thức giao dịch (công chứng, "giấy tay"...) đối với QSDĐ không có gì là vi phạm đối với chủ sở hữu đất đai (sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý). Các giao dịch bằng "giấy tay", thế chấp vay không theo qui định... chỉ làm cho các bên giao dịch gánh lấy nguy cơ rủi ro mà thôi.
Hình thức giao dịch, chỉ có thể vi phạm về thuế và cơ quan thuế có quyền truy thu thuế.
Vậy căn cứ vào đâu mà phát ngôn đòi thu hồi đất đai, bất động sản giao dịch trao tay không đăng ký.
Thưa ông! là một người có học hàm học vị Giáo sư - Tiến sĩ, khi nói ra điều gì, nhất là nói trong cuộc họp, trên các diễn đàn, cần phải tôn trọng chính học hàm học vị của mình, tức nói phải có căn cứ, đặc biệt nói tới pháp luật.
Thưa Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Văn Cường: Sao ông có thể lẫn thẫn như thế ?
Ông giáo sư này được giáo dục kỹ quá.
Trả lờiXóaHãy tỉnh lại đi.
Có lão LĐ quốc hội nói, bắt hết cán bộ thì lấy ai làm việc, Đảng nguy là chỗ đó, bây giờ một lão hiệu trưởng trường KT , học vị GS, Ts lại nói lấy hết đất của thảo dân, vậy thì dân sống thế nào, cuối cùng các lão cán bộ này liệu dân có cho sống cùng không ???
XóaHóa ra : GS, TS cũng thích chém gió bừa bãi..!
Trả lờiXóaLoại giáo sư, tiến sĩ thời Mạt mà. IQ cũng chỉ tàng tàng như tay nghị sĩ năm nào tự hào IQ của ta cao như các nước có đường sắt cao tốc nên làm cao tốc cho sướng.
Trả lờiXóaRõ là khổ cho dân ta, cho đất nước Việt Nam ta. Tại sao lại có tình trạng mua bán, hợp đồng tài sản cá nhân bằng hình thức không qua chính quyền? Ai cũng biết, cũng có thể trả lời đúng câu hỏi này. Là bởi vì nhà nước, chính quyền, luật pháp bất lực, không có khả năng cập nhật nhu cầu phát triển xã hội nên mới sinh ra thế. Tôi không muốn nói thêm những tiêu cực trong đó, là sự cố tình làm rối rắm thủ tục để “ăn của dân không từ một thứ gì” (lời Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan)
Trả lờiXóaỞ nước ngoài, người dân xây nhà, mua nhà, họ không cần quan tâm theo dõi giá trị chất lượng công trình mà mọi thứ đều do chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền lo. Nếu có gì sai phạm thì đã có pháp luật nghiêm minh xét xử. Người dân và khách hàng luôn luôn an tâm thoải mái, không lo hao hụt, thiệt thòi hay mất tài sản.
Còn trong câu chuyện như báo chí đăng vừa rồi, phải nói rằng GS.TS Hoàng Văn Cường phát biểu chỉ có thể chọc giận nhân dân để chờ cơn sóng thần trong lòng dân trào lên mà thôi. Chừng nào tư duy hành dân còn tồn tại, chừng đó đất nước còn lụn bại.