Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

HÃY CỨU GIẾNG NGỌC 1000 NĂM TUỔI Ở ĐỀN THỜ SỬ GIA LÊ VĂN HƯU

HÃY CỨU GIẾNG NGỌC 1000 NĂM TUỔI

BỘ VĂN HÓA CẦN KHẨN CẤP ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN 32 TỶ BẢO TỒN TÔN TẠO DI TÍCH QUỐC GIA ĐỀN THỜ SỬ GIA LÊ VĂN HƯU Ở KẺ RỊ, XÃ THIỆU TRUNG, HUYỆN THIỆU HOÁ TỈNH THANH HOÁ 

Đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử cấp Quốc giạ tại Quyết định số 208 ngày 13/3/1990, bao gồm diện tích chùa Hương Nghiêm.

Chùa Hương Nghiêm do ông tổ 7 đời của Lê Văn Hưu là Bộc xạ tướng công Lê Lương xây từ đầu thế kỷ X. Chùa Hương Nghiêm và đền thờ Lê Văn Hưu cùng chung một khuôn viên, và do nhà Chùa quản lý, trông coi Chùa và Đền từ lâu. 

Thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo đền thờ Lê Văn Hưu, từ năm 2020, chính quyền địa phương đã di rời 6 hộ dân để lấy đất mở rộng khuôn viên, phá dỡ đền thờ cũ để xây mới đền thờ Lê Văn Hưu.

Tuy nhiên việc xây dựng Dự án, nhà chức trách không lấy ý kiến người dân, nên dẫn đến tình trạng công trình đang xây dựng phá vỡ tính liên kết giữa Chùa và Đền, gây tốn kém. Cụ thể:

1) Xây tường rào cao 1,8 m ngăn cách giữa Đền và Chùa, vi phạm không gian di tích tại Quyết định số 208. Làm hạn chế việc đi lại của Nhà chùa, mất mỹ quan khuôn viên di tích. 

2) Thu hẹp giếng Ngọc đã tồn tại hơn 1000 năm qua. 

3) Sân Đền có diện tích nhỏ hẹp từ tường đến Đền khoảng10m, không phù hợp cho việc tổ chức lễ hội, như hội làng, tưởng niệm ngày mất của nhà sử học Lê Văn Hưu. Trong khi quỹ đất còn nhiều sau khi di rời 6 hộ dân.

“Trước nhà thờ Lê Văn Hưu có một cái giếng đất khá to, nay đã lấp gần cạn. Người dân kể: Cái giếng này có từ thời ông Bộc xạ tướng công Lê Lương. Một lần Thập đạo tướng quân Lê Hoàn về thăm Lê Lương. Cùng đi với Lê Hoàn có các tướng lĩnh và 3.000 quân sĩ. Khách đông, ăn uống mấy ngày, bát đĩa ấm chén rửa không kịp có khi kể hầu hạ “luồn” cả xuống đáy giếng, lấy lên không hết ngày nay đào lên vẫn còn lấy được cái thì vỡ cái thì còn lành nguyên. Câu nói “nhất nhật am thiên khách” (một ngày đãi 3.000 khách) vẫn còn được nhắc để ghi lại kỷ niệm này”. (Kẻ Rị - Kẻ Chè, NXB Thanh Hóa, 1988).

​Từ năm từ năm 2003, Trụ trì chùa Hương Nghiêm và các phật tử tôn tạo lại giếng, năm 2010 chùa cho xây đôi rồng trên thành giếng.

“Nhà chùa đang quản lý và chăm sóc giếng, nhưng nay, nhà thầu hút nước giếng, để thu hẹp diện tích giếng, nhưng nhà thầu và các cơ quan chức năng không thông báo với nhà chùa”. Đại đức Thích Tâm Thành, Trụ trì chùa Hương Nghiêm thất vọng.

“Giếng Ngọc đã tồn tại hơn 1000 năm qua, Giếng không chỉ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sinh hoạt hàng ngày trước đây, mà còn được người dân xem là huyệt đạo, là mắt rồng của làng Kẻ Rị. Từ khi Đền và Chùa bị lãng quên sau Cách mạng Văn hóa, giếng bị bỏ quên. Những năm gần đây, nhà chùa cùng với người dân khôi phục lại, khơi thông mạch khí. Nhưng nay Dự án bảo tồn, tôn tạo đền thờ Lê Văn Hưu lại có kế hoạch thu hẹp lại – thì đây quả là phá di tích chứ đâu phải bảo tồn, tôn tạo, người dân chúng tôi kịch liệt phản đối nếu giếng bị thu hẹp” ông Nguyễn Xuân Phát, người dân Kẻ Rị bức xúc nói.

Sai từ việc làm tắc trách cơ quan quản lý văn hóa địa phương và trung ương.

Khi xây dựng Dự án, người dân không được tham gia. Khi Dự án được thực hiện, người dân phát hiện nhiều bất cập. Lãnh đạo địa phương cũng phát hiện phất cập, nhưng không có kiến nghị kịp thời để chỉnh sửa Dự án. Để xây xong thì chuyện đã rồi, như việc xậy tường rào làm hạn chế lối đi của Chùa và mất mỹ quan cụm di tích. Và sân đền có diện tích không phù hợp với việc tổ chức lễ hội. Vì họ cho rằng Dự án đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phê duyệt, nên không sửa được, cứ thực hiện, sau tính sau.

Thiết nghĩ, dù Dự án do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch duyệt, thì cũng do cơ quan quản lý văn hóa cấp huyện, tỉnh tham mưu, đề xuất. Khi phát hiện thấy bất cập, không thể lấy cớ Bộ đã duyệt nên không sửa được. Việc ứng xử “không văn hóa” của các cơ quan quản lý văn hóa đối với các di tích và ý kiến của người dân, đã gây lãnh phí ngân sách, gây bức xúc của người dân.

Đề nghị các cơ quan chức năng và Bộ VHTTDL sớm lắng nghe ý kiến của người dân, điều chỉnh Dự án, thực hiện đúng theo tên của Dự án “bảo tồn và tôn tạo”.








Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét