TIẾNG KHÓC CÔ ĐỘC CỦA NHÀ VUA
Vua Thành Thái
Tương truyền bài thơ
này được làm năm 1902, khi vua Thành Thái ra Hà Nội dự khánh thành cầu
Paul Doumer (Long Biên), tức cảnh dân tình cơ cực.
VÔ ĐỀ
Võ võ văn văn ý cẩm bào,
Trẫm vi thiên tử độc gian lao.
Tam bôi hoàng tửu quần lê huyết,
Sổ trản thanh trà bách tính cao.
Thiên lệ lạc như dân lệ lạc,
Ca thanh cao xướng khốc thanh cao.
Can qua thử hội vô bàn luận
Ái nhĩ quần sinh phó nhĩ tào.
Dịch nghĩa:
VÔ ĐỀ
Quan võ quan văn khoác áo gấm
Trẫm là thiên tử gian lao một thân trẫm.
Ba chén rượu hoàng cung là máu của dân chúng,
Mấy chén trà xanh là cao xương của trăm họ.
Trời tuôn mưa như nước mắt của dân chúng
Tiếng hát càng cao thì tiếng khóc càng cao.
Chuyện đánh giặc bây giờ không ai bàn luận nữa
Mà lòng xót thương chúng dân thì cũng bỏ mặc cho trẫm!
Cám ơn ông đã cho chúng tôi biết thêm về lịch sử nước nhà, nước Việt Nam
Trả lờiXóaBáy giờ người ta khóc vì trượt mất quyền, tiền!
Trả lờiXóaVua Thành thái khóc vì thấy con dân Việt của mình lầm than cơ cực .Hiện nay, bất cứ trong hoàn cảnh nào dù là thấy dân tình bị lũ cuốn trôi hay môi trường bị hủy hại,...thì vua quan đỏ cũng không khóc , thậm chí cũng không thèm xin lỗi dân khi đảng sai . Đó là điều khác biệt giữa vua Thành Thái (vua Phong Kiến )và vua đỏ hiện nay .
Trả lờiXóaCác đời vua VN xưa đều trị quốc theo giáo huấn của Khổng Tử: Vua lấy dân làm gốc. Vua Thanh Thái đã mở mang cho đất nước nhiều giá trị tân thời trong đó có giao thông và giáo dục.
Trả lờiXóaĐúng là vị vua yêu nước, thương dân
Trả lờiXóa“Ba chén rượu của trẫm là máu của dân”. Thịt bò dát vàng, rượu vang chục ngàn đô là máu của ai?
Trả lờiXóaNăm 1947 vua Thành Thái về nước (sau 40 năm lưu đày)đã xác nhận bài thơ này không phải của ông làm.Bài thơ trên là của Hoàng Cao Khải,Kinh lược sứ Bắc Kỳ.
Trả lờiXóa