Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

LỰA CHỌN VÀ BỔ NHIỆM QUAN CHỨC CÒN KÉM XA THỜI PHONG KIẾN


LỰA CHỌN VÀ BỔ NHIỆM QUAN CHỨC HIỆN NAY 
HÓA RA CÒN KÉM XA THỜI PHONG KIẾN

Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt, London
25 tháng 9 2020

Bình luận từ giới quan sát thời sự về cách thức, chính sách bầu chọn cán bộ lãnh đạo của nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam qua sự kiện Hà Nội vừa bầu và bổ nhiệm tân Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh thay thế ông Nguyễn Đức Chung bị bãi nhiệm.
 
Chính sách và cách thức bầu chọn, bổ nhiệm lãnh đạo ở Việt Nam như qua việc chính quyền Hà Nội bầu một ứng viên duy nhất, ông Chu Ngọc Anh, làm tân Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội thay ông Nguyễn Đức Chung bị bãi nhiệm, xem ra còn "thua kém xa" so với thời phong kiến, ý kiến từ giới quan sát nói với BBC News Tiếng Việt. 

Hôm 24/9/2020, tại một cuộc hội luận thứ Năm với chủ đề 'Hà Nội có tân Chủ tịch: thách thức và cơ hội", Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói với BBC:

“Thông qua với việc chọn lựa, bầu, rồi giới thiệu kiểu bầu như thế này mới thấy rằng nhà nước Việt Nam hiện nay còn thua xa so với triều đại phong kiến trong việc quy hoạch và đào tạo nhân tài. Thậm chí thua nhiều lắm.

“Chúng ta biết rằng ngày xưa, những người đứng đầu một thành phố Kinh đô gọi là chức Đại An phủ sứ. Ông Đại An phủ sứ này được chọn từ đâu? Ông ta được chọn từ trong số 18 ông An phủ sứ là quan đầu tỉnh, tức là đứng đầu 18 lộ của thời Trần.

“Trong 18 vị đó, chọn ra một vị giỏi nhất. Mà ai chọn? Đích thân nhà Vua chọn. Chọn về rồi, không được cử ngay lập tức làm chức An phủ sứ ở Kinh đô, mà người ta gọi là Đại An phủ sứ. Ông An phủ sứ này khi về kinh đô, phải cho một thời gian làm chức vụ gọi là Thẩm hình Viện sự.

“Vị Thẩm hình Viện sự này trông coi việc hình án ở Kinh đô một thời gian, nếu thấy đạt được yêu cầu, bấy giờ nhà Vua mới cử làm Đại An phủ sứ, tức là như chức Chủ tịch Thành phố Hà Nội bây giờ, chứ không phải là chuyện đơn giản.

“Và ngày xưa, đích thân Vua Trần Thái Tông chọn trong 18 người đầu tỉnh của các tỉnh, lúc đó gọi là lộ, để chọn ra. Từ lúc Vua bắt đầu chọn cho đến lúc Vua chọn được là mất tám năm."
 
'Dụng nhân như dụng mộc'?

Trở lại với việc bổ nhiệm các vị Chủ tịch Hà Nội hiện nay và thời gian gần đây, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện bình luận:

"Ở đây, từ ông phụ trách vấn đề khoa sản, là bác sỹ sản khoa như là ông Nguyễn Quốc Triệu, cho đến ông Kiến trúc sư như là ông Nguyễn Thế Thảo, cho đến ông công an như là ông Nguyễn Đức Chung và đến bây giờ là một ông Tiến sỹ về khoa học tự nhiên (vật lý), cho thấy nó không tạo ra và thể hiện một tầm nhìn, hay một sự quy hoạch, hoặc một sự chọn lựa cây gỗ nào vào vị trí nào.

"'Dụng nhân như dụng mộc', các cụ thời xưa từng nói như vậy. Việc 'dùng người' đối với chức Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội này, mà trung ương, Ban Tổ chức Trung ương quyết định chọn ra mà, phải đợi Bộ Chính trị quyết, cho thấy Bộ Chính trị rất lúng túng trong việc này và không hình thành rõ đường hướng nhất định.

"Vì vậy việc chọn người vào chức Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội không có gì mạch lạc cả, cho nên nó trở thành một cái gọi là tư duy nhiệm kỳ. Đó là thứ tư duy nảy sinh ra từ tư duy chọn lựa người vào vị trí chủ tịch thành phố Hà Nội của Trung ương đảng, của Bộ Chính trị và của Ban Tổ chức trung ương.

"Và ông Chu Ngọc Anh trở thành Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thì ông sẽ làm bao nhiêu năm? Nếu muốn biến thành phố Hà Nội này trở thành một trung tâm về khoa học và công nghệ, thì người làm chủ tịch phải có ít nhất là 10 năm mới có thể làm được, còn nếu chỉ hai năm mà sau đó lại đưa đi chỗ khác thì sẽ rất là khó.

"Chúng ta biết rằng để có một thành phố Đà Nẵng như bây giờ, ông cố Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã phải có một quá trình rất là dài," Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với BBC.

9 nhận xét :

  1. Quá đúng, một triều đình đội lốt quy hoạch.
    Cách chọn nhân tài theo cách Đảng chỉ. 14 ông trong cái triều đình có tên gọi là Bộ Chính Trị quyết tất cả, các tổ chức khác như QH, HĐND, MTTQ... chỉ là các tổ chức giơ tay theo. Hãy xem cả năm nay họ ngồi xếp ghế cho cả hệ thống công quyền cả nước, người dân ở đâu? họ có quyền gì? câu nói cửa miệng của họ “của dân, do dân, vì dân” chỉ là trò bịp bợm. Bầu Tân CT TPHN Chu Ngọc Anh chỉ là cái gật đầu của BCT. HĐND TPHN chỉ có quyền bỏ phiếu cho 1 người duy nhất mà họ đưa ra. Thử xem bao nhiêu người được quy hoạch kể cả UB BCT đã vào lò bởi chính cái tổ chức đã quy hoạch họ. ĐH nào cũng quy hoạch cũng “chuẩn bị CB kỹ càng” nhưng xem các tỉnh hiện nay đi, sôi động đi mua phiếu bầu cho người được quy hoạch kể cả cấp TƯ. Ai tin chứ người dân như tôi thì không tin đâu

    Trả lờiXóa
  2. Kẻ sĩ ngày xưa người ta trọng cái nhân cách! Người bổ nhiệm kính trọng cái nhân cách của người được bổ nhiệm, vì thế có khi người ta đem cả cái sinh mạng của mình ra để tiến cử người tài!
    Ngày nay có biết thế nào là nhân cách, ngày nay nó chỉ vục đầu vào miếng ăn mà thôi! Có khi chỉ vì miếng ăn mà nó bắn nhau chết ở trụ sở đảng như Yên Bái chẳng hạn! Kinh lắm!

    Trả lờiXóa
  3. Việc chọn người là BT, UVTW, chủ tịch,... ở Việt Nam là do Bộ chính trị chọn, tiêu chí đầu tiên là phải kinh qua hệ thống chính trị của CSVN từ thấp đến cao. BCTCSVN hãy sang Campuchia mà học cách làm về giáo dục và chọn BT bộ giáo dục: Bộ trưởng thực tâm, giáo dục Campuchia cải cách thực chất được quốc tế công nhận.
    https://tuoitre.vn/bo-truong-thuc-tam-giao-duc-campuchia-cai-cach-thuc-chat-duoc-quoc-te-cong-nhan-20200927083401627.htm

    Trả lờiXóa
  4. Thời nay cứ có tiền là chức nào cũng mua được hết (sẽ thu hồi "vốn" nhanh sau khi yên vị). Cóc cần tài năng, đức độ.

    Trả lờiXóa
  5. Hôm trước trên bài nói về cách xử lý của các triều đại trước cách đây gần 1000 năm đã biết cách thực nghiệm hiện trường mà vụ án chết cháy Đồng Tâm không chịu làm mới thấy rõ là CSVN thời nay thua cha ông mình cả ngàn năm, nói chi đến chuyện chọn người làm quan hiện nay. Xem lại bộ luật Hồng Đức thì thấy rõ luật của CSVN thời nay còn thua kém, mất dân chủ hàng vạn lần so với luật Hồng Đức ngày xưa!!!

    Trả lờiXóa
  6. Nghe nói ông Ngô Đình Diệm cũng chọn các tỉnh trưởng và bộ trưởng của VNCH như các vua ngày xưa.
    Còn CSVN chọn cán bộ thì phải là phe cánh với nhau và tiêu chuẩn số 1 (mặc dù là giả vờ) vẫn là trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác Lê chứ không phải với đất nước và tổ quốc Việt nam.

    Trả lờiXóa
  7. Chính vì CSVN có cách chọn cán bộ như vậy nên đã có nhiều tướng lĩnh, lãnh đạo quân đội, công an, bộ trưởng, chủ tịch,... với học vị học hàm ngất ngưởng. Những cán bộ đảng viên xuất hiện trên báo chí cách mạng như những tấm gương cao cả, chói lọi nhưng rồi lại giống như những ngôi sao sa, tắt lịm trong bầu trời đen đặc của tội lỗi.
    Vậy điều ấy nói lên cái gì?
    Nó nói lên rằng là do cách chọn người tài theo lối Mác Lê giả vờ, sự hư hỏng là cả một hệ thống. Chỉ có đồng chí chưa bị lộ là chưa phơi bày bản chất thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Với cách dụng nhân như hiện nay. Vhawcs chắn không thể tìm ra những người thực sự tài năng. Vì không có cạnh tranh. Người dân bị gạt ra bên lề, không được tham vấn hay phản biện về người sẽ lãnh đạo họ. Thời Nguyễn, luật Gia Long đã quy định rất rõ ràng, đối với những người đỗ đạt qua các kỳ thi. Sẽ được triều đình bổ nhiệm làm quan tại những nơi phên dậu vunhf dâu vùng xa. Sau ít nhất 3 năm nếu chứng minh được năng lực, được người dân tin yêu. Khi đó mới được bổ nhiệm bào vị ỷis cao hơn. Điều kiện tiên quyết, không được làm quan tại quê nhà! Việc bổ nhiệm quan chức ngày nay chắc chắn thua xa ông cha ta thưở trước.

    Trả lờiXóa
  9. Cũng ngày 25/9/của 5 năm về trước , ông Nguyễn Đức Chung một mình một ngựa tiến đến cái ghế Chủ tịch tp HN, rồi hôm nay 25/9/2020 người ta lại bỏ phiếu bãi nhiệm ông chung và đưa ông Chu Ngọc anh ngồi vào ghế Chủ tịch đó . Dù ông Triệu ,ông Thảo, ông Chung , hay ông Anh thì vẫn thế thôi, có khi càng về sau càng không bằng trước vì vẫn là đảng cử dân bầu , không biết cũng ngày này của 5 năm tới ông Chu Ngọc Anh sẽ thế nào ?

    Trả lờiXóa