Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

CẦN THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG BỞI CƠ QUAN ĐIỀU TRA ĐỘC LẬP


Trịnh Bá Phương

Cần thực nghiệm hiện trường bởi cơ quan điều tra độc lập để làm rõ các nội dung trong bản kết luận điều tra số 210/ PC01 (Đ3) của cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hà Nội

Một số chi tiết cần phải làm rõ:

1/ Trích bản kết luận điều tra: " Doanh chạy vào cửa tum thấy 01 can xăng màu trắng loại 20 lít (bên trong còn khoảng 5 - 6 lít xăng)"

"Chức dùng chậu đổ 3 - 5 lần xuống hố, cứ 3 - 5 phút thì đổ một lần"

Kết luận điều tra là cả 3 cái xác bị cháy than hoá bởi một lượng xăng như trên.


Cần thực nghiệm hiện trường trong điều kiện cả đội quân bắn đạn từ dưới đường lên mái nhà ( xem ảnh 1,2,3,4,5 hướng bắn từ phía trước và phía sau nhà, các vỏ đạn súng quân dụng và vỏ đạn hơi cay)

2/ Trong bản kết luận điều tra có đoạn:

" Khi phá khóa cửa ngách (cửa vào khu bếp), Tổ công tác phát hiện Lê Đình Kình đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay phải đứng sát cửa ra vào phòng ngủ phía trong, lưng quay về phía Tổ công tác nên sử dụng súng nhằm hướng về phía đối tượng, cách vị trí của Kình khoảng 2 - 2,5m và nổ súng 2 lần khiến đối tượng Kình bị thương ở vùng lưng và ngã vào trong phòng, đầu hướng vào trong, chân hướng ra cửa phòng. Ngay lúc này, 01 chó nghiệp vụ lao vào phòng cắn vào đầu gối chân trái của Kình và lôi ra ngoài phòng khách tầng 1 nhà Kình. Khi lực lượng Công an tiến hành áp sát thì thấy Lê Đình Kình đã chết trong tư thế nằm ngửa, trên tay phải của Kình vẫn cầm 01 quả lựu đạn"

Phòng ngủ cụ Kình trong ô kẻ đỏ (ảnh 6) vậy kẻ nổ súng đứng ở vị trí nào? cách 2-2,5m thì kẻ nổ súng trong tổ công tác chỉ có thể đứng phía sau bức tường nhà hoặc đứng sát cửa bếp mới có đủ khoảng cách 2-2,5m. nhưng nếu đứng phía sau bức tường thì không thể bắn qua bức tường trúng vào lưng cụ Kình, nếu đứng trước bức tường với chiều ngang lối đi chỉ rộng chừng 0,8m đến 1m. cho dù bắn bằng súng ngắn hoặc súng AK thì mũi súng cũng chỉ cách lưng cụ Kình vài cm, không thể có cự ly bắn 2m-2,5m. Mà nếu đứng sát của ngách bếp để có đủ khoảng cách như kết luận điều tra thì cần phải làm rõ chi tiết sau:

Cụ Kình đứng sát cửa phòng ngủ ở phía trong (ông Hiểu đứng sát cụ Kình phía trong phòng ngủ theo bản kết luận) thì tầm góc bắn không thể bắn trúng lưng cụ Kình được mà với góc bắn đó thì đạn chỉ có thể bắn vào mép cửa phòng.

và nếu cụ Kình đứng sát cửa phía ngoài và quay lưng về phía tổ công tác thì khi trúng 2 phát đạn thì cụ Kình không thể ngã theo hướng ngang như bản kết luận là cụ Kình ngã đầu hướng trong phòng, chân hướng ra cửa. mà theo lẽ tự nhiên khi bị tác động bởi lực bắn thì cụ Kình phải ngã về phía dọc hành lang.

Trong khi dấu vết tại hiện trường (ảnh 7) rất nhiều máu ở trong phòng ngủ, chứ không không phải ở phía ngoài cửa, gia đình cụ Kình còn tìm thấy 1 bao tải nhét ở dưới gầm giường, trong tải chứa đầy máu được lau bởi quần áo có sẵn trong phòng.

3/ hãy xem clip (trong comment 1) vết thương này có phải là do chó nghiệp vụ gây ra không? cả phần xương bánh chè bị mất hẳn, xung quanh đầu gối không hề có bất kỳ vết răng của chó cắn.

Theo lẽ thường khi bị bắn vào lưng thì cụ Kình ngã úp mặt, vậy mà chó lại cắn vào đầu gối? rồi sau đó lôi ra phòng khách thì cụ Kình lại chết trong tư thế nằm ngửa?

4/ Kể từ lúc bị bắn đến khi chó nghiệp vụ cắn vào đầu gối chân trái cụ Kình rồi lôi ra ngoài phòng khách, cụ Kình chết trong tư thế nằm ngửa mà trên tay vẫn còn có thể cầm quả lựu đạn?

5/ Trong bản kết luận điều tra có đoạn:

"Khi thấy Chức đang cầm chậu nhựa đựng xăng để tiếp tục đổ xuống hố và hất về phía tổ công tác thì 01 thành viên trong Tổ công tác sử dụng súng đứng ở vị trí phía sau tum nhà Chức (gần téc nước) bắn 02 phát về phía Chức khiến chậu xăng bị hất tung và Chức bị thương ở đầu, lăn vào trong

Chức nằm trên mái tầng 2 nhà Lê Đình Hợi, khi thấy 01 đối tượng khác hỏi “còn hàng không” (không xác định được đối tượng hỏi), Chức lấy quả lựu đạn còn lại cầm trong tay"


Anh Chức bị thương ở đầu, vài tháng sau khi luật sư vào gặp thấy có dấu hiệu đi lại khó khăn, bị liệt nửa người và phần đầu bị khuyết mảng hộp sọ, vậy mà lúc ấy anh Chức vẫn còn có thể " lấy quả lựu đạn cầm trong tay" được sao?

6/ Vài chi tiết phi lý nữa trong nội dung kết luận điều tra dưới đây:

Cụ Kình đang chốt khoá cửa, ông Hiểu xuống gọi cửa thì cụ Kình mở cửa rồi nói ' cứ cố thủ ở đây' , Như vậy khi ông Hiểu vào thì cụ Kình phải khoá cửa lại như tình trạng trước đó chứ. nhưng diễn biến sau đó trong kết luận điều tra có viết, tổ công tác mở cửa ngách phía bếp thì bị cụ Kình cầm dao chọc trúng ngón tay một viên công an. vậy tại sao cụ Kình đang cố thủ trong phòng lại rời khỏi phòng mở cửa đi ra cửa bếp?

Bản kết luận cũng viết: khi cụ Kình mở cửa thì ông Hiểu thấy cụ Kình cầm tuýt sắt, sau đó lại viết do ông Hiểu thấy nhiều khói cay nên không quan sát được xung quanh? không quan sát được xung quanh mà lại thấy cụ Kình cầm tuýt sắt? và nếu vậy thì cụ Kình cũng bị cay mắt và không đột nhiên cụ Kình lại mở cửa rồi cầm dao ra khe cửa bếp để chọc vào ngón tay viên công an, rồi sau đó lại đi vào phòng. và khi cửa ngách ở bếp bị phá tổ công tác tiến vào thì cụ Kình lại đứng quay lưng về phía tổ công tác để bị bắn từ phía sau?

Xem ảnh 8. phần lưng cụ Kình không thấy có dấu vết đạn bắn mà phía trước ngực giữa tim thì có dấu vết thủng ngực.

Trích bản kết luận điều tra:

" Bùi Viết Hiểu chạy từ tầng 2 xuống phòng ngủ phía trong tầng 1 nhà Kình thì Kình chốt khóa trong, Hiểu gọi Kình mở cửa thấy Kình có cầm 01 tuýp sắt và cùng đứng nép vào tường cùng Kình (trong phòng không có điện). Hiểu thấy có nhiều khói cay và nghe thấy có tiếng chuông điện thoại thì Kình bảo: "Tắt đi, cứ cố thủ ở đây không sợ đâu, nó vào đây thì nó cũng chết". Hiểu đứng ở vị trí sát tường phía trong phòng ngủ, Kình đứng bên ngoài. Do bị khói cay nên Hiểu không quan sát được xung quanh..."

"Đồng thời, khi Tổ công tác đang áp sát để vào từ cửa tầng 2 bắt giữ các đối tượng thì 01 Tổ công tác khác được lệnh trấn áp, bắt giữ các đối tượng từ phía cổng nhà Lê Đình Kình. Khi áp sát cửa chính thì Tổ công tác nghe thấy có tiếng hô: “Vào là tao ném lựu đạn”, Tổ công tác đã bắn chỉ thiên cảnh cáo nhưng thấy có đối tượng nhiều lần hô, đe dọa như trên nên tổ công tác nổ súng vào cửa chính để trấn áp và tiến hành mở cửa. Đồng thời, tiến hành đột nhập từ ngách bên trái nhà Kình theo hướng cửa sắt sau (lối vào bếp nhà Kình) nhưng không mở được, chỉ hé được khe cửa thì bị Lê Đình Kình chọc lưỡi dao qua khe cửa trúng, làm xước ngón cái tay phải 01 đồng chí Công an"

7/ Đọc kỹ nội dung kết luận điều tra dưới đây cho thấy là cụ Kình đã bị bắn chết trước khi có bất kỳ viên cảnh sát nào đi vào phòng ngủ của cụ, chỉ duy nhất có con chó nghiệp vụ lao vào cắn đầu gối trái cụ Kình rồi lôi ra phòng khách. Trong khi vợ cụ Kình là cụ Dư Thị Thành cho biết khi công an vào phòng bịt mồm, khoá tay cụ rồi lôi ra ngoài, lúc đó cụ Thành chứng kiến chồng mình vẫn còn sống trong phòng, trước đó cụ Thành thấy cụ Kình bị sặc hơi cay khó chịu quá nên cụ Thành phải lấy cái mũ len đi nhúng nước rồi đưa cho cụ Kình, đến khi bị bắt lên đồn Miếu Môn cụ Thành vẫn không nghĩ rằng chồng mình đã chết. Như vậy có thể khẳng định một điều là thời điểm cụ Kình bị bắt chết phải là sau khi đưa cụ Thành ra ngoài chứ không phải là bắn chết ngay khi phá cửa ngách bếp, thời điểm đó tổ công tác vẫn chưa đột nhập vào phòng đưa cụ Thành đi.

Trích bản kết luận điều tra:

"Tổ công tác mở cửa, tiến vào phòng khách nhà Lê Đình Kình thì bắt được Lê Đình Quân. Khi vào đến phòng ngủ phía ngoài tầng 1 (cạnh cầu thang) nhà Kình, Tổ công tác đã kêu gọi các đối tượng trong phòng mở khóa và đầu hàng nhưng các đối tượng không thực hiện. Tổ công tác đã đập vỡ cửa kính áp sát, bắt được các đối tượng Doanh, Tuyển, Hải, Đục, Lụa, Thành đang trốn ở trong phòng. Tổ công tác tiếp tục áp sát phòng ngủ phía trong tầng 1 nhà Lê Đình Kình.

Khi thấy Tổ công tác, đối tượng ở phòng ngủ phía trong dùng dao phóng lợn ném ra nhưng không trúng ai, tiếp đó có 01 đối tượng ném 01 (một) quả lựu đạn ra hành lang về phía Tổ công tác nhưng quả lựu đạn không nổ (Cơ quan Công an đã thu giữ quả lựu đạn tại hành lang trước của phòng ngủ cạnh phòng khách nhà Lê Đình Kình). Tổ công tác rút khỏi phòng khách ra sân nhà Kình, đồng thời dẫn, thả 02 chó nghiệp vụ hỗ trợ, 01 chó nghiệp vụ vào phòng khách nhà Lê Đình Kình để rà soát. Một số đồng chỉ khác dắt theo 01 chó nghiệp vụ đi vòng theo ngách bên trái nhà Kình, áp sát cửa ngách sau nhà Lê Đình Kình. Khi phá khóa cửa ngách (cửa vào khu bếp), Tổ công tác phát hiện Lê Đình Kình đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay phải đứng sát cửa ra vào phòng ngủ phía trong, lưng quay về phía Tổ công tác nên sử dụng súng nhằm hướng về phía đối tượng, cách vị trí của Kình khoảng 2 - 2,5m và nổ súng 2 lần khiến đối tượng Kình bị thương ở vùng lưng và ngã vào trong phòng, đầu hướng vào trong, chân hướng ra cửa phòng. Ngay lúc này, 01 chó nghiệp vụ lao vào phòng cắn vào đầu gối chân trái của Kình và lôi ra ngoài phòng khách tầng 1 nhà Kình."




 



 
 

3 nhận xét :

  1. Hàng ngàn lính tinh nhuệ giết một cụ già ngoài 80 tuổi đau yếu liên miên, vậy mà sau đó
    cả một bộ máy bạo lực khổng lồ còn vẽ được 47 trang giấy mô tả cụ già ngoài 80 ấy như một lính biệt kích tuổi hai mươi! Hay! Hay! Hay!

    Trả lờiXóa
  2. Đề nghị Quốc hội thành lập đoàn điều tra đặc biệt do các đại biểu có tâm và có tầm (như Ô Nhưỡng, Ông Nghĩa, Ông Lê Thanh Vân, Đương Trung Quốc …) – khi làm việc tuyên thệ chỉ mục đích phục vụ Nhân dân và tuân thủ luật pháp kiểm tra hành động gọi là „công vụ“ trên trước hết có hợp hiến, hợp pháp, hợp lý, hợp tình, liệu có đúng đạo lý và sau đó kiểm tra về chi tiết đổ tội, nhất là âm mưu và tội giết người là những đổ tội rất nặng mà theo tôi nếu chứng minh với lượng xăng ít ỏi, thiếu khí (hố sâu) và đạn bắn như mưa, đoàn quân dầy đặc thì tôi tin hóa giải, bác bỏ những điều đổ tội không khó. Chỉ cần ai có khả năng và muốn tìm sự thật bỏ tiền ra đào hố sâu có xây gạch phía dưới như hố thiêu nói trên và sau đó cho 3 xác động vật khối lượng như 3 người lớn và cho hẳn 6 lít xăng xuống đốt xem mức độ cháy thế nào sẽ lòi ra ai dối trá ở đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần đối chiếu cả với CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ mà Việt nam đã ký kết ngày 24/9/1982 https://moj.gov.vn/tttp/thongbao/Lists/ThongBao/Attachments/15/1.%20Cong%20uoc%20ICCPR%20-%20VN.pdf
      Trong đó đặc biệt lưu ý tới các Quyền như quyền được sống: „Điều 6. 1. Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.“
      Và các quyền khac tại các Điều như:

      Xóa