Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

CẦN LÀM RÕ BẰNG CẤP VÀ CON ĐƯỜNG TIẾN THÂN CỦA PHONG


Trương Châu Hữu Danh

PHÓ CHÁNH ÁN TOÀ CẤP CAO GÂY “BÃO” NGHỊ TRƯỜNG: 
TỐT NGHIỆP NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Phó chánh án toà Cấp cao - ông Phạm Hồng Phong, người có phát ngôn gây “bão” tại nghị trường về vụ án Hồ Duy Hải khi cho rằng những câu hỏi về khuất tất của vụ án này là “bị lực lượng chống phá lợi dụng”. Quan toà Phong tỏ ra cảnh giác với “các thế lực thù địch phản động đang đòi tam quyền phân lập”.

Con đường để ông Phong đi lên thành một thẩm phán khá đặc biệt. Ông Phong tốt nghiệp khoa Quản lý Kinh tế Nông Nghiệp tại trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang vào năm 1987.


Từ năm 1991-1997, ông Phong kinh qua các cơ quan: Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang, Phó Chủ tịch Uỷ ban xã Long Trị, phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Long Mỹ (Hậu Giang).

Đến 7.1997, ông Phong đột ngột chuyển sang ngành Toà án và trở thành Phó Chánh án huyện Long Mỹ (Hậu Giang).

Từ đó, ông Phong thăng tiến trong ngành Toà án khi nắm giữ các vị trí quan trọng như Phó Chánh án, Chánh án toà án tỉnh Hậu Giang. Năm 2018, chánh án toà Tối cao Nguyễn Hoà Bình bổ nhiệm ông Phong làm Phó Chánh án toà Cấp cao tại TP.HCM.

Trong suốt quá trình thăng tiến, không thấy tiểu sử của ông Phạm Hồng Phong nhắc đến việc ông này từng tốt nghiệp Cử nhân Luật - một điều kiện bắt buộc để bổ nhiệm Thẩm phán. Theo tiểu sử chính thức của ông Phong, mục Chuyên môn để Thạc sĩ Luật, Cử quản lý Kinh tế Nông nghiệp.

Có lẽ con đường thăng tiến và chuyên môn như vậy nên mối quan tâm của ông Phạm Hồng Phong - một Chánh án, là “thế lực thù địch chống phá” chứ không phải là công lý?
_____________
Khách Ẩn danh

21:36 14 tháng 6, 2020

Vào thời kỳ sau giải phóng, Trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang năm 1987 được đổi tên thành Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức tỉnh Hậu Giang. Sau đó theo Quyết định số 02/QĐ.UBT.88, ngày 06 tháng 01 năm 1988 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc đổi tên Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm Đại học Tại chức tỉnh Hậu Giang.


Như vậy, Phạm Hồng Phong tốt nghiệp trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang năm 1987 chỉ là tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp, sau đó có thể tay này xoay xở được bằng đại học tại chức khi trường này được đổi tên thành Trung tâm Đại học Tại chức tỉnh Hậu Giang.

Nên nhớ là ngành quản lý kinh tế nông nghiệp lúc đó chỉ có ở Đại học Cần thơ và đại học Nông lâm Tp HCM mà thôi.

THời kỳ 1980 - 1990 là thời kỳ nhập nhàm của hệ tại chức, nhiều người là cán bộ nhà nước đã hợp thức hóa các bằng cấp trung cấp nghề của mình thành bằng đại học tại chức rất dễ dàng.

Còn sau này, tay này cũng lại chạy được bằng thạc sĩ luật (không biết của trường nào, có lẽ là đại học luật Tp HCM) để từ đó, hắn chạy vào làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Luật vào năm 2016.

Tay này giỏi chạy thật vì theo luật giáo dục đại học, người không có bằng cử nhân Luật thì không được học Cao học luật, vậy mà hắn không những chạy được bằng thạc sĩ luật mà còn làm tiến sĩ luật nữa. Không biết hắn đang làm tiến sĩ luật ở đại học nào để chúng ta làm rõ việc này. Một người chạy bằng cấp từ trung cấp lên tiến sĩ như vậy mà bây giờ lại làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thì thật là nguy hiểm cho xã hội!!!


20 nhận xét :

  1. Không hiểu có mấy quốc gia mà quốc hội thấy toàn quan chức công an, nay thêm quan chức tòa án. Thú vị nhất là khi đến khâu nói về nghành (mất quyền ở lĩnh vực nào như giám định kỹ thuật hình sự, hay bị nói động chạm đến nghành mình …) thì các vị nhao nhao phản đối, bảo vệ nghành bằng mọi giá, trong khi qua lời các vị không thấy bóng dáng nhân dân ở đâu cả. Đúng là dân Việt Nam dại, bầu các nghị không gật thì chỉ lo lợi ích nhóm kiểu này thì quá dại thì nay thiệt thân thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chắn Phong đã có bằng tại chức Luật. Vấn đề là hắn ta có học thật hay không mà thôi. Nhiều đồng chí lãnh đạo khai trong lý lịch là cử nhân Luật. Chứng tỏ thời kỳ này bằng cử nhân Luật rats dễ lấy. Còn bằng cao học còn dễ hơn nữa. Đó là nguồn cơn của chất lượng các cán bộ tố tụng điều tra. Kiểm sát. Toà án quá kém như hiện nay.

      Xóa
    2. dân lấy tư cách gì mà bầu với cử,ông nằm mơ à .

      Xóa
  2. Đấy! Phạm Hồng Phong được Nguyễn Hòa Bình bổ nhiệm làm phó chánh tòa cấp cao đấy! Lòai đồng dạng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì đúng là " Ngưu tầm ngưu mã tầm mã " .

      Xóa
  3. Vào thời kỳ sau giải phóng, Trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang năm 1987 được đổi tên thành Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức tỉnh Hậu Giang. Sau đó theo Quyết định số 02/QĐ.UBT.88, ngày 06 tháng 01 năm 1988 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc đổi tên Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm Đại học Tại chức tỉnh Hậu Giang.
    Như vậy, Phạm Hồng Phong tốt nghiệp trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang năm 1987 chỉ là tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp, sau đó có thể tay này xoay xở được bằng đại học tại chức khi trường này được đổi tên thành Trung tâm Đại học Tại chức tỉnh Hậu Giang.
    Nên nhớ là ngành quản lý kinh tế nông nghiệp lúc đó chỉ có ở Đại học Cần thơ và đại học Nông lâm Tp HCM mà thôi.
    THời kỳ 1980 - 1990 là thời kỳ nhập nhàm của hệ tại chức, nhiều người là cán bộ nhà nước đã hợp thức hóa các bằng cấp trung cấp nghề của mình thành bằng đại học tại chức rất dễ dàng.
    Còn sau này, tay này cũng lại chạy được bằng thạc sĩ luật (không biết của trường nào, có lẽ là đại học luật Tp HCM) để từ đó, hắn chạy vào làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Luật vào năm 2016.
    Tay này giỏi chạy thật vì theo luật giáo dục đại học, người không có bằng cử nhân Luật thì không được học Cao học luật, vậy mà hắn không những chạy được bằng thạc sĩ luật mà còn làm tiến sĩ luật nữa. Không biết hắn đang làm tiến sĩ luật ở đại học nào để chúng ta làm rõ việc này. Một người chạy bằng cấp từ trung cấp lên tiến sĩ như vậy mà bây giờ lại làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thì thật là nguy hiểm cho xã hội!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời điểm năm 1987 cho đến 1990 hay giai đoạn 1990 - 1995, chưa có phong trào liên kết đại học với trung cấp, do vậy không thể có chuyện trường đại học Cân thơ hay Nông Lâm Tp HCM liên kết với trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang để dạy và cấp bằng đại học ngành quản lý kinh tế nông nghiệp cả. Vậy ông Phong rõ ràng đã dùng bằng trung cấp của mình, sửa chữa lại + chạy tiền để có được sự công nhận là tốt nghiệp đại học tại chức ngành này của một trong 2 trường Cần thơ hoặc Nông lâm.
      Điều ngạc nhiên là cho dù ông Phong có bằng cử nhân tại chức đại học ngành quản lý kinh tế nông nghiệp thì ông này vẫn không thể đăng ký học và lấy bằng thạc sĩ Luật được vì 2 lý do vi phạm luật giáo dục: trái ngành đào tạo và trái hệ đào tạo (tại chức không được học hệ chính quy).
      Do vậy, nếu lý lịch trình độ/chuyên môn của Phó Chánh án Phạm Hồng Phong không thuộc diện MẬT, cá nhân ông Phong hay TAND cấp cao Tp HCM nên công khai, tránh dư luận không hay.
      Riêng ý kiến dễ làm tổn thương ĐBQH của ông Phong tại nghị trường hôm 13/6, bị đánh giá là khá non kém, ẩu tả, thiện cận trong diễn đạt. Đó không phải phẩm chất nên có của một lãnh đạo tòa án, nhất là tòa cấp cao và lại là người "có học vấn cao".
      Nên, việc công khai trình độ/chuyên môn của ông Phó Chánh án Phạm Hồng Phong là cần thiết để chứng minh đó chỉ là một “tai nạn” sẩy mồm lỡ miệng!!!.
      NHƯNG MỘT NGƯỜI LÀM TRÁI LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NAY LẠI LÀM PHÓ CHÁNH TÒA CẤP CAO THÍ ĐÚNG LÀ GÂY NGUY HẠI CHO XÃ HỘI THẬT!

      Xóa
  4. Tin đâu như sét đánh ngang
    Phong làm văn hóa chuyển sang ngồi tòa
    Dân tình thấy vậy khóc òa...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần thằng dốt để dễ sai khiến .

      Xóa
  5. Không gì bằng có cao cấp lý luận chính trị!

    Trả lờiXóa
  6. Mà soeur Vui vẻ nói thằng Phạm Hồng Phong chỉ là một thằng bán hạt giống cây mà leo lên làm phó chánh án tòa án câp cao. Ma soeur Vui vẻ nói rằng Việt Nam siêu đẳng làm được những điều thế giới, bố cả thế giới, còn chưa làm được!

    Trả lờiXóa
  7. Ma soeur Vui Vẻ nói thằng Phạm Hồng Phong này lúc trước chỉ đi hốt phân, bởi vì nó học ở trường địa phương, trình độ chỉ là trung cấp nông nghiẹp, chưa đủ sức thụ tinh cho heo, chó, ngựa mà chỉ là dọn phân thôi! Vậy mà Nguyễn Hoà Bình kéo nó lên ngồi chễm chệ làm phó chánh toà cấp cao. Ông Trunp hay Putin nghe tin này còn phải đắp chăn bông, còn phản động nghe tin này thì phải rụng rời!!!

    Trả lờiXóa
  8. ông Phong từ 1 trung cấp Nông nghiệp thành một thẩm phán. Là một sự kiện không bình thường.
    Ông Phong tốt nghiệp khoa Quản lý Kinh tế Nông Nghiệp tại trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang.
    Nay là Chánh án, Chánh án toà án tỉnh Hậu Giang.
    Những cán bộ này đáng lý ra làm Nông dân "Theo đít con trâu' mới đúng ngành nghề được đào tạo. Bỗng dưng trở thành Chánh Án Tòa án ND tỉnh, vậy nên án oan sai là chuyện bình thường?

    Những cán bộ như ông này đã chiếm chỗ của các sinh viên ưu tú tài giỏi không còn hy vọng thăng tiến và mất cơ hội việc làm.

    Nhân việc con gái tôi Tốt nghiệp Đại học y Hà Nội chuyên ngành Bác sỹ đa khoa (Báo cáo Luận văn TN bằng tiếng Anh loại khá, ngoài ra cháu còn thông thạo tiếng Trung) Nhưng gõ cửa khắp các BV công không ai sử dụng.
    Nhìn tấm ảnh chụp trường Đại học Y Hà Nội có treo Biển "Hiền tài nguyên khí của Quốc gia". Tôi bỗng động lòng trắc ẩn ngẫu hứng ra mấy câu thơ làm con gái tôi buồn tủi thân, nó khóc mãi.

    HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT
    "Hiền tài nguyên khí của Quốc gia"

    Không tiền xin việc cũng ra đứng đường
    Người ơi đừng qua coi thường
    Ngu lâu dốt đặc lắm tiền vẫn hơn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TBT Nông Đức Mạnh suất thân từ trung cấp Nông Lâm Thái nguyên vẫ làm tới TBT 2 khóa liên tục đó thôi ?
      Ông này mới chánh án.

      Xóa
  9. Cán bộ như ông Phong đang thực sự là mầm họa cho dân tộc.
    Một Nông dân đích thực làm chánh án, thẩm phán quan Quan Tòa cao nhất đầu tỉnh của ngành tư pháp như vậy không oan sai mới là chuyện lạ. ?
    Tự diễn biến, tự chuyển hóa là đây chứ tìm đâu xa ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã có bằng " chính trị cao cấp " thì có tài lãnh đạo ... tất cả các lĩnh vực .

      Xóa
  10. quan này quen với lợn .bò
    luật rừng.luật rú đem cho xử người
    Việt Nam đất nước ta ơi
    tìm đâu pháp luật rối bời hơn ta!
    HƯƠNG DƯƠNG THU

    Trả lờiXóa
  11. Giờ mà làm bia TS như kiểu ở Văn Miếu Quôc Tử Giám thời xưa, có lẽ phải hết mất cả núi đá.

    Trả lờiXóa
  12. Một trong những ông tổ của CS, Lênin đã nói một câu bất hủ: “Lòng nhiệt tình cộng với sự ngu dốt bằng sự phá hoại”.
    CSVN hiện nay có rất nhiều bọn ngu dốt nhưng vẫn "nhiệt tình vì lý tưởng CS (Tự sướng theo chủ nghĩa AQ)" như Phạm Hồng Phong này.

    Trả lờiXóa