Quyết định tử hình Hồ Duy Hải có thể bị xét lại
VNE
Chủ nhật, 10/5/2020, 00:23 (GMT+7)
Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao đã bác kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải, song nếu quyết định này vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể bị xét lại.
Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán (HĐTP) TAND Tối cao có hiệu lực ngay ngày 8/5 - tức bản án tử hình Hồ Duy Hải (35 tuổi, ngụ Long An) có hiệu lực ngay. Theo tố tụng, đây là phán quyết cuối cùng nhưng không có nghĩa là vụ án kết thúc, nếu gia đình bị án tiếp tục kêu oan.
VNE
Chủ nhật, 10/5/2020, 00:23 (GMT+7)
Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao đã bác kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải, song nếu quyết định này vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể bị xét lại.
Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán (HĐTP) TAND Tối cao có hiệu lực ngay ngày 8/5 - tức bản án tử hình Hồ Duy Hải (35 tuổi, ngụ Long An) có hiệu lực ngay. Theo tố tụng, đây là phán quyết cuối cùng nhưng không có nghĩa là vụ án kết thúc, nếu gia đình bị án tiếp tục kêu oan.
Theo
luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Hồ Duy Hải vẫn có hy vọng
vụ án được xem xét lại. Bởi Điều 404 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy
định, khi có căn cứ xác định quyết định của HĐTP TAND Tối cao có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng, hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới làm
thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà HĐTP TAND Tối cao không biết khi
ra quyết định.
Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu
cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao kiến nghị,
Chánh án TAND Tối cao đề nghị thì HĐTP TAND Tối cao phải mở phiên họp để
xem xét lại quyết định đó.
Trong trường hợp Ủy ban
Thường vụ Quốc hội yêu cầu, Chánh án TAND Tối cao có trách nhiệm báo
cáo HĐTP TAND Tối cao để xem xét lại quyết định của mình. Nếu Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao kiến nghị thì HĐTP TAND Tối
cao mở phiên họp xem xét kiến nghị.
Hiện, Hải vẫn
có quyền gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước. Nếu được chấp nhận, có thể
sẽ được giảm từ án tử hình xuống chung thân.
Bị cáo Hồ Duy Hải tại phiên tòa phúc thẩm năm 2009. Ảnh: Vũ Mai.
Cùng quan điểm, luật sư Huỳnh Thanh Thi (Đoàn
luật sư TP HCM) cho rằng, vụ án có thể được xem xét lại bằng một Nghị
quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể là Ủy ban Tư pháp Quốc hội
phải đề nghị. "Đây mới là cánh cửa cuối cùng đối với Hồ Duy Hải. Tuy
nhiên, xưa nay chưa có tiền lệ. Hy vọng, vụ án này sẽ là trường hợp đặc
biệt được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và kiến nghị giải quyết để
làm sáng tỏ những khúc mắc", luật sư Thi nói.
Ngoài ra, theo luật sư Đỗ Hải Bình (Đoàn luật sư TP HCM), Hồ Duy Hải vẫn còn cơ hội thoát án tử hình nếu cơ quan chức năng phát hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất, sự thật của vụ án.
Ví dụ, có người ra đầu thú, khai nhận là hung thủ thật sự và cung cấp
các chứng cứ khách quan để xác định sự thật của vụ án. Hoặc có người thu
thập, cung cấp được chứng cứ mới chứng minh Hải không phải là hung thủ.
Khi đó vụ án sẽ được giải quyết theo trình tự tái thẩm - quy định tại
Điều 398 Bộ Luật tố tụng Hình sự.
Đánh giá việc HĐTP TAND Tối cao bác kháng nghị của VKSND cùng cấp, luật
sư Huỳnh Thanh Thi cho biết ông cùng nhiều đồng nghiệp khá bất ngờ và
không hài lòng với phán quyết này. Bởi, quá trình giải quyết vụ án có
quá nhiều sai phạm và chứng cứ chưa được làm rõ. "Trong vụ án hình sự,
yếu tố quan trọng nhất là vật chứng và dấu vân tay. Nhưng hai cơ sở này
đều chưa được chứng minh một cách thuyết phục thì không thể kết án tử
hình. Đây là một trọng án, nếu HĐTP huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm để điều
tra lại sẽ hợp tình và hợp lý hơn", luật sư Thi nói.
Tương
tự, luật sư Tùng cho rằng, việc giữ nguyên bản án sơ thẩm, phúc thẩm
tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình với hàng loạt những sai phạm đã gián tiếp
thừa nhận sai phạm, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng
hình sự, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
"Quyết
định của HĐTP thừa nhận có sai phạm nhưng lại cho rằng không ảnh hưởng
đến sự thật vụ án, chẳng khác gì tạo ra tư duy mới cho các cơ quan tố
tụng về việc có thể vi phạm các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đây là
tiền lệ xấu trong tố tụng nói chung và tố tụng hình sư nói riêng", ông
Tùng nói.
Liên quan việc HĐTP TAND Tối cao cho rằng
"khi quyết định của Chủ tịch nước - bác đơn xin ân giảm án tử hình đối
với bị cáo, đang có hiệu lực thì Viện trưởng VKSND Tối cao không có
quyền kháng nghị", ông Võ Văn Tài - giảng viên Trường bồi dưỡng nghiệp
vụ Kiểm sát TP HCM (nguyên Viện phó VKSND TP Tây Ninh) không đồng tình,
nói: "Điều này là chưa có tiền lệ và luật cũng không quy định rõ".
Ông
Tài phân tich, theo Hiến pháp, Luật Tổ chức TAND và Bộ Luật TTHS, tòa
án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử đối với tất cả tội phạm trên lãnh
thổ Việt Nam và cấp xem xét cao nhất là HĐTP TAND Tối cao. Cấp này có
quyền xét lại tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật trong cả nước.
Khi thực hiện nhiệm vụ, các thẩm phán tham gia Hội đồng được độc lập,
chỉ tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật với những
quyết định của mình. Như vậy, cơ quan chịu trách nhiệm xét xử đúng
người, đúng tội là Tòa án, không phải Chủ tịch nước.
Đối
với những bị cáo bị tuyên tử hình và bản án đã có hiệu lực pháp luật,
thì thủ tục bắt buộc sau đó là Viện trưởng, Chánh án Tối cao phải ra
quyết định không kháng nghị vụ án theo trình tự giám đốc hoặc tái thẩm,
nhưng Chủ tịch nước thì không bắt buộc trong mọi trường hợp phải có
quyết định bác đơn xin ân giảm của bị cáo. Luật thi hành án cũng không bắt buộc phải có quyết định trên của Chủ tịch nước trong hồ sơ thi hành án tử hình.
"Chủ
tịch nước quyết định bác hay chấp nhận đơn xin ân giảm hình phạt tử
hình của bị cáo chỉ là một hoạt động mang tính nhân đạo. Quyết định của
Chủ tịch nước không phải là sự đảm bảo rằng Tòa án đã xét xử có đúng đắn
hay không", ông Tài nêu quan điểm.
Mặt khác, về
nguyên tắc, khi nhận thấy có sự sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp
luật, hoặc có vi phạm nghiêm trọng tố tụng mà có lợi cho bị cáo, thì
Chánh án hoặc Viện trưởng Tối cao phải có trách nhiệm kháng nghị giám
đốc thẩm để xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. Luật Tố tụng Hình
sự cũng không ràng buộc là có quyết định của Chủ tịch nước thì không
được kháng nghị.
Hải Duyên - Bá Đô
Chính những vi phạm nghiêm trọng của hội đồng thẩm phán tối cao là tình tiết mới để huỷ bỏ án sơ thẩm, phúc thẩm. Ngay cả bài báo của công an khẳng định Nguyễn Văn Nghị là nghi can cũng là tình tiết mới! Tên Nguyễn Hoà Bình đã trắng trợn thách thức công lý, thách thức 90 triệu dân Việt Nam và thách thức lương tri của cả loài người khi mà phương tiện truyền thông lan truyền trên thế giới!
Trả lờiXóaVới cách xử án thế này, tên Nguyễn Hoà Bình đã làm cho các nhà đầu tư muốn làm ăn với Việt Nam sợ vãi trong quần! Bảo chết là phải chết!
Trả lờiXóa1-HĐTP TAND Tối cao cho rằng "khi quyết định của Chủ tịch nước - bác đơn xin ân giảm án tử hình đối với bị cáo, đang có hiệu lực thì Viện trưởng VKSND Tối cao không có quyền kháng nghị".
Trả lờiXóaThưa ông Chánh án TATC, vậy mấy đời Chủ tịch nước sau đó đề nghị hoãn THA là để làm cái cóc khô gì? Ông Chánh án TATC hình như bắt đầu tuổi lẩm cẩm?
2-HĐTPTC là cơ quan xét xử cuối cùng quyết định cuối cùng là đúng. Nhưng nếu QH có thẩm quyền xem xét lại thấy Hội đồng này sai thì QH có thẩm quyền bãi nhiệm Hội đồng cũ (thông qua bãi nhiệm Chánh án TC và các thẩm phán TC) để hình thành HĐTPTC mới ra phán xét cuối cùng mới đúng đắn nhất.
Không biết những người ký quyết định tử hình một con người khi chưa có chứng cứ thuyết phục đã được UB Tư pháp của Quốc Hội, Viện KSNDTC kháng nghị tối về có suy nghĩ gì? Có cảm thấy luật nhân quả sẽ ứng vào mình, gia đình mình, con cháu mình phải gánh chịu hậu quả không? Kiếp này rồi những kiếp sau nữa?
Trả lờiXóaHình ảnh như một bầy quỷ sứ nơi địa ngục .
Trả lờiXóaTuyên Hải vô tội là tất yếu, trừ khi đám quân đỏ đen ấy đưa ra được những lí lẽ buộc tội thuyết phục!
Trả lờiXóa