Luân Lê
TRUYỀN THÔNG KẾT TỘI
Việc thú nhận tội trên truyền hình là một việc làm không đúng nguyên tắc chứng minh và kết tội. Nó không đảm bảo là chứng cứ để sử dụng trong vụ án, thậm chí nó còn là chứng cứ chứng minh sự vi phạm của cơ quan tố tụng tại một giai đoạn tố tụng tiếp theo nào đó. Việc thú nhận tội trên truyền hình cũng làm cho bản chất vụ án bị hiểu sai đi, việc chứng minh bị làm cho thay đổi và việc kết tội trở nên là hiển nhiên (vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội).
Mọi chứng cứ và việc chứng minh phải qua một quá trình tố tụng và chỉ được xem xét thẩm tra trực tiếp tại phiên toà chứ không phải là cảnh sát. Cảnh sát chỉ thu thập và đánh giá ở giai đoạn của mình, nên nó vẫn chưa đảm bảo là chứng cứ được buộc tội, mà phải bảo vệ tại toà án. Chính vì thế mà ở mô hình tố tụng tranh tụng ở các nước văn minh trên thế giới, họ phải đưa ra một phiên toà sơ bộ gọi là phiên toà xem xét chứng cứ để xem chứng cứ nào bị loại và chứng cứ nào có thể được sử dụng, nhưng các chứng cứ được sử dụng này vẫn phải được tranh tụng một lần nữa tại phiên toà giải quyết vụ án.
Nếu tiếp tục đưa việc thú nhận tội lên truyền hình là đang vi phạm các nguyên tắc chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự. _______________
TRUYỀN THÔNG KẾT TỘI
Việc thú nhận tội trên truyền hình là một việc làm không đúng nguyên tắc chứng minh và kết tội. Nó không đảm bảo là chứng cứ để sử dụng trong vụ án, thậm chí nó còn là chứng cứ chứng minh sự vi phạm của cơ quan tố tụng tại một giai đoạn tố tụng tiếp theo nào đó. Việc thú nhận tội trên truyền hình cũng làm cho bản chất vụ án bị hiểu sai đi, việc chứng minh bị làm cho thay đổi và việc kết tội trở nên là hiển nhiên (vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội).
Mọi chứng cứ và việc chứng minh phải qua một quá trình tố tụng và chỉ được xem xét thẩm tra trực tiếp tại phiên toà chứ không phải là cảnh sát. Cảnh sát chỉ thu thập và đánh giá ở giai đoạn của mình, nên nó vẫn chưa đảm bảo là chứng cứ được buộc tội, mà phải bảo vệ tại toà án. Chính vì thế mà ở mô hình tố tụng tranh tụng ở các nước văn minh trên thế giới, họ phải đưa ra một phiên toà sơ bộ gọi là phiên toà xem xét chứng cứ để xem chứng cứ nào bị loại và chứng cứ nào có thể được sử dụng, nhưng các chứng cứ được sử dụng này vẫn phải được tranh tụng một lần nữa tại phiên toà giải quyết vụ án.
Nếu tiếp tục đưa việc thú nhận tội lên truyền hình là đang vi phạm các nguyên tắc chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự. _______________
Luân Lê
Sau khi có thông tin công bố từ công an, tất cả những thông tin rằng những người này là nghiện ngập, HIV giai đoạn cuối, đào hầm chông giăng bẫy, phóng dao...là một sự vu khống trắng trợn. Nó khiến cho tất cả những người được đối xử công bằng trước pháp luật theo trình tự luật pháp phải chịu sự phán xét từ truyền thông một cách phạm pháp, nó gây bất lợi và là một sự tấn công làm cho những người bị cáo buộc bị kết tội trước cả toà án.
Việc đưa bị cáo lên truyền hình thú nhận tội hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc về quyền được xét xử công bằng và được gỡ tội. Nó cần phải được xem là một hoạt động nằm ngoài mọi sự buộc tội trong tố tụng hình sự.
Hề!Hề! Hề! Càng diễn càng rõ hơn lũ bằng cấp dởm, lý luận dởm, đạo đức dởm ....!
Trả lờiXóaTôi tin là CS đã dấu chuyện cụ Kình đã bị họ giết và lừa các con cháu cụ nhận tội để cả nhà sẽ được khoan hồng vì là đảng viên lão thành ... . Không bao giờ con cháu Anh Hùng Lê Đình Kình lại nhận tội một cách vô lý như vậy . Cái chò con đấu tố cha vợ đấu tố chồng của cải cách ruộng đất thế kỷ trước không lừa được dân nữa đâu .
Trả lờiXóaCảnh sát và biên tập viên truyền hình KHÔNG PHẢI LÀ QUAN TÒA. Truyền hình KHÔNG PHẢI LÀ TÒA ÁN. Cho nên việc dùng truyền hình, cảnh sát, biên tập viên để kết tội ai đó là hoàn toàn sai và mang động cơ đàn áp bằng dư luận.
Trả lờiXóaAi tin CA đâu
Trả lờiXóaChúng cho sát thủ ngồi sau máy quay, nhắm sẵn vào đầu ông Lê Đình Công. Nói sai kịch bản là sát thủ bóp cò. Bởi vậy mới có "lời thú tội".
Trả lờiXóaChẳng ai tin, chỉ để lường gạt những đứa ngu dốt, bị tẩy não.
Luân Lê phải đưa rõ được căn cứ vao Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Điều 13 Quyền được suy đoán không có tội... không ai bị coi là có tội khi Tòa chưa tuyên án. Thì mọi người mới hiểu rõ sự lạm quyền của Bộ Công an, đã tranh quyền của Tòa án Việt Nam.
Trả lờiXóa