Luật sư Ngô Anh Tuấn
- An ninh bên ngoài phiên toà được bảo đảm, lối vào toà được chặn lại bằng barie; an ninh, cảnh sát nhiều vô kể, có mặt khắp nơi, thậm chí có 2 cảnh sát tư pháp ngồi luôn vào ghế dành cho luật sư, nhắc cũng không chịu đi;
- Luật sư tham sự phiên toà không được mang điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác vào phòng xử án;
- Luật sư không có bàn làm việc do số lượng đông và cơ sở vật chất của toà có hạn;
- Nhiều nhà báo đã đăng ký vào tác nghiệp nhưng không được tham dự phiên toà;
- Nhiều người dân muốn tham dự phiên toà cũng không được vào nhưng khi luật sư vào phòng xử án thì đã có sẵn một lực lượng “người dân” khác ngồi kín hội trường. Trong khi đó, người làm chứng được mời tới phiên toà thì phải đứng ngoài hành lang...
NHỮNG NGƯỜI CÓ MẶT TẠI PHIÊN TOÀ
HĐXX: Thẩm phán, chủ toạ phiên toà Lê Thị Hạng; hai Hội thẩm nhân dân, 1 Hội thẩm nhân dân dự khuyết.
Đại diện VKS: 02 Kiểm sát viên
Người giám định: 1 người, ông Nguyễn Văn Trang, Cục thuế tỉnh Khánh Hoà
Các bị cáo: Có mặt
Người làm chứng: Có mặt
Người có quyền và nghĩa vụ có liên quan: Vắng mặt Công chứng viên Phạm Văn Tuấn
Luật sư bào chữa: có mặt gần 50 luật sư, vắng hơn 10 luật sư.
BIÊN BẢN PHIÊN TOÀ
(Phiên tòa xét xử sơ thẩm liên quan đến luật sư Trần Vũ Hải
(Phiên tòa xét xử sơ thẩm liên quan đến luật sư Trần Vũ Hải
với cáo buộc giúp sức trốn thuế)
Quang cảnh chung: - An ninh bên ngoài phiên toà được bảo đảm, lối vào toà được chặn lại bằng barie; an ninh, cảnh sát nhiều vô kể, có mặt khắp nơi, thậm chí có 2 cảnh sát tư pháp ngồi luôn vào ghế dành cho luật sư, nhắc cũng không chịu đi;
- Luật sư tham sự phiên toà không được mang điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác vào phòng xử án;
- Luật sư không có bàn làm việc do số lượng đông và cơ sở vật chất của toà có hạn;
- Nhiều nhà báo đã đăng ký vào tác nghiệp nhưng không được tham dự phiên toà;
- Nhiều người dân muốn tham dự phiên toà cũng không được vào nhưng khi luật sư vào phòng xử án thì đã có sẵn một lực lượng “người dân” khác ngồi kín hội trường. Trong khi đó, người làm chứng được mời tới phiên toà thì phải đứng ngoài hành lang...
NHỮNG NGƯỜI CÓ MẶT TẠI PHIÊN TOÀ
HĐXX: Thẩm phán, chủ toạ phiên toà Lê Thị Hạng; hai Hội thẩm nhân dân, 1 Hội thẩm nhân dân dự khuyết.
Đại diện VKS: 02 Kiểm sát viên
Người giám định: 1 người, ông Nguyễn Văn Trang, Cục thuế tỉnh Khánh Hoà
Các bị cáo: Có mặt
Người làm chứng: Có mặt
Người có quyền và nghĩa vụ có liên quan: Vắng mặt Công chứng viên Phạm Văn Tuấn
Luật sư bào chữa: có mặt gần 50 luật sư, vắng hơn 10 luật sư.
Trong phần khai mạc, Chủ toạ phiên toà nhắc nhở các phóng viên báo chí, truyền hình không được ghi âm, ghi hình đối với bà Ngô Tuyết Phương vì bà đã có đơn đề nghị gửi cho toà và được chấp nhận.
Luật sư Nguyễn Duy Bình ý kiến:
- Phản đối việc thu giữ các tài sản của luật sư tham dự phiên toà một cách trái luật. Ông cho biết, các đồng chí cảnh sát tư pháp bảo vệ phiên toà cương quyết không cho luật sư vào toà nếu vẫn mang các tài sản cá nhân của mình mà theo yêu cầu của họ phải gửi lại.
- Yêu cầu cho các nhà báo đã đăng ký đầy đủ được tác nghiệp như một số đồng nghiệp khác của địa phương đang tác nghiệp tại toà.
Luật sư Ngô Anh Tuấn có ý kiến:
Đề nghị các đồng chí cảnh sát tư pháp đi về đúng vị trí của mình, trả chỗ ngồi lại cho luật sư, nếu không, tôi sẽ thể hiện sự phản đối bằng cách đứng trong suốt quá trình tố tụng. Nếu duy trì hành vi “chiếm chỗ” như thế này, lên báo chí sẽ làm mất hình ảnh của ngành công an. Sau ý kiến này, hai cảnh sát tư pháp này âm thầm rút lui.
Phần kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, của những người tham gia tố tụng không có gì đặc biệt nhưng ông Trần Vũ Hải có một ý kiến lưu ý HĐXX nhắc nhở phóng viên không được chụp hình vợ ông vì dù trước đó ông đã nhắc nhở nhưng hành vi này chưa dừng lại. Nếu ai vi phạm, đề nghị các đồng chí cảnh sát tư pháp phát huy vai trò của mình.
Các bị cáo không yêu cầu thay đổi những người trong HĐXX cũng như KSV. Ông Trần Vũ Hải có yêu cầu: Trong vụ này phải triệu tập Công chứng viên với vai trò là người làm chứng, không phải người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nếu Công chứng viên tên Tuấn không có mặt, cần áp giải tới toà.
Các luật sư khác có ý kiến về phần thủ tục bắt đầu phiên toà:
Luật sư Trần Văn Pháo: Đồng ý hoàn toàn với cách điều khiển của chủ toạ phiên toà
Luật sư Phạm Công Hùng: Thông cảm với điều kiện của toà nhưng cần phải bố trí chỗ làm việc cho luật sư và chỗ ngồi cho người làm chứng.
Luật sư Trần Văn Đạt: Cần triệu tập công chứng viên Tuấn tới phiên toà; cần giải quyết thủ tục đăng ký bào chữa cho các luật sư mới đăng ký bào chữa cho các bị cáo ngay tại phiên toà này.
Luật sư Nguyễn Duy Bình:
+ Cần xem lại tư cách của giám định viên vì theo hồ sơ, giám định viên chưa đủ điều kiện làm người giám định theo quy định của pháp luật;
+ Cần phải công nhận tư cách và cho các phóng viên báo chí tham gia phiên toà;
+ Do vắng mặt nhiều nhân chứng quan trọng, việc giám định còn nhiều sai phạm nên cần hoãn phiên toà.
Luật sư Lê Ngọc Luân:
+ Phản đối việc thu giữ điện thoại, máy tính của luật sư vì tài liệu bào chữa nằm trong đó, như vậy là ngăn cản hoạt động bào chữa của luật sư;
+ Cần phải cho báo chí vào tác nghiệp;
+ Đề nghị được đọc lại biên bản phiên toà sau khi kết thúc phiên toà vào bất kỳ thời điểm nào để đảm bảo tính khách quan trong nội dung của Biên bản phiên toà làm cơ sở cho các thủ tục tiếp theo của thân chủ và luật sư;
+ Cần thay đổi tư cách tố tụng của Công chứng viên Tuấn.
Luật sư Ngô Anh Tuấn:
+ Yêu cầu chủ tọa triệu tập những người có trong danh sách mà các luật sư đã gửi văn bản đề nghị trước đây và giải thích lý do nếu không chấp nhận yêu cầu đó.
+ Đề nghị triệu tập thêm: Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hoà, Văn phòng đăng ký đất và nhà thành phố Nha Trang và đại diện UBND phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang để làm rõ một số nội dung.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà:
+ Cần nghiêm túc xem xét lại tư cách của người giám định xem có đủ điều kiện giám định hay không;
+ Không nên hoãn phiên toà vì sẽ gây tốn kém cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng tới uy tín, danh sự của nhà nước.
Luật sư Đặng Đình Mạnh:
+ Đề nghị không cắt ngang nội dung phát biểu của các luật sư, để luật sư nói hết lời;
+ Nhiều vấn đề chung nhưng các luật sư có cách tiếp cận khác nhau nên cùng một vấn đề không đồng nghĩa với việc trùng lặp;
+ Đề nghị triệu tập người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ có liên quan một cacha bình đẳng để đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ trong tố tụng, đảm bảo nguyên tắc đối tụng: có buộc tội, có gỡ tội.
Luật sư Nguyễn Minh Châu:
+ Cần triệu tập Công chứng viên Tuấn với 2 tư cách: người làm chứng và người có quyền và nghĩa vụ có liên quan. Nếu ông Tuấn không có mặt, có thể áp giải tới toà.
Luật sư Đào Kim Lân:
+ Yêu cầu được sử dụng máy tính cá nhân để làm việc;
+ Yêu cầu phải hủy những hình ảnh đã chụp bà Phương và phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu đăng tải lên báo chí, mạng xã hội;
+ Yêu cầu triệu tập các điều tra viên Mạnh, Học.
Luật sư Ngô Hoàng Anh: Yêu cầu được sử dụng các thiết bị điện tử để làm việc.
Ông Trần Vũ Hải có ý kiến:
+Đây là thời đại 4.0, không phải thời đại 4 không (không máy tính, không điện thoại, không internet và không... cần lý do!) nên cần phải cho các luật sư mang theo các sử dụng các thiết bị điện tử để làm việc. Bên cạnh đó, cơ quan giám định chưa trả lời yêu cầu giám định lại của tôi, Chánh ăn toà án nhân dân thành phố Nha Trang chưa giải quyết các khiếu nại của tôi về các thủ tục tố tụng nên việc mở phiên toà xét xử hôm nay là không khách quan và vội vàng.
+ Tôi yêu cầu triệu tập những người sau: Điều tra viên Phạm Minh Học, phó thủ trưởng cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hoà, điều tra viên Mạnh, phó viện trưởng viện kiểm sát tỉnh Khánh Hoà KSV Nguyễn Nam Hải và một số người khác vì những người này có kết luận điều tra, cáo trạng mâu thuẫn nhau, thay đổi liên tục.
Luật sư Lưu Vũ Anh: Đề nghị HĐXX công bố cơ quan báo chí truyền thông nào đã được phép quay phim chụp ảnh. Giải quyết ngay cho cơ quan báo chí đang ở cổng toà được vào tác nghiệp. Đề nghị chủ toạ phiên toà không để phóng viên chụp hình bà Ngô Tuyết Phương.
Luật sư Nguyễn Duy Bình: Luật sư không được sao chụp hồ sơ, ngay cả khi kết thúc điều tra, tới giai đoạn truy tố cũng không được sao chụp hồ sơ. Các luật sư đã nhiều lần có ý kiến nhưng không được trả lời thỏa đáng. Cần triệu tập các điều tra viên để làm rõ các sai phạm.
Luật sư Trần Đình Triển: Hai vị đại diện VKS chưa đủ tư cách tham gia tố tụng ngày hôm nay vì các vị chưa có đầy đủ thủ tục uỷ thác theo quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng: Các luật sư bị cản trở, gây khó khăn về việc đi lại từ chỗ ở tới toà; cổng an ninh trước toà cũng không hợp lý, đề nghị tháo dỡ; đồng thời không được thu giữ các thiết bị điện tử phục vụ công vực của luật sư.
HĐXX vào hội ý 15 phút, sau đó ra tuyên bố cho phiên toà tiếp tục diễn ra, chuyển ngay sang phần xét hỏi mà không giải thích việc đồng tình hay không đồng tình với bất kỳ nội dung nào của các bị cáo và luật sư bào chữa của họ.
Phiên toà kết thúc buổi sáng lúc 11h45 và bắt đầu vào 13h30.
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật...
Phiên toà tiếp tục vào lúc 13h30
PHẦN XÉT HỎI
VKS đọc cáo trạng.
1. Hỏi bị cáo Ngô Văn Lắm:
- Chủ tọa và các Hội thẩm hỏi bị cáo Lắm và làm rõ các nội dung:
+ Nhà đất do bà Hạnh bỏ tiền mua, Lắm chỉ đứng tên;
+ Bà Hạnh bảo ký thì ký chứ ông Lắm không đọc, không hiểu nội dung vì chị em tin tưởng nhau;
+ Vợ ông Lắm không ký một số hồ sơ chuyển nhượng là vì đã có văn bản từ chối tài sản;
+ Toàn bộ tiền nhận được từ giao dịch ông Lắm đã chuyển lại toàn bộ cho bà Hạnh;
+ Người nộp thuế là bà Hạnh;
- Luật sư hỏi bị cáo Lắm và làm rõ:
+ Luật sư Nguyễn Hoàng Trung:
Ông Lắm không biết ai tư vấn giảm giá giao dịch cho bà Hạnh xuống 1,8 tỷ;
Việc kê khai với giá thấp hơn vợ chồng ông Hải không biết;
+ Luật sư Trần Đình Triển:
Khi khai thuế và nộp thuế với các mức cao thấp khác nhau từ 2015-2016, cơ quan thuế không hỏi, cảnh báo hay tư vấn gì cho ông Lắm cả.
+ Luật sư Phạm Công Hùng:
Ông Lắm trực trực tiếp ký 3 văn bản: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà trị giá 12 tỷ, Biên bản hủy hợp đồng nêu trên và ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà trị giá 1,8 tỷ vào cùng một thời điểm (ngày 10/8/2016). Công chứng viên chỉ ký đâu ký đó chứ không biết nội dung vì không cần quan tâm tới nội dung.
Ông Lắm không biết đi rõ chính xác mình đặt bút ký văn bản nào trước, văn bản nào sau.
Ông Lắm ký hồ sơ kê khai và nộp thuế nhưng không đi nộp thuế, không biết ai đi nộp (bà Hạnh thuê dịch vụ).
+ Luật sư Nguyễn Hồng Hà:
Ngoài việc đứng tên cho bà Hạnh ngôi nhà chuyển nhượng cho vợ chồng ông Hải, ông có 1 căn nhà riêng của mình ở từ trước.
+ Luật sư Lê Ngọc Luân (Hỏi câu hơi độc): Bị cáo có cảm thấy mình bị truy tố oan hay không? Ông Lắm ngập ngừng, không dám trả lời.
+ Luật sư Trương Chí Công:
Ông Lắm không nhớ ai đã hướng dẫn ký các hồ sơ trong ngày 10/8/2016.
+ Luật sư Đào Kim Lân:
Trong tờ kê khai thuế TNCN từ việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2015 là chữ ký của ông Lắm nhưng nội dung do người khác viết.
Trong các văn bản ký ngày 10/8/2016, ông Lắm không nhớ ký cái nào trước, cái nào sau vì ký 1 lần vào buổi chiều.
Người hướng dẫn ông Lắm ký hồ sơ là nhân viên văn phòng công chứng.
+ Luật sư Nguyễn Duy Bình:
Ông Lắm ký hồ sơ nhingw không trực tiếp đi nộp thuế và không hiểu việc ký hợp đồng giá thấp là vi phạm pháp luật.
Ông Lắm không biết việc kê khai giá trị hợp đồng giá trị thấp thì cơ quan thuế áp dụng mức thuế nào vì mình không phải nộp nên không quan tâm.
Khi nộp thuế, cơ quan thuế không yêu cầu ông Lắm cung cấp hợp đồng trị giá 16 tỷ.
Sau khi nộp thuế, ông Lắm cũng không bị yêu cầu truy thu thuế hay xử phạt gì liên quan tới việc kê khai và nộp thuế.
Cơ quan thuế cũng không gửi cho ông Lắm thông báo về việc kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố ông Lắm về hành vi trốn thuế lần nào.
Nếu khẳng định mình có tội, ông Lắm mong muốn được nộp tiền khắc phục hậu quả để được hưởng tình tiết giảm nhẹ.
Trong quá trình điều tra, ông không được tiếp cận nội dung vụ án, cũng không được ai phổ biến quyền được đọc hồ sơ vụ án.
2. Hỏi bị cáo Hạnh:
- Hội đồng xét xử hỏi làm rõ:
+ Tài sản Lắm, em tôi đứng tên nhưng là của tôi. Lắm khai đúng nhưng nhiều nội dung không hiểu cũng là đúng vì tôi không nói cho Lắm rõ.
+ Bà Hạnh nhờ văn phòng công chứng soạn hồ sơ nhưng ghi giá thấp là do tôi.
+ Trong biên bản đối chất giữa bà Hạnh và ông Tuấn Công chứng viên có sự chứng kiến của điều tra viên Mạnh, bà Hạnh có ký nhưng nội dung không phản ánh đúng sự thật và không giống nội dung trong biên bản ghi lời khai. Ông Tuấn khai đã cho ông Hải mượn máy tính để soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng là không đúng sự thật.
+ Mọi việc là do bà Hạnh làm và bà khẳng định mình không khai báo sai để hại người khác: “Giá mua bán thật là do chúng tôi thoả thuận nhưng ghi giá thấp là do tôi”.
+ Toàn bộ số tiền chuyển nhượng bà Hạnh đã nhận đủ.
+ 03 văn bản ký ngày 10/8/2016 bà Hạnh không nhớ cái nào ký trước, cái nào ký sau.
+ Tài sản bà Hạnh bán cho nhà ông Hải là tài sản (bất động sản) đầu tiên bà mua kể từ khi tôi về Việt Nam định cư.
+ Bà Hạnh cho biết: Khi mua tài sản này, tôi đóng thuế đầy đủ nhưng khi bán, tôi được tư vấn đóng theo giá nhà nước quy định cũng không vi phạm luật nên tôi làm theo. Tôi nhận thấy hành vi của mình là sai và xin khắc phục toàn bộ thiệt hại khoảng 280 triệu đồng cho nhà nước, đó là tất cả những gì tôi muốn nói.
+ Bản gốc giấy đặt cọc trị giá 16 tỷ là do tôi tự nguyện nộp cho cơ quan điều tra, tôi không muốn nói sai sự thật.
- Đại diện VKS hỏi bà Hạnh và làm rõ:
+ Bà Hạnh quen ông Hải qua “cò đất” tên là Phương.
+ Khi đặt cọc, có bà Hạnh, ông Lắm, ông Hải và “cò” Phương, không có bà Phương vợ ông Hải.
- Luật sư hỏi bà Hạnh và làm rõ:
+ Luật sư Đào Kim Lân:
Tư vấn ghi giá 1,8 tỷ là do công chứng viên thực hiện (ông Tuấn).
Biên bản đối chất với ông Tuấn bà Hạnh ký ngày 12/9/2019 nhưng hôm nay tôi bác bỏ nội dung vì nó không phản ánh đúng bản chất. Bà Hạnh sẵn sàng đối chất trực tiếp ông Tuấn nếu ông Tuấn có mặt tại phiên toà.
Bà Hạnh không biết ông Lắm ký các văn bản ngày 10/8/2019 cái nào trước cái nào sau nhưng ký chỉ trong một buổi chiều.
Lúc mua nhà và bán nhà, bà Hạnh đều thuê dịch vụ làm tất cả chứ không đi làm nhưng không nhớ thuê ai và có phải trước và sau đều cùng một người làm hay không.
+ Luật sư Bùi Quang Nghiêm:
Biên bản đối chất giữa bà Hạnh và ông Tuấn là không đúng bản chất sự việc.
+ Luật sư Lê Thị Minh Nhân:
Việc ghi giá 1,8 tỷ, bà Hạnh không trao đổi, bàn bạc với bà Phương và không bàn bạc với ai.
+ Luật sư Nguyễn Hoàng Trung:
Việc giao dịch tại văn phòng công chứng của ông Tuấn là do quen biết.
Trước khi tới văn phòng công chứng, bà Hạnh không liên hệ trước với ai.
Bà Hạnh không nhớ ai ký hợp đồng trước, ai ký sau.
Lệ phí công chứng do bà Hạnh trả.
+ Luật sư Phạm Công Hùng:
Khi ký văn bản hủy hợp đồng và ký 02 hợp đồng khác nhau cùng một thời điểm, bà Hạnh chủ đích hủy hợp đồng trị giá 12 tỷ, giữ lại hợp đồng trị giá 1,8 thể.
Văn bản 16 tỷ không công chứng không nộp cho cơ quan thuế nhưng đã giao nộp cho cơ quan điều tra. Trong văn bản này, bà Hạnh ghi rõ giá mua bán và giá ghi trong hợp đồng vì nghĩ rằng có ghi giá thấp hơn thì nhà nước cũng thu đủ phần tiền theo quy định của khung giá nhà nước, không nghĩ rằng mình vi phạm luật. Bản thân bà Hạnh đã nhờ công chứng viên Tuấn tính toán giá và con số 1,8 tỷ là do công chứng viên đưa ra cho bà Hạnh làm cơ sở ghi nên bà hoàn toàn tin tưởng.
+ Luật sư Trần Đình Triển:
Bà Hạnh có 2 quốc tịch Na-uy và Việt Nam. Bà Hạnh không hiểu về quy định trong Hiệp định quốc tế liên quan tới quy định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã tham gia.
+ Luật sư Lê Ngọc Luân:
Bà Hạnh mong muốn được khắc phục hậu quả, bà đã ít nhất 02 lần gửi văn bản đề nghị được khắc phục hậu quả nhưng cơ quan điều tra trả lời chưa phải nộp vì sẽ không bị tính lãi thêm nên bác Hạnh yên tâm.
Việc kê khai và nộp thuế TNCN bà Hạnh không bàn bạc với ai mà chỉ làm việc với người tư vấn.
+ Luật sư Trần Văn Đạt:
Ngoài tài sản bán cho gia đình ông Hải, bà Hạnh không có tài sản nào khác.
+ Luật sư Ngô Anh Tuấn:
Ngoài tài sản bán cho gia đình ông Hải, bà Hạnh không có căn nhà hay quyền sử dụng đất nào khác.
Trong suốt quá trình điều tra, truy tố, không ai hỏi bà Hạnh về nội dung này.
Bà Hạnh cam đoan lời khai này là đúng sự thật và sẵn sàng đối chất với các cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất và nhà, UBND Phường nơi bà Hạnh cư trú) nếu luật sư đề nghị toà triệu tập được họ tới phiên toà.
+ Luật sư Đặng Đình Mạnh:
Bà Hạnh không bị khám xét nhà ở.
Bà Hạnh không hiểu vai trò của mình theo truy tố của VKS nhưng sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi của mình và việc mình làm không liên quan tới luật sư Trần Vũ Hải.
+ Luật sư Lê Văn Hoà:
+ Luật sư Chu Thị Vân:
Chưa có quyết định, bản án nào của toà án khẳng định tài sản mà ông Lắm đứng tên là của bà Hạnh mà bà Hạnh tự nhận vì đó là sự thật.
+ Luật sư Hằng Nga:
+ Luật sư Nguyễn Duy Bình:
Bà Hạnh sẵn sàng ra đối chất với ông Tuấn công chứng viên nếu được mời tới phiên toà.
Mức giá 16 tỷ chỉ thể hiện bằng giấy tay nhưng cơ quan điều tra dùng văn bản đó để làm cơ sở tính thuế và cáo buộc tội danh đối với bà Hạnh nên bà Hạnh mong muốn được giám định lại để làm rõ số tiền bị thiệt hại và cơ sở pháp lý để tính toán mức thiệt hại này.
Bà Hạnh không biết việc luật sư Hải bị khám xét văn phòng, chỗ ở và lý do bị khám xét cũng như không biết lý do mình không bị khám xét chỗ ở.
3. Hỏi bà Ngô Tuyết Phương
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên lúc 17h ngày 13/11/2019. Phiên toà sẽ mở lại vào lúc 7h30 sáng ngày 14/11/2019.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật...
Người ghi biên bản: Luật sư Ngô Anh Tuấn
Tôi nghĩ rằng vụ án này đã có kết luận mà bà Lê Thị Hạng đã được ai đó / bè nhóm nào đó giao cho - bỏ sẵn trong túi quần - chờ đến giờ chót mới móc ra để đọc. Vì bảng kết luận bỏ trong túi quần trong mấy ngày tranh cải, cho nên rất có thể nó sẽ rất thối.
Trả lờiXóaDù sao, tôi cũng hy vọng các luật sư - qua vụ án này - chỉ ra được sự bất cập mà cơ quan thuế vụ cùng những cơ quan liên quan khác đã gây ra thất thoát cho ngân quỹ quốc gia, đồng thời sẽ hồi tố tất cả những trường hợp tương tự.
Nhếch nhác sắc màu
Trả lờiXóaBức tranh lập thể phiên tòa Việt Nam!