Vụ 39 người chết: Bảy gia đình Hà Tĩnh chỉ muốn đưa thi thể thân nhân về
12 tháng 11 2019
Nhiều gia đình ở Hà Tĩnh của các nạn nhân Việt Nam qua đời trên chiếc xe container đông lạnh ở Essex tháng trước mong được đưa thi hài người thân về an táng tại Việt Nam, mặc dù được chính quyền địa phương 'vận động nhận tro cốt'.
Ba gia đình cho BBC biết họ đều có nguyện vọng được nhận thi hài của người thân để nhìn mặt con em mình lần cuối.
Cũng theo họ, hôm thứ Bảy ngày 9/11, chính quyền có tới 'vận động' họ ký vào đơn đã soạn sẵn xin được đưa di hài (tro cốt) người thân, về quê.
Nhiều gia đình ở Hà Tĩnh của các nạn nhân Việt Nam qua đời trên chiếc xe container đông lạnh ở Essex tháng trước mong được đưa thi hài người thân về an táng tại Việt Nam, mặc dù được chính quyền địa phương 'vận động nhận tro cốt'.
Ba gia đình cho BBC biết họ đều có nguyện vọng được nhận thi hài của người thân để nhìn mặt con em mình lần cuối.
Cũng theo họ, hôm thứ Bảy ngày 9/11, chính quyền có tới 'vận động' họ ký vào đơn đã soạn sẵn xin được đưa di hài (tro cốt) người thân, về quê.
Không muốn làm điều 'trái ngược với lương tâm'
Sau khi đã làm đơn xin nhận thi hài theo hướng dẫn của Sở Ngoại vụ hồi đầu tuần trước, tới hôm 9/11, chính quyền và công an địa phương lại tới vận động gia đình nhận hài cốt, ông Phạm Văn Thìn, cha của Phạm Thị Trà My, cô gái 26 tuổi, nói với BBC hôm 12/11.
Ông cho biết họ đưa một mẫu đơn đã viết sẵn đến và vận động gia đình bằng miệng, "chứ không có một văn bản nào, không có thông tư nghị định của ai cả".
"Họ nói giờ gia đình vui lòng nhận hài cốt về. Tôi cũng thấy một điều hơi vô lý ở chỗ trước đây tôi đã làm đơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại vụ, đã nộp cách đó khoảng 4-5 ngày rồi. Có nghĩa là đã đầy đủ và hoàn tất thủ tục rồi."
"Nhưng tự nhiên hôm thứ Bảy (9/11), có đoàn công an huyện [Can Lộc] và thị trấn [Nghèn] đến nhà vận động như thế. "
Ông Thìn nói lúc đầu ông ký đơn nhưng sau đó vài giờ ông nghĩ lại và xin rút đơn.
"Mình là một người bố. Từ trước đến nay mình có nguyện vọng là được đưa thi thể của con về. Bây giờ tự nhiên họ lại vận động như thế, nếu mình làm đơn như thế thì cảm thấy nó trái ngược với lương tâm."
Công an và chính quyền địa phương không giải thích cho gia đình lý do vì sao họ nên nhận tro cốt, theo lời ông Thìn.
Khi ông hỏi có văn bản thông tư nghị định nào về việc này không, công an huyện giải thích là có "điện thoại ở trên gọi về".
"Từ đầu đến cuối, ai hỏi là nguyện vọng của gia đình là như thế nào, thì chúng tôi đều nói muốn nhận thi hài. Còn việc có được nhận thi hài hay không tùy thuộc vào chính phủ, nhà nước hai bên," ông Phạm Văn Thìn, cha của Phạm Thị Trà My, cô gái 26 tuổi, nói với BBC hôm 12/11.
"Nếu sau này vì một lý do nào đó mà chính phủ hai bên không thể giải quyết được thì đến lúc đưa tro chúng tôi cũng phải chấp nhận nhưng tuyệt đối tôi không làm một cái đơn trái ngược, không đúng với lương tâm của mình như thế. "
Ông Thìn nói hiện ông chưa được rõ thông tin ai sẽ chịu chi phí đưa thi hài hay tro cốt người thân về quê.
Ít nhất 7 gia đình ở Hà Tĩnh đã rút đơn
Gia đình em Võ Nhân Du, 19 tuổi, ở xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, cũng kể một câu chuyện tương tự về việc bị vận động ký đơn nhận tro cốt.
"Lúc đầu, có người ở trên huyện và xã hỏi về nguyện vọng của gia đình, thì chúng tôi nói là muốn đưa thi hài của em về," chị Võ Thị Hồng, chị gái của Võ Nhân Du kể với BBC hôm 12/11.
"Sau đó, lại ép gia đình ký đơn nhận tro cốt".
Chị cho biết chính quyền địa phương dẫn ra ba lý do.
"Thứ nhất họ nói là chi phí quá cao vì có tới 39 nạn nhân. Thứ hai họ bảo bên Anh quốc họ nói việc vận chuyển khó khăn và gây ảnh hưởng tới môi trường. Thứ ba người ta kêu là không bảo quản được xác người."
"Lúc đầu họ đưa giấy về, gia đình chưa ký, sau đó họ gọi lại và bảo lên UBND xã để ký. Thế là gia đình có người chú ruột lên ký luôn.
"Sau đó đến tối có người nhà ở bên Anh Quốc gọi điện về nói không có chuyện như vậy nên gia đình đi rút đơn."
Chị Hồng cho biết chị được biết đã có ít nhất 7 gia đình ở Can Lộc, Nghệ Tĩnh đã rút đơn xin nhận tro cốt mà chính quyền địa phương đưa đến.
"Nguyện vọng của gia đình muốn đưa thi hài của em Du về càng sớm càng tốt," chị Hồng nhắc lại với BBC.
Gia đình của Nguyễn Đình Lượng, thanh niên 20 tuổi, cũng cho biết gia đình ông cũng đã rút đơn xin nhận tro cốt.
"Bữa hôm mấy cái đơn nói là của bảy gia đình ký vào đó là theo chỉ đạo của bên ngành công an," ông Nguyễn Đình Oánh, anh trai của Nguyễn Đình Lượng nói với BBC.
"Nguyện vọng của các gia đình là được đưa thi thể em về quê, chứ không muốn đưa tro cốt về."
Vì sao chính quyền thuyết phục người dân nhận tro cốt?
Hôm 10/11, ông Bùi Huy Cường Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nói với truyền thông Việt Nam chính quyền địa phương đã đến vận động gia đình đưa tro cốt về thay vì đưa thi hài về quê an táng.
"Huyện Can Lộc có 7 gia đình đã kí vào đơn đồng ý để đưa tro cốt người thân về nước. Sau khi tro cốt được đưa về nước, chính quyền địa phương cam kết sẽ đưa thân nhân ra Hà Nội nhận và đưa về an táng theo phong tục của địa phương", ông Cường được tờ VietnamNet dẫn lời.
Ông Cường bác bỏ thông tin trên mạng xã hội nói rằng chính quyền địa phương đến vận động gia đình góp tiền.
"Tôi khẳng định không có chuyện chính quyền địa phương đến nhà vận động gia đình đóng tiền để đưa thi thể nạn nhân về nước", vẫn lời ông Cường theo VietnamNet.
Hiện vẫn chưa có thông tin chính thống từ phía Việt Nam về lý do chính quyền huyện Can Lộc vận động các gia đình nhận tro cốt.
Trái ngược với các tin đồn lan tràn trên mạng, hiện chưa có thông tin chính thức từ giới chức Anh hay Việt Nam về việc ai sẽ chịu chi phí đưa thi hài hay tro cốt về Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, chính phủ Việt Nam vận động người dân cả nước từng bước đưa việc sử dụng hình thức hỏa táng trở thành hình thức táng phổ biến.
Hỏa táng được xem là hình thức văn minh, tiết kiệm đất đai và bảo vệ môi trường.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, đối với các thành phố trực thuộc Trung ương trở lên tỷ lệ sử dụng hình thức hoả táng trung bình đạt 30%; đối với các thành phố, thị xã còn lại tỷ lệ sử dụng hình thức hoả táng trung bình đạt 15%; đối với các khu vực nông thôn, tỷ lệ sử dụng hình thức hoả táng trung bình đạt 5%.
Truy tố
Báo Anh, tờ The Guardian hôm 12/11 có bài báo nói rằng "các gia đình VN đang đấu tranh để đưa thi thể thân nhân về nước" sau vụ xe tải chở xác người tới Grays, Essex hôm 23/10.
Bài của Chris Humphreys và Bắc Phạm còn trích giới quan sát giải thích rằng phong tục văn hóa của người Việt Nam rất coi trọng việc mai táng thân nhân.
Hiện tại Anh và châu Âu vẫn đang diễn ra cuộc điều tra và vụ án gọi là "các tử thi trong xe tải" (lorry deaths).
Hôm 11/11, Eamonn Harrison (22 tuổi), bị đưa ra tòa ở Dublin, CH Ireland sau khi có lệnh truy nã châu Âu mà Anh tung ra.
Kể từ khi bị bắt, Harrison bị giam trong nhà tù Cloverhill và sẽ bị đưa ra toà lần tới hôm 21/11.
Người này, một trong các tài xế xe tải bị cho là liên quan đến đường dây đưa người vào Anh, đang phải chống lại lệnh dẫn độ sang Vương quốc Anh.
Còn Mo Robinson, người Bắc Ireland, tài xế chiếc xe Scania chở thùng đông lạnh và 39 người Việt bên trong ở Essex đã chính thức bị buộc tội ngộ sát và buôn người trước tòa ở Chelsmford, Essex hôm 28/10.
Hầu hết những ông to khi chết lại chôn cất theo kiểu cổ điển ,họ chỉ muốn dân thường làm theo kiểu hỏa táng . Trong vụ việc đưa 39 người chết ở Anh về quê , coi chừng có kẻ muốn ăn thịt người chết .
Trả lờiXóa