Chau Doan
Đây là bài trên Dân Việt, bài tương tự trên vnexpress đã bị gỡ. Có sự can thiệp không hề nhẹ của quyền lực và đồng tiền. Copy ra đây cho lành và tại sao ta không share rộng rãi lên nhỉ. Mạng xã hội là để dành cho việc thế này, khi báo chí bị đồng tiền và quyền lực chỉ đạo thì đã có MXH.Dân phải trả lãi khoản vay của chủ đầu tư trong giá nước sông Đuống
Dân Việt
Thứ Ba, ngày 12/11/2019, 18:04
Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà cho biết, trong mức giá 10.246 đồng/mét khối tạm tính của nước sông Đuống có khoảng hơn 2.000 đồng là trả lãi vay của nhà đầu tư.
Ai hưởng lợi từ thương vụ bán 34% cổ phần nhà máy nước mặt sông Đuống?
Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi: Quyết định tăng giá của thị trường hay hành chính?
Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi: Gánh nặng bù lỗ nghìn tỷ mỗi năm vì văn bản “lạ”?
Chiều 12/11, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, trả lời câu hỏi liên quan đến việc Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Doãn Toản từng có công văn đồng ý mức giá tạm tính của Nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/mét khối. Câu hỏi đặt ra là cơ sở nào để đưa ra mức giá cao hơn giá nước sạch của các đơn vị khác cùng cung ứng trên địa bàn thành phố, và lộ trình tăng giá như thế nào?
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, mức giá 10.246 đồng/mét khối là mức giá tạm tính tối đa để phục vụ cho việc ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư. “Mức giá này không phải là giá để bán đến người tiêu dùng hoặc bán đến đơn vị bán lẻ”, ông Hà nói.
Thứ Ba, ngày 12/11/2019, 18:04
Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà cho biết, trong mức giá 10.246 đồng/mét khối tạm tính của nước sông Đuống có khoảng hơn 2.000 đồng là trả lãi vay của nhà đầu tư.
Ai hưởng lợi từ thương vụ bán 34% cổ phần nhà máy nước mặt sông Đuống?
Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi: Quyết định tăng giá của thị trường hay hành chính?
Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi: Gánh nặng bù lỗ nghìn tỷ mỗi năm vì văn bản “lạ”?
Chiều 12/11, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, trả lời câu hỏi liên quan đến việc Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Doãn Toản từng có công văn đồng ý mức giá tạm tính của Nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/mét khối. Câu hỏi đặt ra là cơ sở nào để đưa ra mức giá cao hơn giá nước sạch của các đơn vị khác cùng cung ứng trên địa bàn thành phố, và lộ trình tăng giá như thế nào?
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, mức giá 10.246 đồng/mét khối là mức giá tạm tính tối đa để phục vụ cho việc ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư. “Mức giá này không phải là giá để bán đến người tiêu dùng hoặc bán đến đơn vị bán lẻ”, ông Hà nói.
Theo ông Hà, hiện tại, nhà máy chưa được quyết toán chính thức nhưng việc cấp nước đang được triển khai thực hiện. “Hiện nay thành phố đã chấp thuận mức giá hiệp thương tạm tính là 7.000 đồng/mét khối để công ty sông Đuống cung cấp nước cho các đơn vị mua nước và bán lẻ đến người tiêu dùng”, ông Hà nói và cho biết, đây là mức giá bán buôn, tạm tính vì dự án chưa được quyết toán chính thức.
Trong thời gian tới, nhà đầu tư phải triển khai quyết toán dự án và có kiểm toán với dự án đầu tư này. Sau khi đơn vị quyết toán sẽ xác định lại chi phí chính thức và xác định được chính thức giá thành sản xuất của Công ty sông Đuống.
Về ý kiến cho rằng, giá nước sạch sông Đuống cao hơn nhiều so với nước sạch sông Đà, Giám đốc sở Tài chính Hà Nội cho rằng, nguyên tắc tính giá của các đơn vị là giống nhau, đều được thực hiện trên cơ sở Nghị định 117 và Thông tư 75, nhưng giữa các nhà máy có rất nhiều yếu tố khác nhau.
Ông Hà cho biết, thứ nhất là công nghệ nhà máy khác nhau, dẫn đến suất đầu tư của nhà máy khác nhau. Ví dụ như tại thời điểm nhà máy sông Đà đi vào hoạt động năm 2009 thì cái giá tài sản đưa vào để tính khấu hao của nhà máy là 1.555 tỷ, nhưng công nghệ và giá đầu tư của Nhà máy nước mặt sông Đuống trong quyết định phê duyệt đầu tư của thành phố được xác định là 4.998 tỷ.
“Ở đây rõ ràng là quy mô đầu tư và suất đầu tư có khác nhau. Thứ hai là chất lượng của nguồn nước thô vào khác nhau. Chất lượng nước sông Đà khác, của sông Đuống khác”, ông Hà nói.
Cụ thể hơn, ông Hà cho biết, liên quan đến lãi vay cũng ảnh hưởng đến giá nước. Nhà đầu tư nước mặt sông Đuống hiện vay 80%, tương ứng số cụ thể là khoảng 3.995 tỷ đồng. Khi dự án này hoàn thành, đi vào sử dụng tính giá nước thì chi phí lãi vay này sẽ phải được tính vào trong giá nước.
Ở đây, chi phí lãi vay có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là chi phí lãi vay trong giai đoạn thực hiện dự án, được tính vào trong giá thành đầu tư dự án và được vốn hóa vào tổng chi phí dự án. Còn sau khi nhà máy đi vào hoạt động, phần vốn vay công ty phải trả hàng năm, lãi vay ấy được tính vào trong giá thành.
“Theo báo cáo của công ty thì riêng phần chi phí lãi vay ở đây rơi vào khoảng 20%, tức rơi vào khoảng hơn 2.003 đồng trong số tạm tính 10.246 đồng”, ông Hà nói và cho biết, phía Công ty sông Đà đến thời điểm này không phải trả phần lãi vay, nên giá có sự chênh lệch.
Yếu tố thứ hai làm chênh lệch giá thành theo ông Hà là khấu hao tài sản. “Bên sông Đà thì tổng mức đầu tư là khoảng hơn 1.500 tỷ đồng nhưng Công ty sông Đuống thì khoảng gần 5 nghìn tỷ. Rõ ràng là tổng mức đầu tư lớn hơn thì chi phí khấu hao lớn hơn, và ở đây thì chi phí khấu hao của nước mặt sông Đuống theo báo cáo của Cty là khoảng 2.100 tỷ đồng, chiếm 24%”, ông Hà nói.
Bên cạnh đó, ông Hà cũng nhắc tới yếu tố đầu vào. Đối với nhà máy nước sông Đà thì được dẫn nguồn nước từ hồ Đầm Bài. Còn sông Đuống thì phải bơm nước trực tiếp từ sông Đuống vào một hồ lắng ở phía trong, chất phù sa của sông Đuống nhiều hơn và đơn vị phải xử lý bùn thải lọc ở dưới. “Theo báo cáo của đơn vị, dự kiến vào khoảng 1.000 đồng, tức khoảng 1%”, ông Hà thông tin. Chi phí thứ tư, theo ông Hà là liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp. Do chất lượng nguồn nước thô của sông Đà, sông Đuống khác nhau. Chất lượng nước thô khác nhau dẫn đến hao phí về xử lý vật tư hóa chất khác nhau. Và nước sông Đuống phải xử lý nhiều hơn, cao hơn rất nhiều so với nước sông Đà mới có thể sử dụng được.
Về ý kiến cho rằng, giá nước sạch sông Đuống cao hơn nhiều so với nước sạch sông Đà, Giám đốc sở Tài chính Hà Nội cho rằng, nguyên tắc tính giá của các đơn vị là giống nhau, đều được thực hiện trên cơ sở Nghị định 117 và Thông tư 75, nhưng giữa các nhà máy có rất nhiều yếu tố khác nhau.
Ông Hà cho biết, thứ nhất là công nghệ nhà máy khác nhau, dẫn đến suất đầu tư của nhà máy khác nhau. Ví dụ như tại thời điểm nhà máy sông Đà đi vào hoạt động năm 2009 thì cái giá tài sản đưa vào để tính khấu hao của nhà máy là 1.555 tỷ, nhưng công nghệ và giá đầu tư của Nhà máy nước mặt sông Đuống trong quyết định phê duyệt đầu tư của thành phố được xác định là 4.998 tỷ.
“Ở đây rõ ràng là quy mô đầu tư và suất đầu tư có khác nhau. Thứ hai là chất lượng của nguồn nước thô vào khác nhau. Chất lượng nước sông Đà khác, của sông Đuống khác”, ông Hà nói.
Cụ thể hơn, ông Hà cho biết, liên quan đến lãi vay cũng ảnh hưởng đến giá nước. Nhà đầu tư nước mặt sông Đuống hiện vay 80%, tương ứng số cụ thể là khoảng 3.995 tỷ đồng. Khi dự án này hoàn thành, đi vào sử dụng tính giá nước thì chi phí lãi vay này sẽ phải được tính vào trong giá nước.
Ở đây, chi phí lãi vay có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là chi phí lãi vay trong giai đoạn thực hiện dự án, được tính vào trong giá thành đầu tư dự án và được vốn hóa vào tổng chi phí dự án. Còn sau khi nhà máy đi vào hoạt động, phần vốn vay công ty phải trả hàng năm, lãi vay ấy được tính vào trong giá thành.
“Theo báo cáo của công ty thì riêng phần chi phí lãi vay ở đây rơi vào khoảng 20%, tức rơi vào khoảng hơn 2.003 đồng trong số tạm tính 10.246 đồng”, ông Hà nói và cho biết, phía Công ty sông Đà đến thời điểm này không phải trả phần lãi vay, nên giá có sự chênh lệch.
Yếu tố thứ hai làm chênh lệch giá thành theo ông Hà là khấu hao tài sản. “Bên sông Đà thì tổng mức đầu tư là khoảng hơn 1.500 tỷ đồng nhưng Công ty sông Đuống thì khoảng gần 5 nghìn tỷ. Rõ ràng là tổng mức đầu tư lớn hơn thì chi phí khấu hao lớn hơn, và ở đây thì chi phí khấu hao của nước mặt sông Đuống theo báo cáo của Cty là khoảng 2.100 tỷ đồng, chiếm 24%”, ông Hà nói.
Bên cạnh đó, ông Hà cũng nhắc tới yếu tố đầu vào. Đối với nhà máy nước sông Đà thì được dẫn nguồn nước từ hồ Đầm Bài. Còn sông Đuống thì phải bơm nước trực tiếp từ sông Đuống vào một hồ lắng ở phía trong, chất phù sa của sông Đuống nhiều hơn và đơn vị phải xử lý bùn thải lọc ở dưới. “Theo báo cáo của đơn vị, dự kiến vào khoảng 1.000 đồng, tức khoảng 1%”, ông Hà thông tin. Chi phí thứ tư, theo ông Hà là liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp. Do chất lượng nguồn nước thô của sông Đà, sông Đuống khác nhau. Chất lượng nước thô khác nhau dẫn đến hao phí về xử lý vật tư hóa chất khác nhau. Và nước sông Đuống phải xử lý nhiều hơn, cao hơn rất nhiều so với nước sông Đà mới có thể sử dụng được.
“Đó là những cái ảnh hưởng và chi phí vật liệu trực tiếp này nó cũng chiếm khoảng 15%. Khoản 4 chi phí đó thôi thì thấy rõ có sự chênh lệch giữa nhà máy nước sông Đuống và nhà máy nước sông Đà”, ông Hà nói.
Ông Hà cho rằng, trách nhiệm của Sở Tài Chính là phải thực hiện thẩm định giá, làm sao tính đúng, tính đủ, đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và của nhà nước. “Đấy là nguyên tắc chúng tôi vẫn luôn xác định. Do vậy, khi chúng ta xác định giá thành của bất cứ một sản phẩm nào của đơn vị nào thì đều phải có căn cứ để thuyết phục và khi trình lên thành phố, nếu chúng tôi không có căn cứ thì cũng không được phê duyệt”, ông Hà khẳng định.
Trước đó, ở phần trả lời của mình, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, căn cứ để xác định ra tính giá tối đa là 10.246 đồng là dựa trên Nghị định số 117 năm 2007 của Chính phủ trong đó quy định giá nước sạch phải được tính đúng tính đủ chi phí sản xuất hợp lý giá thành toàn bộ quá trình sản xuất, tiêu thụ để đơn vị cấp nước duy trì và phát triển trên cơ sở quy chuẩn được cơ quan có thẩm quyền ban hành và có mức lợi nhuận hợp lý.
Thành An
Quan trọng là TBT có dũng khí không mà thôi. Với những đại gia ngàn tỷ họ mua được tất. Sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ bài là chuyện thường ngày ở xứ ta thôi mà.
Trả lờiXóaCó lẽ do bận trăm công nghìn việc nên ông Hà đã quên % mà "sông Đuống" đã đấm mõm cho mấy tay chóp bu để ra được cái dự toán mù mờ đó.
Trả lờiXóaNhững mẹ, chị buôn thúng bán mẹt lãi ngày vài chục, vai trăm ngàn khi lỗ có được nhà nước bù cho "tính đủ lãi" không mà chỉ ưu tiên cho các đại gia vốn hàng nghìn tỷ đồng nhỉ???
Trả lờiXóaĐại Da nhà máy nước sông Đuống: Những nhân cách không thể mua bằng tiền vẫn có thể mua được bằng Rất Nhiều Tiền
Trả lờiXóaLà cử tri Hà Nội nhưng mất mẹ nó quyền tiếp xúc với đại diện của mình. Báo đồng loạt đăng Chung trả lời các cử tri loại 1: không có lộ ích nhóm trong nước Sông Đuống.
Trả lờiXóaNhưng chỉ hỏi Chung: thế thì tại sao ông bắt mấy thằng kinh doanh nước sạch chịu lỗ mấy trăm tỉ khi phải mua nước của con Sông Đuống 10 ngàn để bán cho dân 7 ngàn. Ông đứnng về phía Dân hay thuộc về phe con sông Đuống???
Tưởng tay này đạt đến ngàn tỉ rồi thì thôi. Ai ngờ cũng chỉ là hạng người như vậy.