Thông tin về ngày thứ hai, phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án trốn thuế liên quan luật sư Trần Vũ Hải
Trần Vũ Hải
15.11.2019
Luật Sư Nguyễn Duy Bình bị áp giải ra khỏi Toà. Chi Cục Thuế khẳng định đã THU ĐÚNG THU ĐỦ THUẾ. Giám định viên thừa nhận không có quy định pháp luật nào làm căn cứ xác định việc thu thuế theo giá mua bán thị trường (thực tế) bất động sản. Viện kiểm sát để nghị “cải tạo không giam giữ” đối với các bị cáo. Các luật sư khẳng định các bị cáo vô tội.
1/ Ngày 14/11/2019, Toà án nhân dân Thành phố Nha Trang tiếp tục không tạo điều kiện cho nhiều phóng viên vào dự phiên toà, các luật sư không được mang các phương tiện điện tử để sử dựng cho công việc. Đoạn đường trước cổng Toà án tiếp tục bị chặn, những người quan tâm đến Toà án không thể vào dự phiên toà công khai, trong khi một số công dân được “gửi giấy mời” đến dự.
2/ 6 Luật sư đã gửi đăng ký bào chữa trước khi mở phiên toà và từng liên hệ với Toà trước đó, được hứa sẽ cấp nhưng vẫn chưa được cấp. Nhiều luật sư liên tục bày tỏ chủ tọa phiên toà phải cấp Thông báo người bào chữa cho họ, nếu không vi phạm luật. Nhưng bà chủ tọa có vẻ “bị chỉ đạo” đã không xét, mặc dù vợ chồng luật sư Hải tiếp tục bày tỏ với Toà tiếp tục yêu cầu những người bào chữa này, trái với trước đó bà khá “nhiệt tình” tạo điều kiện cấp thủ tục cho các luật sư. Đáng tiếc khi Luật sư Nguyễn Duy Bình nhắc đề nghị này, bà chủ tọa không những không chấp nhận mà còn yêu cầu cảnh sát đưa luật sư Bình ra khỏi phòng xử án. Luật sư Bình chấp hành và ra khỏi phòng xử, nhưng vẫn khiếu nại lệnh của bà chủ tọa lên Chánh án. Tuy nhiên các cảnh sát tư pháp đã không cho luật sư Bình tiếp tục ở lại trong khuôn viên trụ sở Toà án để thực hiện việc khiếu nại, áp giải trái pháp luật ông ra công an Phường, gây bức xúc cho các luật sư tham dự phiên toà.
3/ Khi Toà án, Viện kiểm sát và các luật sư xét hỏi bà Ngô Tuyết Phương (vợ luật sư Trần Vũ Hải), bà xác nhận mọi việc mua bán thủ tục do chồng bà quyết định và thỏa thuận trước với người bán nhà, bà không tham gia và chỉ ký vào các giấy tờ theo sự chuẩn bị trước của công chứng viên và bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (chủ sở hữu thực sự của bất động sản, nhưng để em trai Ngô Văn Lắm đứng tên), vì theo theo thủ tục phải có chữ ký của cả vợ chồng.
4/ Ông Trần Vũ Hải khi được xét hỏi khẳng định tất cả các giấy tờ do Công chứng viên lập sẵn, theo yêu cầu của bà Hạnh . Ông có trao đổi với Công chứng viên và bà Hạnh rằng ông tin tưởng Công chứng viên làm đúng theo luật và thông lệ công chứng và địa phương, ông chỉ quan tâm với tư cách người mua là thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho người bán thực sự là bà Hạnh, đóng lệ phí trước bạ theo quy định và sau đó giấy tờ nhà đất được mang tên vợ chồng ông. Còn người bán có đóng thuế hay được miễn giảm thuế thế nào là trách nhiệm của người bán và các cơ quan liên quan.
5/ Đại điên Chi Cục Thuế Nha Trang khẳng định họ đã thu đúng và thu đủ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản này từ ông Lắm và Chi Cục Thuế không thấy có yêu cầu thu thêm thuế nào đối với người bán. Mặc dù tham dự phiên toà từ đầu, biết rõ diễn biến phiên toà, nhưng ông thấy không thấy có căn cứ để Chi Cục có quan điểm khác, tức xác định có vi phạm pháp luật về thuế (trốn thuế) và phải thu thêm thuế trong vụ này. Tuy nhiên khi Chủ tọa gợi ý, ông lại nói nếu Toà án kết luận các bị cáo tội trốn thuế và buộc nộp tiền còn thiếu, Chi Cục Thuế vẫn nhận số tiền này. Sau đó ông từ chối trả lời hầu hết các câu hỏi của các luật sư.
6/ Giám định viên khẳng định kết luận giám định trên cơ sở các tài liệu do cơ quan điều tra cung cấp. Theo đó, ông kết luận thu nhập cá nhân phải nộp bằng 2% tổng giá trị bên bán và bên mua giao dịch. Khi hỏi căn cứ pháp luật nào để ông xác định cách tính này, ông thừa nhận không có văn bảo nào. Khi được hỏi tại sao giám định viên không kết luận về nội dung yêu cầu giám định của cơ quan điều tra “là ai trốn thuế”, ông xác định là người có trách nhiệm nộp thuế , đúng tên bán bất động sản, tức ông Lắm. Ông xác định đây là kết luận bổ sung của ông đối với kết luận giám định trước đó. Khi được hỏi bà Hạnh là người thực sự có thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản này không, vậy có nghĩa vụ nộp thuế không? Ông trả lời việc bà Hạnh thuộc đối tượng nộp thuế (và do đó có trốn thuế ) hay không do cơ quan điều tra kết luận. Tuy nhiên khi có luật sư nhắc cơ quan điều tra kết luận bà Hạnh trốn thuế cho chính cá nhân bà, ông có thay đổi quan điểm xác định “ai trốn thuế “ hay không, ông không trả lời. Nghi ngờ về trình độ của giám định viên, các luật sư đề nghị ông xuất trình thẻ giám định viên, nhưng ông nói nếu ông không phải là giám định viên, cơ quan điều tra đã không mời ông giám định.
7/ Đến phận luận tội, đại diện Viện kiểm sát xác định ông Lắm là người có nghĩa vụ nộp thuế và đã trốn thuế, bà Hạnh là chủ mưu trốn thuế , còn ông Hải bà Phương giúp sức trốn thuế. Đề nghị mức án các bị cáo mức án từ 12-18 tháng cải tạo không giam giữ, phạt tiền từ 20-50 triệu đồng, riêng ông Hải bà Phương bị đề nghị 12-15 tháng, phạt tiền 20 triệu đồng.
8/ Bà Phương khẳng định vô tội và đề nghị các luật sư bào chữa và chồng tranh luận với viện kiểm sát.
9/ Các luật sư đã bào chữa cho các bị cáo và tranh luận, với những ý kiến sau:
a/ Các bị cáo vô tội.
b/ Cáo trạng và luận tội cho rằng các bị cáo đồng phạm nhưng không phân tích, chứng mình được về mặt khách quan, chủ quan.
c/ Điều tra truy tố cẩu thả, sơ sài và thiếu trách nhiệm. Ví dụ cáo trạng sơ sài, không đúng chuẩn mực, khi bà Hạnh đề nghị khắc phục hậu quả là thiếu trách nhiệm. Kiểm sát viên tham dự toà không hợp lệ, vì không tham gia nghiên cứu hồ sơ theo quy định của luật (mới tham gia gần đây, theo quy định phải tham gia trước khi khi kết thúc điều tra ít nhất trước 2 tháng). Nhiều tình tiết của vụ án có trong hồ sơ không nắm được. Nhiều tài liệu như kiến nghị của luật sư, khiếu nại, tố cáo không lưu trong hồ sơ, có dấu hiệu làm sai lệch vụ án. Việc khám xét và thu giữ tài liệu tại Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải trái luật, nhiều bí mật khách hàng có thể bị xâm phạm. Và rất nhiều vi phạm pháp luật khác. (Chúng tôi sẽ tổng kết riêng sau).
c/ Giám định viên không chứng minh có thẻ giám định viên hoặc quyết định bổ nhiệm hợp pháp trong hồ sơ và trình toà hôm nay nên không phải là giám định viên hợp pháp. Giám định viên thiếu kiến thức và trách nhiệm, không làm đủ các yêu cầu giám định. Lại thừa nhận không có căn cứ pháp luật để xác định thuế cá nhân như kết luận giám định, đổ trách nhiệm cho cơ quan điều tra (kết luận trốn thuế, nộp thuế là do cơ quan điều tra quyết định, trong khi cơ quan điều tra lại yêu cầu giám định viên trả lời). Trả lời mâu thuẫn với nhận định của chính mình, khi xác nhận theo luật người có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là người có nghĩa vụ nộp thuế, nhưng khi xác định bà Hạnh là người có thu nhập này, thì không xác định bà Hạnh có nghĩa vụ, còn ông Lắm thực tế không có thu nhập lại xác định là đối tượng nộp thuế. Tự ý thay thẩm quyền của Toà án xác định một giao dịch được công chứng là không hợp pháp, trái luật Công chứng. (về kết luận giám đinh này chúng tôi sẽ cập nhập tiếp).
d/ Thẩm quyền của Toà án xét xử bà Hạnh là công dân Na Uy cần xem xét có phải cấp huyện (thành phố Nha Trang) hay không. Tại sao không thông báo cho cơ quan ngoại giao của Na Uy để bà Hạnh được trợ giúp về tư pháp theo thông lệ và pháp luật quốc tế.
₫/ Thực tế ông Lắm đã nộp đủ thuế như chính Chi cục Thuế khẳng định, nên không thể có vụ trốn thuế. Trong giao dịch này, ông Lắm không phải là người có thu nhập, hợp đồng đúng ra thuộc loại không ghi giá đất, do đó áp giá theo quy định của Uỷ ban tỉnh là đúng các thông tư và nghị định. Luật quy định Chính phủ đưa ra nguyên tắc và Phương pháp tính giá bất động sản để tính thuế, không quy định dựa trên nguyên tắc giá giao dịch thức tế. Nghị đinh Chính phủ đưa ra hai phương pháp (tính theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc theo giá do Uỷ ban quy định nếu giá trên hợp đồng thấp hơn giá Uỷ ban). Chính phủ không quy định cơ quan nào có quyền đưa ra nguyên tắc phương pháp khác, kể cả cơ quan điều tra hay Toà án.
Hôm nay 15/11/2019, sẽ tiếp tục phần tranh luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.
Trần Vũ Hải
15.11.2019
Luật Sư Nguyễn Duy Bình bị áp giải ra khỏi Toà. Chi Cục Thuế khẳng định đã THU ĐÚNG THU ĐỦ THUẾ. Giám định viên thừa nhận không có quy định pháp luật nào làm căn cứ xác định việc thu thuế theo giá mua bán thị trường (thực tế) bất động sản. Viện kiểm sát để nghị “cải tạo không giam giữ” đối với các bị cáo. Các luật sư khẳng định các bị cáo vô tội.
1/ Ngày 14/11/2019, Toà án nhân dân Thành phố Nha Trang tiếp tục không tạo điều kiện cho nhiều phóng viên vào dự phiên toà, các luật sư không được mang các phương tiện điện tử để sử dựng cho công việc. Đoạn đường trước cổng Toà án tiếp tục bị chặn, những người quan tâm đến Toà án không thể vào dự phiên toà công khai, trong khi một số công dân được “gửi giấy mời” đến dự.
2/ 6 Luật sư đã gửi đăng ký bào chữa trước khi mở phiên toà và từng liên hệ với Toà trước đó, được hứa sẽ cấp nhưng vẫn chưa được cấp. Nhiều luật sư liên tục bày tỏ chủ tọa phiên toà phải cấp Thông báo người bào chữa cho họ, nếu không vi phạm luật. Nhưng bà chủ tọa có vẻ “bị chỉ đạo” đã không xét, mặc dù vợ chồng luật sư Hải tiếp tục bày tỏ với Toà tiếp tục yêu cầu những người bào chữa này, trái với trước đó bà khá “nhiệt tình” tạo điều kiện cấp thủ tục cho các luật sư. Đáng tiếc khi Luật sư Nguyễn Duy Bình nhắc đề nghị này, bà chủ tọa không những không chấp nhận mà còn yêu cầu cảnh sát đưa luật sư Bình ra khỏi phòng xử án. Luật sư Bình chấp hành và ra khỏi phòng xử, nhưng vẫn khiếu nại lệnh của bà chủ tọa lên Chánh án. Tuy nhiên các cảnh sát tư pháp đã không cho luật sư Bình tiếp tục ở lại trong khuôn viên trụ sở Toà án để thực hiện việc khiếu nại, áp giải trái pháp luật ông ra công an Phường, gây bức xúc cho các luật sư tham dự phiên toà.
3/ Khi Toà án, Viện kiểm sát và các luật sư xét hỏi bà Ngô Tuyết Phương (vợ luật sư Trần Vũ Hải), bà xác nhận mọi việc mua bán thủ tục do chồng bà quyết định và thỏa thuận trước với người bán nhà, bà không tham gia và chỉ ký vào các giấy tờ theo sự chuẩn bị trước của công chứng viên và bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (chủ sở hữu thực sự của bất động sản, nhưng để em trai Ngô Văn Lắm đứng tên), vì theo theo thủ tục phải có chữ ký của cả vợ chồng.
4/ Ông Trần Vũ Hải khi được xét hỏi khẳng định tất cả các giấy tờ do Công chứng viên lập sẵn, theo yêu cầu của bà Hạnh . Ông có trao đổi với Công chứng viên và bà Hạnh rằng ông tin tưởng Công chứng viên làm đúng theo luật và thông lệ công chứng và địa phương, ông chỉ quan tâm với tư cách người mua là thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho người bán thực sự là bà Hạnh, đóng lệ phí trước bạ theo quy định và sau đó giấy tờ nhà đất được mang tên vợ chồng ông. Còn người bán có đóng thuế hay được miễn giảm thuế thế nào là trách nhiệm của người bán và các cơ quan liên quan.
5/ Đại điên Chi Cục Thuế Nha Trang khẳng định họ đã thu đúng và thu đủ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản này từ ông Lắm và Chi Cục Thuế không thấy có yêu cầu thu thêm thuế nào đối với người bán. Mặc dù tham dự phiên toà từ đầu, biết rõ diễn biến phiên toà, nhưng ông thấy không thấy có căn cứ để Chi Cục có quan điểm khác, tức xác định có vi phạm pháp luật về thuế (trốn thuế) và phải thu thêm thuế trong vụ này. Tuy nhiên khi Chủ tọa gợi ý, ông lại nói nếu Toà án kết luận các bị cáo tội trốn thuế và buộc nộp tiền còn thiếu, Chi Cục Thuế vẫn nhận số tiền này. Sau đó ông từ chối trả lời hầu hết các câu hỏi của các luật sư.
6/ Giám định viên khẳng định kết luận giám định trên cơ sở các tài liệu do cơ quan điều tra cung cấp. Theo đó, ông kết luận thu nhập cá nhân phải nộp bằng 2% tổng giá trị bên bán và bên mua giao dịch. Khi hỏi căn cứ pháp luật nào để ông xác định cách tính này, ông thừa nhận không có văn bảo nào. Khi được hỏi tại sao giám định viên không kết luận về nội dung yêu cầu giám định của cơ quan điều tra “là ai trốn thuế”, ông xác định là người có trách nhiệm nộp thuế , đúng tên bán bất động sản, tức ông Lắm. Ông xác định đây là kết luận bổ sung của ông đối với kết luận giám định trước đó. Khi được hỏi bà Hạnh là người thực sự có thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản này không, vậy có nghĩa vụ nộp thuế không? Ông trả lời việc bà Hạnh thuộc đối tượng nộp thuế (và do đó có trốn thuế ) hay không do cơ quan điều tra kết luận. Tuy nhiên khi có luật sư nhắc cơ quan điều tra kết luận bà Hạnh trốn thuế cho chính cá nhân bà, ông có thay đổi quan điểm xác định “ai trốn thuế “ hay không, ông không trả lời. Nghi ngờ về trình độ của giám định viên, các luật sư đề nghị ông xuất trình thẻ giám định viên, nhưng ông nói nếu ông không phải là giám định viên, cơ quan điều tra đã không mời ông giám định.
7/ Đến phận luận tội, đại diện Viện kiểm sát xác định ông Lắm là người có nghĩa vụ nộp thuế và đã trốn thuế, bà Hạnh là chủ mưu trốn thuế , còn ông Hải bà Phương giúp sức trốn thuế. Đề nghị mức án các bị cáo mức án từ 12-18 tháng cải tạo không giam giữ, phạt tiền từ 20-50 triệu đồng, riêng ông Hải bà Phương bị đề nghị 12-15 tháng, phạt tiền 20 triệu đồng.
8/ Bà Phương khẳng định vô tội và đề nghị các luật sư bào chữa và chồng tranh luận với viện kiểm sát.
9/ Các luật sư đã bào chữa cho các bị cáo và tranh luận, với những ý kiến sau:
a/ Các bị cáo vô tội.
b/ Cáo trạng và luận tội cho rằng các bị cáo đồng phạm nhưng không phân tích, chứng mình được về mặt khách quan, chủ quan.
c/ Điều tra truy tố cẩu thả, sơ sài và thiếu trách nhiệm. Ví dụ cáo trạng sơ sài, không đúng chuẩn mực, khi bà Hạnh đề nghị khắc phục hậu quả là thiếu trách nhiệm. Kiểm sát viên tham dự toà không hợp lệ, vì không tham gia nghiên cứu hồ sơ theo quy định của luật (mới tham gia gần đây, theo quy định phải tham gia trước khi khi kết thúc điều tra ít nhất trước 2 tháng). Nhiều tình tiết của vụ án có trong hồ sơ không nắm được. Nhiều tài liệu như kiến nghị của luật sư, khiếu nại, tố cáo không lưu trong hồ sơ, có dấu hiệu làm sai lệch vụ án. Việc khám xét và thu giữ tài liệu tại Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải trái luật, nhiều bí mật khách hàng có thể bị xâm phạm. Và rất nhiều vi phạm pháp luật khác. (Chúng tôi sẽ tổng kết riêng sau).
c/ Giám định viên không chứng minh có thẻ giám định viên hoặc quyết định bổ nhiệm hợp pháp trong hồ sơ và trình toà hôm nay nên không phải là giám định viên hợp pháp. Giám định viên thiếu kiến thức và trách nhiệm, không làm đủ các yêu cầu giám định. Lại thừa nhận không có căn cứ pháp luật để xác định thuế cá nhân như kết luận giám định, đổ trách nhiệm cho cơ quan điều tra (kết luận trốn thuế, nộp thuế là do cơ quan điều tra quyết định, trong khi cơ quan điều tra lại yêu cầu giám định viên trả lời). Trả lời mâu thuẫn với nhận định của chính mình, khi xác nhận theo luật người có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là người có nghĩa vụ nộp thuế, nhưng khi xác định bà Hạnh là người có thu nhập này, thì không xác định bà Hạnh có nghĩa vụ, còn ông Lắm thực tế không có thu nhập lại xác định là đối tượng nộp thuế. Tự ý thay thẩm quyền của Toà án xác định một giao dịch được công chứng là không hợp pháp, trái luật Công chứng. (về kết luận giám đinh này chúng tôi sẽ cập nhập tiếp).
d/ Thẩm quyền của Toà án xét xử bà Hạnh là công dân Na Uy cần xem xét có phải cấp huyện (thành phố Nha Trang) hay không. Tại sao không thông báo cho cơ quan ngoại giao của Na Uy để bà Hạnh được trợ giúp về tư pháp theo thông lệ và pháp luật quốc tế.
₫/ Thực tế ông Lắm đã nộp đủ thuế như chính Chi cục Thuế khẳng định, nên không thể có vụ trốn thuế. Trong giao dịch này, ông Lắm không phải là người có thu nhập, hợp đồng đúng ra thuộc loại không ghi giá đất, do đó áp giá theo quy định của Uỷ ban tỉnh là đúng các thông tư và nghị định. Luật quy định Chính phủ đưa ra nguyên tắc và Phương pháp tính giá bất động sản để tính thuế, không quy định dựa trên nguyên tắc giá giao dịch thức tế. Nghị đinh Chính phủ đưa ra hai phương pháp (tính theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc theo giá do Uỷ ban quy định nếu giá trên hợp đồng thấp hơn giá Uỷ ban). Chính phủ không quy định cơ quan nào có quyền đưa ra nguyên tắc phương pháp khác, kể cả cơ quan điều tra hay Toà án.
Hôm nay 15/11/2019, sẽ tiếp tục phần tranh luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét