Kỷ
niệm buổi thuyết trình về Văn hóa & Âm nhạc Lên Đồng tại Học viện
Ngoại giao.
Diễn giả: TS Hồ Hồng Dung (Nhạc viện Hà Nội), TS Nguyễn Xuân Diện.
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG BẮC VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
Nguyễn Xuân Diện
Nguyễn Xuân Diện
trả lời PV cô Phạm Thanh Nghiên
Phạm Thanh Nghiên (P.T.N): Thưa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, xin cảm ơn ông đã vui lòng cho phép chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện hôm nay.
Thưa ông, là một nhà nghiên cứu về Hán Nôm, về văn hóa và lịch sử, xin ông cho biết một cách khái quát về sự ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc đối với nước ta như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử ?
TS. Nguyễn Xuân Diện (N.X.D): Trước hết xin cám ơn cô Thanh Nghiên đã hỏi đến tôi, và lại hỏi về một vấn đề mà tôi có chút hiểu biết, có quan tâm.
Về ảnh hưởng của văn hóa Phương Bắc, mà ở đây là văn hóa Trung Hoa, thì đây là vấn đề thuộc về quy luật. Các nền văn hóa lớn, lâu đời luôn ảnh hưởng lớn mạnh và sâu rộng ra chung quanh nó. Văn hóa Trung Hoa do vậy, có sức ảnh hưởng ghê gớm tới chung quanh. Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong lịch sử đều chịu ảnh hưởng rất sâu đậm văn hóa Trung Hoa. Sự ảnh hưởng này đến mức người Âu Mỹ đến Hàn, Nhật, Việt đều cho họ cảm giác đang ở Trung Quốc.
Phạm Thanh Nghiên (P.T.N): Thưa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, xin cảm ơn ông đã vui lòng cho phép chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện hôm nay.
Thưa ông, là một nhà nghiên cứu về Hán Nôm, về văn hóa và lịch sử, xin ông cho biết một cách khái quát về sự ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc đối với nước ta như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử ?
TS. Nguyễn Xuân Diện (N.X.D): Trước hết xin cám ơn cô Thanh Nghiên đã hỏi đến tôi, và lại hỏi về một vấn đề mà tôi có chút hiểu biết, có quan tâm.
Về ảnh hưởng của văn hóa Phương Bắc, mà ở đây là văn hóa Trung Hoa, thì đây là vấn đề thuộc về quy luật. Các nền văn hóa lớn, lâu đời luôn ảnh hưởng lớn mạnh và sâu rộng ra chung quanh nó. Văn hóa Trung Hoa do vậy, có sức ảnh hưởng ghê gớm tới chung quanh. Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong lịch sử đều chịu ảnh hưởng rất sâu đậm văn hóa Trung Hoa. Sự ảnh hưởng này đến mức người Âu Mỹ đến Hàn, Nhật, Việt đều cho họ cảm giác đang ở Trung Quốc.
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất, mang tính quyết định là ảnh hưởng của chữ Hán đến các nước vừa kể, và từ đó người ta gọi chung các nước có sử dụng chữ Hán là các nước trong khối “chữ vuông”(tức là chữ Hán, vì mỗi chữ được trình bày trong một ô vuông).
Chữ Hán là một văn tự lâu đời, và từ chữ Hán đã làm xuất hiện những đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa và thế giới như: Sở từ, Hán phú, Đường thi, từ Tống, tiểu thuyết Minh Thanh, nghệ thuật thư pháp...
Do điều kiện lịch sử, chữ Hán đã được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, rồi từ đó lại tiếp tục được sinh sôi tạo nên các chữ viết mới mà chữ Nôm của người Việt Nam là một ví dụ (chúng ta có chữ Nôm - Việt, chữ Nôm - Tày, chữ Nôm - Dao…). Ngôn ngữ Hán văn khi truyền sang Việt Nam, đến nay vẫn còn giữ được âm đọc từ thời Đường, giàu có về âm sắc và thâm trầm về ý nghĩa. Cách sử dụng và cách đọc chữ Hán của người Việt tạo nên từ Hán Việt rất riêng của Việt Nam và từ đó dòng văn học chữ Hán và dòng văn học chữ Nôm hình thành và phát triển, tạo nên các tác phẩm và tác gia văn học lớn.
Với hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam đã bị áp đặt hoặc tự áp đặt cho mình một mô hình nhà nước theo mẫu của Trung Hoa. Từ chính trị, ngoại giao, nghi thức, âm nhạc, văn chương, kiến trúc, y dược, tôn giáo…đều ảnh hưởng rất nặng nề và nhiều khi rập khuôn từ Trung Hoa. Đó là điều khó tránh khỏi!
P.T.N: Thưa ông, vậy cha ông chúng ta có chống lại hoặc phản kháng sự áp đặt văn hóa của người Phương Bắc. Và ông lý giải thế nào về sức đề kháng của văn hóa Việt trước sự xâm lăng của văn hóa Tàu?
N.X.D: Đúng rồi! Trong lịch sử, cứ mỗi lần có một triều đình, một nhà nước chủ trương xa rời và “ly khai” với ảnh hưởng Trung Hoa thì khi ấy tinh thần phi Hoa, giải Hoa mạnh mẽ lan tỏa trong lòng xã hội, và khi ấy đất nước được độc lập thực sự, văn hóa và tư tưởng khai phóng và nhiều thành tựu.
Thời đại Lý - Trần (thế kỷ XI – XIII) nước Đại Việt học mô hình chính trị Trung Hoa, nhưng có nhiều sáng tạo, nhiều thành tựu, nhiều thành công là bởi vì Lý - Trần là thời đại của ĐA NGUYÊN và Khai phóng.
Đa nguyên về chính trị (các thủ lĩnh tôn giáo Nho - Phật - Lão được vua mời vào cung bàn chính sự và tham khảo kế sách). Đa nguyên về tôn giáo (Nho - Thích - Đạo tịnh hành, cùng phát triển); Đa nguyên về văn hóa (Văn hóa Lý - Trần tiếp thu từ Trung Hoa - Ấn Độ và Chàm).
Chính Đa nguyên và Khai phóng khiến cho thời đại Lý Trần trở thành một thời đại thịnh trị, rực rỡ võ công, văn trị, được coi là một thời đại hoàng kim trong lịch sử trung đại Việt Nam.
Tóm lại, ảnh hưởng về văn hóa của Trung Quốc đối với ta là tất yếu. Nhưng tự thân sự ảnh hưởng này đã bao gồm sự tương tác qua lại, và sự tiếp biến văn hóa (tức là làm mới, làm khác). Chữ Nôm, thơ Nôm song thất lục bát, ẩm thực, ăn vận, điêu khắc đình làng…là những sáng tạo đặc biệt, riêng khác và độc lập với văn hóa Trung Hoa. Chính nhờ đó mà văn hóa Việt Nam giữ được bản sắc riêng, và tạo nên sức đề kháng và sức mạnh nội sinh mà văn hóa dân tộc ta không bị đồng hóa, thôn tính. Tức là có lúc mất nước, nhưng không mất văn hóa.
Về thể chế, nếu triều đại nào có vua sáng, tôi hiền thì biết vực cả nước đứng lên độc lập, đối thoại với Trung Hoa không chỉ biên cương, bờ cõi mà còn cả về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ. Thời đại Lý Trần thế kỷ XI – XIII và thời đại Lê – Trịnh thế kỷ XVII – XVIII là ví dụ.
Chữ Hán là một văn tự lâu đời, và từ chữ Hán đã làm xuất hiện những đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa và thế giới như: Sở từ, Hán phú, Đường thi, từ Tống, tiểu thuyết Minh Thanh, nghệ thuật thư pháp...
Do điều kiện lịch sử, chữ Hán đã được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, rồi từ đó lại tiếp tục được sinh sôi tạo nên các chữ viết mới mà chữ Nôm của người Việt Nam là một ví dụ (chúng ta có chữ Nôm - Việt, chữ Nôm - Tày, chữ Nôm - Dao…). Ngôn ngữ Hán văn khi truyền sang Việt Nam, đến nay vẫn còn giữ được âm đọc từ thời Đường, giàu có về âm sắc và thâm trầm về ý nghĩa. Cách sử dụng và cách đọc chữ Hán của người Việt tạo nên từ Hán Việt rất riêng của Việt Nam và từ đó dòng văn học chữ Hán và dòng văn học chữ Nôm hình thành và phát triển, tạo nên các tác phẩm và tác gia văn học lớn.
Với hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam đã bị áp đặt hoặc tự áp đặt cho mình một mô hình nhà nước theo mẫu của Trung Hoa. Từ chính trị, ngoại giao, nghi thức, âm nhạc, văn chương, kiến trúc, y dược, tôn giáo…đều ảnh hưởng rất nặng nề và nhiều khi rập khuôn từ Trung Hoa. Đó là điều khó tránh khỏi!
P.T.N: Thưa ông, vậy cha ông chúng ta có chống lại hoặc phản kháng sự áp đặt văn hóa của người Phương Bắc. Và ông lý giải thế nào về sức đề kháng của văn hóa Việt trước sự xâm lăng của văn hóa Tàu?
N.X.D: Đúng rồi! Trong lịch sử, cứ mỗi lần có một triều đình, một nhà nước chủ trương xa rời và “ly khai” với ảnh hưởng Trung Hoa thì khi ấy tinh thần phi Hoa, giải Hoa mạnh mẽ lan tỏa trong lòng xã hội, và khi ấy đất nước được độc lập thực sự, văn hóa và tư tưởng khai phóng và nhiều thành tựu.
Thời đại Lý - Trần (thế kỷ XI – XIII) nước Đại Việt học mô hình chính trị Trung Hoa, nhưng có nhiều sáng tạo, nhiều thành tựu, nhiều thành công là bởi vì Lý - Trần là thời đại của ĐA NGUYÊN và Khai phóng.
Đa nguyên về chính trị (các thủ lĩnh tôn giáo Nho - Phật - Lão được vua mời vào cung bàn chính sự và tham khảo kế sách). Đa nguyên về tôn giáo (Nho - Thích - Đạo tịnh hành, cùng phát triển); Đa nguyên về văn hóa (Văn hóa Lý - Trần tiếp thu từ Trung Hoa - Ấn Độ và Chàm).
Chính Đa nguyên và Khai phóng khiến cho thời đại Lý Trần trở thành một thời đại thịnh trị, rực rỡ võ công, văn trị, được coi là một thời đại hoàng kim trong lịch sử trung đại Việt Nam.
Tóm lại, ảnh hưởng về văn hóa của Trung Quốc đối với ta là tất yếu. Nhưng tự thân sự ảnh hưởng này đã bao gồm sự tương tác qua lại, và sự tiếp biến văn hóa (tức là làm mới, làm khác). Chữ Nôm, thơ Nôm song thất lục bát, ẩm thực, ăn vận, điêu khắc đình làng…là những sáng tạo đặc biệt, riêng khác và độc lập với văn hóa Trung Hoa. Chính nhờ đó mà văn hóa Việt Nam giữ được bản sắc riêng, và tạo nên sức đề kháng và sức mạnh nội sinh mà văn hóa dân tộc ta không bị đồng hóa, thôn tính. Tức là có lúc mất nước, nhưng không mất văn hóa.
Về thể chế, nếu triều đại nào có vua sáng, tôi hiền thì biết vực cả nước đứng lên độc lập, đối thoại với Trung Hoa không chỉ biên cương, bờ cõi mà còn cả về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ. Thời đại Lý Trần thế kỷ XI – XIII và thời đại Lê – Trịnh thế kỷ XVII – XVIII là ví dụ.
Thời Nguyễn thì ta rập khuôn theo Tàu, thậm chí còn “Tàu hơn cả Tàu” nữa, vì vua lú, tôi ngu nên đất nước mất vào tay thực dân Pháp, và văn hóa cũng vậy.
@ Phạm Thanh Nghiên thực hiện
21.07.2016
@ Phạm Thanh Nghiên thực hiện
21.07.2016
Tuyệt vời, vừa sâu sắc vừa khí phách. Cám ơn Nguyễn Xuân Diện !
Trả lờiXóa