Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

NGƯỜI TA ĐÃ "CHƠI" GS HOÀNG TỤY VÀ VIỆN IDS NHƯ THẾ NÀO?

Cuộc gặp mặt nhân tròn 01 năm sau khi Viện IDS tuyên bố tự giải tán. Ngoài các thành viên Viện IDS, có ba "nhà báo" được mời dự: Nguyễn Anh Tuấn (lúc đó là TBT  VietNamnet), Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Xuân Diện. Ông Tuấn bận công tác nên không có mặt.
 .
GS.HOÀNG TỤY VÀ XHDS: TỪ TỔ CHỨC XHDS CHÍNH THỨC SANG TỔ CHỨC XHDS PHI CHÍNH THỨC

Nguyễn Quang A

Phần lớn các bài viết trên báo chính thống ca ngợi giáo sư Hoàng Tuỵ với tư cách nhà toán học lỗi lạc và một người hết lòng vì sự nghiệp khoa học và giáo dục, vì đất nước. Trừ tờ Tuổi trẻ nhắc đến ông là thành viên sáng lập và chủ tịch Hội đồng của IDS, chưa thấy tờ nào nói đến hoạt động "nhạy cảm" của ông trong XHDS.


Một viện nghiên cứu độc lập, tức là không phải của công ty tư nhân hay của nhà nước, là một tổ chức XHDS. Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) là một tổ chức độc lập như vậy. Gs. Hoàng Tuỵ là một thành viên sáng lập của IDS và ông đảm đương chức vụ Chủ tịch Hội đồng, cơ quan quyết định cao nhất, của IDS.

Khi Quyết định 97 của Thủ tướng Chính phủ sắp có hiệu lực (phải được và đã được công bố công khai 6 tháng trước khi được Thủ tướng ký và có hiệu lực) giữa IDS và Chính phủ đã có một đợt "đối thoại" mạnh mẽ. Gs. Chu Hảo, một thành viên sáng lập của IDS, được chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời để "bàn" về IDS. Bà Phạm Chi Lan, một thành viên sáng lập và phó Viện trưởng của IDS, được 4-5 tướng tá an ninh "mời" ăn cơm cả mấy tiếng đồng hồ. Ông Thủ tướng mời Gs. Hoàng Tuỵ 2 lần lên phủ thủ tướng trao đổi. Ông Thủ tướng biết Gs. Hoàng Tuỵ và Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc (đương kim Thủ tướng) là đồng hương với nhau. Ông Phúc đã đến thăm Gs. Tuỵ và đưa ra lời mời của Thủ tướng.

Cuộc làm việc đầu tiên với Thủ tướng rất hoành tráng: xe đưa đón long trọng, tặng hoa và quà rất trọng thị. Gs. Hoàng Tuỵ yêu cầu Thủ tướng không ký và bỏ QĐ 97. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói những điều tốt đẹp nhưng không trực tiếp đáp ứng yêu cầu của IDS.

Và đến lời mời lần thứ hai. Vẫn rất lịch thiệp như lần trước, nhưng chắc "vì bận" Thủ tướng uỷ quyền cho ông Phúc làm việc với Gs. Rất chân tình và trọng thị. Xe đưa Gs về đến tận nhà, lúc đó Gs. phát hiện ra một tập hồ sơ để cho Gs trên xe. Về đến nhà xem hồ sơ mới thấy ý kiến của Thủ tướng thúc Bộ Khoa học và Công nghệ nghiêm túc chuẩn bị thực hiện QĐ 97 sau khi được ký.

Tất nhiên, tất cả các thành viên IDS chúng tôi nóng lòng chờ đợi kết quả làm việc của Chủ tịch Viện và Thủ Tướng. Cái hồ sơ để trên xe thực sự là gọt nước tràn ly đối với Gs. Hoàng Tuỵ và tất cả chúng tôi. Và trước khi QĐ97 có hiệu lực mấy tiếng đồng hồ IDS đã thống nhất ra một tuyên bố kịch liệt lên án quyết định phản khoa học, phản dân chủ của Thủ tướng Chính phủ và IDS quyết định ngưng hoạt động.

Viện IDS là tổ chức nghiên cứu độc lập có đăng ký theo Luật Khoa học và Công nghệ, tức là một tổ chức XHDS chính thức (formal), tuy nhiên với QĐ97 IDS không thể còn hoạt động độc lập như cũ. Chúng tôi cho rằng hình thức (viện, tổ chức có tư cách pháp nhân,...) là quan trọng, song cũng chỉ như chiếc áo mà ta có thể thay mấy lần một ngày.

Tất cả các thành viên IDS mời thêm các thành viên khác lập ra nhóm 23 (gặp nhau bàn bạc, thảo luận những vấn đề như IDS đã làm vào mỗi ngày 23 hàng tháng). Nhóm 23 đầu tiên gặp nhau tại nhà của nhà thơ Việt Phương, rồi tại nhà của anh Trần Đức Nguyên (2 thành viên sáng lập của IDS), rồi sau đó tại chính nhà của Gs. Hoàng Tuỵ (và sau đó tại nhà Chị Phạm Chi Lan). 

.
Nhóm 23 là một tổ chức XHDS phi chính thức (informal, tức là không có tư cách pháp nhân như IDS). Từ hoạt động đó của nhóm 23 đã phát sinh nhiều phong trào và kiến nghị (mà điển hình là Kiến Nghị 72 thu hút thêm được 72 chữ ký ban đầu vào Kiến Nghị sửa đổi Hiến pháp với tổng cộng trên 15 ngàn chữ ký).

Phần hoạt động này của Gs. Hoàng Tuỵ, báo chí chính thống không dám nói tới hay chỉ nhắc đến qua loa. Nhắc sơ đến hoạt động XHDS của Gs Hoàng Tuỵ, của một người con vĩ đại của đất nước, một con người cương trực và luôn làm hết sức mình trên mọi lĩnh vực cho một Việt Nam dân chủ, giàu mạnh, như một nén hương tưởng nhớ đến Ông. Gs. Hoàng Tuỵ để lại cho chúng ta những di sản vô giá và một tấm gương sáng để tất cả chúng ta noi theo.

___________

PHỤ LỤC:


Cuộc gặp nhân tròn một năm viện IDS tự giải thể

Nguyễn Xuân Diện
14/09/2010

Chiều qua (từ 15h30), nhân 1 năm ngày Viện IDS tuyên bố giải thể (15.9.2009 - 15.9.2010) các thành viên của Viện IDS có buổi gặp mặt tại một nhà hàng khu phố cũ Hà Nội để cùng hàn huyên tâm sự.

Theo Từ điển Wikipedia: "Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies - IDS) viết tắt là IDS là một viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên thành hình ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã thu hút nhiều sự chú ý của giới quan tâm chính trị - thời sự trong và ngoài nước. Viện nghiên cứu phát triển IDS là tổ chức khoa học và công nghệ được các nhà khoa học tự thành lập căn cứ theo Luật Khoa học- công nghệ và Nghị định số 81/2002 ngày 17/10/2002 của Chính phủ. IDS được Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký. IDS không có quyết định thành lập và không có cơ quan quản lý trực tiếp. IDS là tổ chức phi vụ lợi, hoạt động có lãi, nhưng lãi không được chia cho bất kỳ ai, mà chỉ để phát triển Viện. Ban đầu gồm 9 thành viên gồm những tên tuổi nổi tiếng như :Hoàng Tụy (Chủ tịch Hội đồng Viện), Nguyễn Quang A (Viện trưởng), Phạm Chi Lan (Viện phó), Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, đến ngày 19/6/2008 thì danh sách Thành viên Hội đồng Viện IDS có thêm 3 thành viên là Vũ Quốc Huy, Nguyên Ngọc và Nguyễn Trung. Sau này là tất cả 16 thành viên, thêm các thành viên : Phan Đình Diệu, Vũ Kim Hạnh, Phạm Duy Hiển, Huỳnh Sơn Phước".

Đến dự cuộc gặp có các vị: Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Trần Đức Nguyên, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Phạm Duy Hiển, Phan Đình Diệu...

Mặc dù vắng mặt một số thành viên (Nhà thơ Việt Phương, GS. Phan Huy Lê vắng mặt; GS. Phan Đình Diệu có đến dự nhưng sau đó ra ga tàu hỏa đi Vinh lúc 17h) các thành viên có mặt đã trò chuyện vui vẻ, thân tình và trân trọng sau một năm gặp lại. GS. Tương Lai từ thành phố Hồ Chí Minh có mặt trong cuộc gặp gỡ khiến cho các thành viên khác rất xúc động.


Trong suốt cuộc gặp mặt, các cựu thành viên của Viện luôn luôn nhận được các cuộc điện thoại và tin nhắn của các bạn bè trên khắp cả nước. Rất nhiều người đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với các cựu thành viên Viện IDS - những chuyên gia lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc luôn ở mãi bên họ, và mong mỏi với trí tuệ và tinh thần phụng sự Tổ quốc, các cựu thành viên Viện IDS sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI GẶP GỠ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VIỆN IDS

Hàng trên, từ trái sang: Tương Lai, Phan Đình Diệu, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Phạm Duy Hiển, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Vũ Quốc Huy.
Hàng dưới, ngồi: Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Hoàng Tụy, Phan Huy Lê.
.
 GS Tương Lai đang phát biểu.

 Đang nghe cô Phạm Chi Lan nói.



 TS. Lê Đăng Doanh và Giáo sư Hoàng Tụy

 Giáo sư Tương Lai và Giáo sư Phạm Duy Hiển


 Mọi người đang chăm chú nghe GS Hồ Ngọc Đại nói chuyện.
.
 GS. Chu Hảo phát biểu rất vui. Cứ như là bắt nhịp bài ca Kết đoàn

 Từ phải sang: TS Nguyễn Quang A, GS Tương Lai, GS Chu Hảo, Nguyễn Xuân Diện.
Phía sau: TS Lê Đăng Doanh.

Cuộc trao đổi riêng của hai vị Nguyễn Trung & Phạm Chi Lan.

Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang A (Cựu Viện trưởng Viện IDS)
đã dành cho tôi vinh hạnh đượccó mặt trong cuộc gặp gỡ này.
(Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện)

2 nhận xét :

  1. Những người vì đất nước. Thật ngưỡng mộ.

    Trả lờiXóa
  2. Thông tin này coi như tài liệu lịch sử của IDS

    Trả lờiXóa