Chu Mộng Long
THÔNG BÁO KHẨN DÀNH CHO
THÔNG BÁO KHẨN DÀNH CHO
CÁC BẠN HỌC VIÊN HỆ NGOÀI CHÍNH QUY
Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, trong đó có điều luật: không phân biệt giá trị bằng chính quy và hệ ngoài chính quy (thường gọi là tại chức).
Trong cách hiểu tích cực nhất, điều luật đó có nghĩa là nhà nước đã yêu cầu chất lượng đào tạo tại chức tương đương như chính quy, mặc dù hiện nay cách tổ chức dạy học tại chức không thể tương đương như chính quy. Các bạn học chỉ 3 ngày, mỗi ngày không thể đạt 10 tiết, là kết thúc một giáo trình, thi cử thì nhốn nháo thua cả cái chợ xổm. Điểm chuyên cần, giữa kỳ và thi hết học phần chủ yếu là điểm ảo. Nhiều thầy cô dễ dãi nên có hiện tượng học thay, thi thay, nhiều bạn không đi học ngày nào vẫn có điểm giỏi và lấy bằng.
Tôi đã nhiều lần siết lại thì bị phê bình là "làm mất lòng" học viên và cơ sở đào tạo dẫn đến không thu hút được nhiều người học. Trong khi học phí trên trời, thu phí bậy bạ và tiêu cực trong quan hệ thầy trò mới là nguyên nhân chính.
Trong kỳ hè này, tôi đã phát hiện nhiều trường hợp học thay để lấy điểm chuyên cần và giữa kỳ. Thật tổn thương khi người thầy bị học trò lừa dối trắng trợn.
Mỗi khi chuẩn bị dạy cho một lớp mới là hàng loạt cú điện thoại xin phép nghỉ học, có người xin nghỉ luôn cả học phần với đủ các lý do và nhiều học viên trơ tráo đến mức mong thầy giúp đỡ về hai cột điểm quá trình. Tôi đang tập trung nghiên cứu đề tài, những cuộc gọi như vậy giống như bị tra tấn, gây khó chịu vô cùng và phải mất rất nhiều thời gian giải thích cho các bạn.
Nay tôi phải ra thông báo này để các bạn chấm dứt ngay sự lừa dối và tra tấn như vậy. Các bạn vì lý do gì đó không đi học được thì bảo lưu, vì học tại chức là học cả đời. Xin thầy rủ lòng thương ư? Giữa các bạn học hệ tại chức và sinh viên chính quy, tôi phải thương sinh viên chính quy hơn vì sinh viên chính quy phải qua một kỳ thi đầu vào khắt khe với điểm sàn đảm bảo cho tuyển sinh vào đại học, lại phải miệt mài học tập, nghiên cứu hết năm này đến năm khác mới có được tấm bằng. Kết quả thật trớ trêu là các bạn sinh viên chính quy đi xin việc vô cùng khó khăn vì các bạn tại chức đã chiếm hết chỗ. Ngay cả đối xử với các bạn tại chức, tôi cũng phải dành tình thương cho những người siêng năng đi học đầy đủ chứ không vì các bạn lười học. Đạo đức cao nhất là sự công bằng. Các bạn không có đạo đức ấy thì đừng đi học!
Những trường hợp lừa dối như học thay, thi thay, kể cả sự trơ tráo lợi dụng tình thương để xin điểm, tôi trừng phạt đến nơi đến chốn, bất luận là hiệu trưởng hay bộ trưởng can thiệp.
Tri thức và năng lực do tích lũy và rèn luyện mà có, không ai có thể học thay, thi thay hay xin xỏ. Tôi không kỳ thị tại chức với điều kiện các bạn phải nỗ lực học tập và rèn luyện như chính quy. Bằng cấp, học hàm học vị chỉ mang lại sự xấu hổ và nhục nhã khi không tương xứng với trình độ và năng lực của mình, trừ các bậc thánh thần vô liêm sỉ coi đó là vinh.
Đừng bắt chước các bậc thánh thần trên cao mà chạy theo lối sống vô liêm sỉ. Các thánh thần trên cao khi thông qua điều luật đánh đồng giá trị của hai tấm bằng chính quy và tại chức bất chấp hiện thực đào tạo hiện nay có thể là vì thánh thần không cần học cũng có bằng và ngồi chềnh ềnh ở ngôi cao. Các bạn là người, là thầy cô giáo, hôm nay các bạn làm điều vô đạo đức thì mai kia con cháu các bạn sẽ lãnh đủ, trừ phi con cháu các bạn cũng được phong thần!
Thân ái,
Chu Mộng Long
Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, trong đó có điều luật: không phân biệt giá trị bằng chính quy và hệ ngoài chính quy (thường gọi là tại chức).
Trong cách hiểu tích cực nhất, điều luật đó có nghĩa là nhà nước đã yêu cầu chất lượng đào tạo tại chức tương đương như chính quy, mặc dù hiện nay cách tổ chức dạy học tại chức không thể tương đương như chính quy. Các bạn học chỉ 3 ngày, mỗi ngày không thể đạt 10 tiết, là kết thúc một giáo trình, thi cử thì nhốn nháo thua cả cái chợ xổm. Điểm chuyên cần, giữa kỳ và thi hết học phần chủ yếu là điểm ảo. Nhiều thầy cô dễ dãi nên có hiện tượng học thay, thi thay, nhiều bạn không đi học ngày nào vẫn có điểm giỏi và lấy bằng.
Tôi đã nhiều lần siết lại thì bị phê bình là "làm mất lòng" học viên và cơ sở đào tạo dẫn đến không thu hút được nhiều người học. Trong khi học phí trên trời, thu phí bậy bạ và tiêu cực trong quan hệ thầy trò mới là nguyên nhân chính.
Trong kỳ hè này, tôi đã phát hiện nhiều trường hợp học thay để lấy điểm chuyên cần và giữa kỳ. Thật tổn thương khi người thầy bị học trò lừa dối trắng trợn.
Mỗi khi chuẩn bị dạy cho một lớp mới là hàng loạt cú điện thoại xin phép nghỉ học, có người xin nghỉ luôn cả học phần với đủ các lý do và nhiều học viên trơ tráo đến mức mong thầy giúp đỡ về hai cột điểm quá trình. Tôi đang tập trung nghiên cứu đề tài, những cuộc gọi như vậy giống như bị tra tấn, gây khó chịu vô cùng và phải mất rất nhiều thời gian giải thích cho các bạn.
Nay tôi phải ra thông báo này để các bạn chấm dứt ngay sự lừa dối và tra tấn như vậy. Các bạn vì lý do gì đó không đi học được thì bảo lưu, vì học tại chức là học cả đời. Xin thầy rủ lòng thương ư? Giữa các bạn học hệ tại chức và sinh viên chính quy, tôi phải thương sinh viên chính quy hơn vì sinh viên chính quy phải qua một kỳ thi đầu vào khắt khe với điểm sàn đảm bảo cho tuyển sinh vào đại học, lại phải miệt mài học tập, nghiên cứu hết năm này đến năm khác mới có được tấm bằng. Kết quả thật trớ trêu là các bạn sinh viên chính quy đi xin việc vô cùng khó khăn vì các bạn tại chức đã chiếm hết chỗ. Ngay cả đối xử với các bạn tại chức, tôi cũng phải dành tình thương cho những người siêng năng đi học đầy đủ chứ không vì các bạn lười học. Đạo đức cao nhất là sự công bằng. Các bạn không có đạo đức ấy thì đừng đi học!
Những trường hợp lừa dối như học thay, thi thay, kể cả sự trơ tráo lợi dụng tình thương để xin điểm, tôi trừng phạt đến nơi đến chốn, bất luận là hiệu trưởng hay bộ trưởng can thiệp.
Tri thức và năng lực do tích lũy và rèn luyện mà có, không ai có thể học thay, thi thay hay xin xỏ. Tôi không kỳ thị tại chức với điều kiện các bạn phải nỗ lực học tập và rèn luyện như chính quy. Bằng cấp, học hàm học vị chỉ mang lại sự xấu hổ và nhục nhã khi không tương xứng với trình độ và năng lực của mình, trừ các bậc thánh thần vô liêm sỉ coi đó là vinh.
Đừng bắt chước các bậc thánh thần trên cao mà chạy theo lối sống vô liêm sỉ. Các thánh thần trên cao khi thông qua điều luật đánh đồng giá trị của hai tấm bằng chính quy và tại chức bất chấp hiện thực đào tạo hiện nay có thể là vì thánh thần không cần học cũng có bằng và ngồi chềnh ềnh ở ngôi cao. Các bạn là người, là thầy cô giáo, hôm nay các bạn làm điều vô đạo đức thì mai kia con cháu các bạn sẽ lãnh đủ, trừ phi con cháu các bạn cũng được phong thần!
Thân ái,
Chu Mộng Long
Bằng tại chức và bằng chính quy giá trị như nhau, là hình thức "Rũ rối cào bằng" có người còn gọi là tát nước lẫn hay đánh bùn sang ao. Có thể hiểu nôm na là cá mè một lứa... Đây là hình thức khuyến khích học sinh sinh viên học dốt các con đại gia và con các sếp to, có chức quyền bỏ tiền mua bằng.
Trả lờiXóaLà hình đào tạo đem lại lợi nhuận lớn, mang lại giá trị lợi ích vật chất tuyệt đối cho nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục.
Học chính quy thường là những người tài năng thông minh thực sự, họ dựa vào trí tuệ và năng lực bản thân, đương nhiên là họ học thật thi thật, nên không chịu bỏ tiền để mua điểm mua bằng . Do không chịu mua. Kể cả mua việc làm sau khi tốt nghiệp đại học Cao học...nên thường rất khó xin vào các cơ quan nhà nước và không được bố trí giữ các chức vụ trong cơ quan, doanh nghiệp... Đặc biệt là không được làm cán bộ lãnh đạo, nếu người nào may mắn và tài gỏi đột biến thì may ra được làm trợ lý giúp việc hoặc "quân sư"...
Trong CA ND nói chung. CA Thanh Hoá nói riêng, nếu ai tinh ý sẽ thấy Học tại chức hoặc người không học trường CAND được tuyển dụng vào ngành CA, do họ đầu tư rất nhiều tiền vì vậy nên họ được bố chí giữ các chức vụ Lãnh đạo chỉ huy và được là ở nơi bổng lộc nhiều, được ở TP - thị trấn ...Ở gần nhà ,,, các đồng chí học chính quy thì đưa đi nơi vùng sâu vùng xa, khó khăn gian khổ. Bằng chứng là Dư thảo đề án tăng cường 25% CBCS các đơn vị Phòng Ban cấp tỉnh xuống làm công an cấp huyện thị và trưởng phó CA xã là Công an chính quy có nêu để các đơn vị đóng góp bổ xung.
Tôi nghĩ rằng những cá nhân học hành tử tế, chính quy bài bản trong các trường CAND không thể im lặng mãi.
Hãy lên tiếng phản đối bất công, vô lý này.
Tránh tình trạng "Cáo già ở lại cáo trẻ ra đi" Người tử tế ra đi kẻ cơ hội tham nhũng có tiền chạy chọt thì ở lại.
Công an họ học tại chức rất nhiều. Học để nâng ngạch, nâng lương, dễ lên cấp lên chức. Có người học tại chức xong là làm cảnh sát giao thông đứng đường nữa bởi bắt người cũng phải có bằng đại học. Vô cùng bát nháo, dốt nên không thi đậu đại học ngay từ lúc tốt nghiệp phổ thông mà phải đợi vào ngành rồi đi học. Dân trả lương cho để anh làm việc chứ không phải trả cho anh đi học đâu, nhưng vì việc thi và học tại chức hiện nay quá
Xóadễ nên nhiều kẻ bất tài lợi dụng để có danh.
Ngành giáo dục hiện nay cũng thế. Ngành Y tế thì Bác sĩ cử tuyển quá nhiều và tầng lớn này dễ thỏa mãn, tự cao nhưng không làm được việc và nổ thì quá trời. Mọi khó khăn đều do Bác sĩ chính quy chịu cho. Riêng về điều dưỡng thì do áp lực việc làm, do yêu cầu nâng cấp bệnh viện nên họ cũng ồ ạt đi học tại chức.
Học để giữ việc làm thôi. Sợ nhất là tầng lớp tại chức chính trị. Họ cử nhau đi học, nào là luật quản lý hành chính công ( cũng có danh luật sư đấy), quản lý nhà nước, cử nhân rồi cao cấp, trung cấp chính trị. Nghe oai lắm nhưng toàn kiến thứ một chiều bị nhồi sọ. Mặc, họ vẫn làm lãnh đạo tốt!
Thầy ơi! Đa phần cán bộ chúng em đều chuyên tu và tại chức đấy ạ!
Trả lờiXóaQuá đúng.
Trả lờiXóaTình trạng học tại chức lộn xộn không đảm bảo lịch trình học tập đang xảy ra nghiêm trọng là một sự thực ở các trường. Điều này ai dạy ở các trường đại học đều thấy, bộ quản lý thấy mà vẫn đưa vào luật Giáo dục một cách ngang bằng là tự dối mình và coi thường những sinh viên chính quy. Cứ nhận thức như thế này thì GD_ĐT không thể khá lên được!
Trả lờiXóaMấy ý kiến hưởng ứng bài viết của Chu Mộng Long:
Trả lờiXóaBẰNG TẠI CHỨC VÀ BẰNG CHÍNH QUY NHƯ NHAU
Bằng tại chức và bằng chính quy giá trị như nhau, là hình thức "Rũ rối cào bằng" có người còn gọi là tát nước lẫn hay đánh bùn sang ao. Có thể hiểu nôm na là cá mè một lứa... Đây là hình thức khuyến khích học sinh sinh viên học dốt các con đại gia và con các sếp to, có chức quyền lười học, bỏ tiền mua bằng.
Là hình đào tạo đem lại lợi nhuận lớn, mang lại giá trị lợi ích vật chất tuyệt đối cho nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục.
Học chính quy thường là những người tài năng thông minh thực sự, họ dựa vào trí tuệ và năng lực bản thân, đương nhiên là họ học thật thi thật, nên không chịu bỏ tiền để mua điểm mua bằng . Do không chịu mua. Kể cả mua việc làm sau khi tốt nghiệp đại học Cao học...nên thường rất khó xin vào các cơ quan nhà nước và không được bố trí giữ các chức vụ trong cơ quan, doanh nghiệp... Đặc biệt là không được làm cán bộ lãnh đạo, nếu người nào may mắn và tài giỏi đột biến thì may ra được làm trợ lý giúp việc hoặc "quân sư" cho sếp...
Trong CA ND nói chung. CA Thanh Hoá nói riêng, nếu ai tinh ý sẽ thấy Học tại chức hoặc người không học trường CAND được tuyển dụng vào ngành CA thường là "thành đạt", do họ đầu tư rất nhiều tiền vì vậy nên họ được bố chí giữ các chức vụ Lãnh đạo chỉ huy và được làm việc ở nơi bổng lộc nhiều, được ở TP - thị trấn ...Ở gần nhà ,,, Đa phần các đồng chí học chính quy thì đưa đi nơi vùng sâu vùng xa, khó khăn gian khổ. Bằng chứng là: Dự thảo đề án tăng cường 25% CBCS các đơn vị Phòng Ban cấp tỉnh còn trẻ khoẻ, tốt nghiệp các trường CAND hệ chính quy xuống làm công an huyện thị xã thuộc tỉnh và trưởng phó CA xã là Công an chính quy có nêu ra để các đơn vị đóng góp bổ xung.
Tôi nghĩ rằng những cá nhân học hành tử tế, chính quy bài bản trong các trường CAND không thể im lặng mãi.
Hãy lên tiếng phản đối bất công, vô lý này.
Không để tình trạng "Cáo già ở lại cáo trẻ ra đi" Người tử tế ra đi kẻ cơ hội tham nhũng suy thoái phẩm chất đạo đức nhưng có tiền chạy chọt thì ở lại. Rồi họ lại tiếp tục quay cuồng trong vòng xoáy kim tiền...Quyền chức. Hại nước hại dân.
Tỷ lệ bằng chính quy của các đại biểu quốc hội là bao nhiêu vậy nhỉ?!
Trả lờiXóa