CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Chuyên đề: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NỀN VĂN HÓA MỚI CỦA VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ 20
Cà phê với GS.TS Văn học TRẦN NGỌC VƯƠNG
Chủ đề: “Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX trong sự tiếp biến với văn học nghệ thuật Pháp.”
Chủ trì: Nhà phê bình văn học PHẠM XUÂN NGUYÊN
Vào lúc 14:30 Chiều thứ 7, ngày 29/06/2019
Quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, 03 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, 03 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Không có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với việc hình thành nền văn hóa mới của Việt Nam đầu thế kỷ 20, và cũng không ít những ngộ nhận về nó. Thơ mới, Tiểu thuyết , Kịch nói, Tân nhạc, Hội họa mới ra đời, định hình phát triển và trở thành nền móng cho nền văn hóa hiện đại của Việt Nam thoát Trung là do đâu. Gạt bỏ những định kiến bắt nguồn từ thái độ chống thực dân Pháp trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho dân tộc của giới trí thức văn nghệ sĩ thời kỳ đó để có một cái nhìn mới giúp chúng ta hiểu cái gì đã tạo ra sự thần kỳ đó, hiểu đúng để không ngộ nhận về mình, để bước tiếp trên con đường hội nhập với văn hóa toàn cầu. Chuyên đề “Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với việc hình thành nền văn hóa mới của Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20” được thực hiện trong nhiều buổi với sự tham gia của các nhà nghiên cứu và các văn nghệ sĩ hàng đầu.
Văn học Việt Nam trước thế kỷ XX nằm trong quỹ đạo văn học trung đại phương Đông thuộc hệ hình tiền hiện đại. Khi tiếp xúc với phương Tây, qua trường hợp nước Pháp, văn học Việt Nam bắt đầu quá trình hiện đại hoá theo quy luật phát triển của văn học thế giới lấy mẫu hình châu Âu. Từ đây, văn học Việt Nam bắt đầu chuyển đổi sang hệ hình hiện đại với quan niệm mới về văn học, về nhà văn, về công chúng, với sự ra đời những thể loại mới của thơ, tiểu thuyết, kịch nói. Ba mươi năm đầu thế kỷ XX được coi là "giai đoạn giao thời", mở màn cho một nền văn học Việt Nam hiện đại thông qua sự tiếp biến với văn học Pháp. Quá trình hiện đại hoá này cũng là quá trình dân tộc hoá của nền văn học Việt Nam . Đây sẽ là nội dung được GS Trần Ngọc Vương chia sẻ trong buổi cà phê.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Vương là chuyên gia đầu ngành về văn học Việt Nam cổ cận đại và lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam. Các công trình nghiên cứu chính của ông:
1. Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục 1995; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
2. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục 1997; 1998. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
3. Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ. Nxb Tri Thức, 2010.
*Chương trình miễn phí cho khách của Cà phê thứ Bảy. Các anh chị và các bạn tham dự vui lòng thanh toán đồ uống theo menu của quán. Xin cám ơn.
Thuyết trình rất hay.
Trả lờiXóaCó điều, thiếu thời gian, do vậy người dự ít có dịp phát biểu.
Dẫu vậy, vẫn rất bổ ích.