Trần Thanh Cảnh
CƯ XỬ VỚI TẾT THẾ NÀO CHO PHẢI...
CƯ XỬ VỚI TẾT THẾ NÀO CHO PHẢI...
Xin nói ngay là tôi thuộc trường phái cổ điển, thích tết. Muốn giữ tết. Để mỗi dịp tết đến xuân về có dịp gặp mặt người thân...
Thế nhưng gần đây, tôi thấy dường như tết đã trở thành gánh nặng. Của mỗi người. Của các gia đình. Của các công ty nhà máy. Của cả xã hội...
Có lẽ người thích tết chỉ còn trẻ em và... quan tham! Tết trẻ em được đi chơi, được mừng tuổi. Quan tham thì nhân dịp này gặt hái bổng lộc...
Đa số nhân dân thì chán tết. Thế nhưng vẫn muốn giữ tết!Thật là một tâm thế xã hội lạ lùng, dường như rất tiêu biểu cho tính cách dân Việt: lập lờ, nước đôi, trung dung, không có chính kiến rõ ràng, gió chiều nào che chiều ấy...
Thật ra thì những người hiểu biết trong xã hội đều cho rằng, nên giữ tết cổ truyền. Thế nhưng cần phải có sự thay đổi. Để thích ứng với cuộc sống hiện đại ngày nay. Chứ cả nước năm nào cũng hầm hập lên cơn sốt dịp cuối năm thì quả là không ổn! Cần phải thay đổi! Bắt đầu từ:
1, Nhà nước: sửa ngay luật lao động, chỉ cho phép nghỉ tết cổ truyền đúng 3 ngày: 30, mùng 1, mùng 2. Trùng vào thứ 7 hay chủ nhật cũng không có bù. Cấm toàn bộ các cơ quan công quyền nghỉ thêm. Chiều 29 vẫn phải mở cửa phục vụ dân. Sáng mùng 3 hoạt động bình thường. Cơ quan nhà nước gương mẫu trước, dân sẽ theo.
2, Các gia đình và cá nhân, cần phải thích ứng với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của đất nước. Gột rửa cái tâm lý làng xã nặng nề. Xác định ta lập nghiệp ở đâu thì quê hương ở đó. Tổ chức vui tết ngay tại nơi mình sinh sống, không phải di chuyển nhiều. Hãy nghĩ một năm là cả bốn mùa xuân, ta làm việc song song với hưởng thụ vui chơi giải trí, không no dồn đói góp cho dịp tết!
Việc làm cho cái tết cổ truyền trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hóa đi là một xu thế tất yếu của cuộc sống. Có lẽ nhân dịp đầu xuân mỗi người chúng ta nên suy ngẫm về cái tết vừa qua như thế nào: Cái gì rườm rà nên cắt bỏ. Cái gì tinh hoa cần lưu giữ. Để cho có thái độ ứng xử phù hợp với TẾT!
Tháng Giêng là ..." tháng ăn chơi " . Cho dù đã được nghỉ dài ngày nhưng vẫn chưa ...thỏa nỗi ước mong . Hết hạn nghỉ Tết , đi làm thì tập trung đến các cơ sở , đơn vị để ...chúc tụng nhau . Rồi còn " bận rộn " đi tham gia lễ hội mồng 5 tháng Giêng , đi lễ ngày rằm không thể bỏ qua ( quanh năm đi lễ không bằng đi lễ ngày rằm tháng Giêng ... Túm lại là còn uể oải làm việc cho đến ... hết tháng !!!
Trả lờiXóaTôi ủng hộ nhất " tiêu chuẩn " nghỉ 3 ngày của tác giả . Những người ở xa quê , muốn về quê dịp này thì sử dụng những ngày nghỉ phép hoặc làm bù ...
Ủng hộ ý kiến trên
Trả lờiXóaĐề nghị đó là chuẩn. Nhưng nên nghỉ 4 ngày và ăn Tết nhẹ nhàng, giản dị, đầm ấm như xưa. Mấu chốt là xóa bỏ cho được tư tưởng ăn chơi vô độ, khoe giàu, khoe giỏi hơn người, phô trương thanh thế và quyền lực, đến Thần Phật cũng không thoát khỏi...
Trả lờiXóaMuốn có tết vui vẻ , lành mạnh ,phải nâng cao dân trí , dẹp bỏ mê tín dị đoan . Muốn vậy , trước hết chính quyền phải lành mạnh , thật sự là của dân ,do dân ,vì dân .
Trả lờiXóaVùng HN & SG là 2 đại siêu đô thị vết dầu loang tập trung kinh tế & dân số quá mức nên rất nguy cơ, không chỉ bây giờ mà còn cả tương lai bất định....
Trả lờiXóaDịch chuyển kinh tế dân số mà chỉ ven ven gần gần thì càng nguy cơ hơn, nên dịch thật xa đến điểm giữa VN.
VN chỉ 2 cực phát triển còn các vùng miền tỉnh thành khác đều phụ thuộc 2 cực đó, cùng là nguy cơ vì đi lại đến 2 cực đó quá nhiều nguy cơ lây ra toàn quốc. Cần phát triển thêm cực phát triển ở giữa - Vùng trọng điểm Trung bộ.
Một công đôi ba lợi nếu 2 đầu đừng ích kỷ quá để cho điểm giữa phát triển lên!
Theo như bạn “ Gột rửa cái tâm lý làng xã nặng nề. Xác định ta lập nghiệp ở đâu thì quê hương ở đó. Tổ chức vui tết ngay tại nơi mình sinh sống, không phải di chuyển nhiều”
Trả lờiXóaThế thì còn gì là tết. “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.” Tết như bạn nói là tết Tây đâu phải là tết Việt, đâu còn là truyền thống, văn hía Việt.
Trả lờiXóaTôi đã ngoài 60. Trừ những năm đi học nước ngoài năm nào tôi cũng về quê ăn tết.,Nông thôn ngày nay đã thay đổi rất nhiều, văn minh hơn, sung túc hơn. Tết ở nông thôn thật là thiêng liêng, ấm cúng... an toàn và tình người... khác với cuộc sống quá gấp gáp và căng thẳng của Thành thị. Tôi vẫn ước ao năm nào cũng được về quê ăn tết. Mẹ tôi đã mất cách đây 3 năm, ba tôi hi sinh 60 năm, quê hương là mẹ là cha. Thật chí lý khi nói “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”