Chu Hảo trong chuyến du xuân đầu năm Mậu Tuất (2018).
Chu Hảo ở tôi
Phan Huy Đường
Chu Hảo, hơn tôi 5
tuổi, vốn là "đồng nghiệp",
ngành tin học, nên đã gặp nhau
mấy lần khi anh có dịp ghé Paris.
Lần đầu, ở quán
Monge, cực zui : chỉ có Chu Hảo
mới có thể bàn về "khái
niệm" Dump một cách đậm đà
nhục cảm như vậy : Đâm…
Khi anh "đổi nghề",
chủ trương đăng ở Việt Nam,
trong tiếng Việt, 500 tác phẩm tinh hoa của
nhân loại, tôi không tin có thể
làm được : tìm đâu ra
đủ số dịch giả thích đáng,
ai cho phép xuất bản ở Việt Nam, tiền
đâu ra mà làm ?
Thế mà anh làm
được. Nxb Tri Thức ra đời,
lần lượt đăng một số tác
phẩm trác tuyệt của nhân loại.
Trong số dịch giả có không ít
bạn tôi ! Có lẽ, như tôi, họ
chưa hề nghĩ rằng có ngày họ
sẽ công bố ở Việt Nam một tác
phẩm lớn do họ dịch, đóng góp
một tí gì cho tổ quốc !
Từ ấy trong tôi
bừng nắng hạ, hè hè, tôi
phục Chu Hảo không chỉ có tâm
còn có tài. Tài hành động.
Có lẽ Chu Hảo đã
từng đưa lưng ăn đòn vì
tôi. Chuyện Thế này.
Quyển Tư Duy Tự Do
(triết) của tôi không ngờ được
nxb Đà Nẵng thời Nguyễn Đức
Hùng (Đà Linh) công bố ở
Việt Nam năm 2006. Sau tôi hỏi thăm mới
biết : chính ông Nguyễn Khoa Điềm,
lúc đó làm Trưởng ban
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
(1989-2007) [hiện nay, 2018, gọi là Ban Tuyên
giáo Trung ương] cho phép. Ông ấy
còn nói với Đà Linh :
chính tôi cũng chưa hiểu hết,
nhưng nên đăng.
Có thể quyển sách
đã được đăng ở Việt
Nam vì ở phân 2, phần triết thuần
tuý, tôi khẳng định :
– tôi thừa hưởng
triết lý và các học thuyết của
Marx, quý trọng chúng.
Điều này, ai cũng
biết, tôi chưa hề phủ nhận, ngay
cả khi tôi qua Mỹ 6 tháng, tìm gặp
những nhà văn, học giả Ziao Chỉ
"phía bên kia".
– Marx đã tạo
ra nhân sinh quan mới cần thiết để
hiểu thời đại này.
[Điều ấy cũng có
nghĩa, đối với tôi : Marx đã
tạo ra một thế giới quan mới trong
những lĩnh vực kiến thức khác
nhau, vì thế giới quan luôn là thế
giới quan của một con người. Thế
thôi… Những kiểu cắt lẻ, sắp
xếp kiến thức có thể tạm thời
cần thiết, bổ ích, để tìm
hiểu chi li một khia cạnh nào đó
của hiện thực ở một thời điểm
nào đó trong một bối cảnh lịch
sử nào đó, chúng không thể
mang lại kiến thức tổng hợp, kiến
thức "khoa học" mà người đời
khao khát. Thôi, stop, chuyện này,
muốn bàn tới nới tới chốn, đòi
hỏi nhiều năm tháng, giấy mực.]
Thế thì một nước
XãHộiChủNghĩa, một người
cộng sản chân chính, cấm sao đành
? Hè hè.
Thực tế, hầu hết
các quan nắm quyền lực trong thể chế
XãHộiChủNghĩa Ziao Chỉ
không cần hiểu, chỉ cần sai thôi.
Như ở thời Đông Châu Liệt
Quốc hay thời Tam Quốc ấy mà… Và
trí thức chân chính đời
nay, chính là bọn khó sai bảo nhất !
Trưởng thành ở
PhuLăngXa, tôi nhiễm bệnh đó.
Chính Marx còn nhiễm bệnh đó
nặng hơn ai hết khi ông tuyên bố :
tôi không mắcxít ! Riêng đối
với tác phẩm này của tôi, tôi
trân trọng thái độ của ông
Nguyễn Khoa Điềm : ai đã
từng cầm bút và mong có độc
giả quan tâm tìm hiểu trước tác
của mình hiểu liền.
Cuối cùng, tác phẩm
ấy xuất hiện ở Việt Nam. 6 tháng,
bán cạn. Tôi mong thông tin ấy đúng,
vậy thôi : Đảng và Nhà Nước
không công khai tịch thu nhưng thừa sức
mua rồi thủ tiêu kiểu này kiểu
nọ, có khó gì ? Giấy phép cho
xuất bản 700 bản !
Rồi bỗng nhiên nxb
Tri Thức muốn tái bản quyển
TDTD. Tôi mừng quá : tôi đã
thấy nxb Tri Thức công bố những
sách nào. Thật vinh dự cho tôi. Làm
việc với "cô bé" phụ trách
biên tập văn bản TDTD, tôi sững
sờ : trong giới "biên tập"
viên ở Ziao Chỉ Quận tôi chưa hề
gặp người có trình độ của
cô. Mới khoảng 25 tuổi mà rất
chuyên nghiệp : biết tôn trọng tác
giả, biết tìm hiểu ý của tác
giả, nhưng cũng biết góp ý giúp
tác giả thực hiện tốt hơn ý
của mình. Công việc biên tập
xong nhanh chớp nhoáng. Tôi tưởng thế
là xong. Tôi chưa hiểu biết gì
cả về ngành xuât bản ở Ziao Chỉ
Quận : tái bản một tác phẩm
cũng phải xin phép, phải nộp lưu chiểu.
Nộp rồi, có khi không được
phép tái bản. Cô biên tập viên
cười cười bảo tôi : chờ
chú Chu Hảo đi đàm phán về
là xong. Chú Chu Hảo đã đi đàm
phán và thế là xong : tác phẩm
của tôi sẽ không bao giờ có mặt
trong Tri Thức.
Một kỷ niệm đẹp.
Trong quan hệ người với người,
người với đồng…
Có thể TDTD sẽ không
bao giờ được tái bản ở Việt
Nam. Vì đủ thứ lý do, trong đó
có lý do này, tôi chấp nhận
trước : không đáng nữa.
Dù sao, nó đã
cho tôi điều quý báu này :
ở đời, luôn luôn có rất
nhiều người đáng quý, đáng
yêu. Mình hạ bút vì đời,
vì chính mình, vì xa đời thì
mình chẳng là gì cả. Nhưng đã
dám chân tình hạ bút, mình sẽ
không bao giờ cô đơn.
Chu Hảo, tất nhiên,
phải cô đơn gánh vác tất cả
những tác phẩm mình đã đăng
đối mặt quyền lực toàn trị
Ziao Chỉ. Hiện nay, chẳng ai gánh vác
thay được.
Nhưng, ở đời, Chu
Hảo không cô đơn.
P. H. Đ.
2018-10-30.
Nguồn: Diễn Đàn.
Tôi rất kính trọng bậc trí thức dấn thân như bác Chu Hảo . Hầu hết các sĩ sư bây giờ quen thói sống hèn , sống nhục , chỉ ngậm miêng ăn tiền
Trả lờiXóalo giữ chặt sổ hưu ,đã thế họ còn tỏ ra " không quan tâm chính trị " Kính chúc bác Chu Hảo và các trí thức vì dân mạnh khỏe . Xin bác bảo trọng