Đội trưởng đội Cờ đỏ ở một trường học ở Hà Nội. Ảnh minh họa.
Phạm Ngọc Tiến
SAO ĐỎ, CỜ ĐỎ, XUNG KÍCH VÀ TỰ QUẢN
Em bé bị tát 231 cái khởi nguồn từ nói tục bị đội Sao đỏ nhà trường bắt được và ghi sổ. Từ vụ ghi sổ này lớp của em sẽ bị trừ điểm thi đua. Sự việc nếu không bị cô giáo vì áp lực thành tích sáng tạo ra cách trừng phạt kia thì hoàn toàn không có gì đáng nói.
Ngày các con tôi còn đi học, đến phiên phải vào đội Sao đỏ đứng cổng trường ghi danh sách những bạn đi muộn, tìm kiếm bắt lỗi những vi phạm từ bạn học. Con rất say mê nhưng đến một hôm nó đi muộn bị ghi chép và đội viên Sao đỏ nói năng gì đó xúc phạm khiến con uất ức thắc mắc. Lựa đúng dịp này tôi giải thích cặn kẽ để con hiểu nhiệm vụ Sao đỏ và nghĩa vụ của học sinh phải chấp hành những quy định của nhà trường. Tất nhiên sự say mê kia không còn ở góc độ quyền lực như trước nữa ở con tôi. Có một sự thật ngay từ nhỏ quyền lực sinh sát của đội Sao đỏ nếu không có sự uốn nắn từ thày cô các em nhỏ đã tự cho mình những quyền uy không đáng có trong học đường. Tệ hơn hình thành ý thức tố giác đấu tố lẫn nhau trong lớp bằng hình thức mách cô giáo. Những hình phạt của thày cô cũng vậy tạo cho trẻ những thái cực cảm xúc trong đó có cả tiêu cực.
Lại nhớ đến đội Thanh niên Cờ đỏ dạo những năm bảy, tám mươi. Đội này đi rạch quần loe, quần tuýp, cắt tóc dài, vào công viên rình những cặp yêu nhau để bắt. Họ làm đúng nhiệm vụ không nói nhưng sự thừa hành và thú vui quyền lực đã tạo ra một lực lượng khét tiếng và cách hành xử của họ nhiều khi vượt quá chuẩn mực gây điều tiếng không tốt cho xã hội. Đến tận bây giờ tôi vẫn ám ảnh lực lượng này khi họ cầm kéo cắt xoẹt tóc đỉnh đầu tôi khi vào rạp Tháng 8 xem phim cùng bạn gái. Sau lần đấy tôi hết hứng thú để tóc và cạo trọc hôm nay có lẽ là hiệu ứng từ lần bị xử lý tóc dài đó. Nó dã man một cách mông muội làm tổn thương con người có khi hết đời.
Thời hiện nay có đội thanh niên xung kích. Họ đôi khi cũng thỏa mãn với quyền của mình mà hành xử vượt chuẩn. Tôi đã mục sở thị các đoàn viên xung kích xô đẩy thậm chí đàn áp một đoàn diễu hành ôn hòa phản đối việc lãnh hải biển Việt bị xâm phạm.
Các phường có đội tự quản làm nhiệm vụ duy trì trật tự. Họ đi theo công an, tốt thôi nếu không vượt quá những gì họ có. Một lần tôi bị nhóm tự quản kiểm tra giấy tờ xe khi tôi dừng ven đường. Đường cấm đỗ theo luật có thể dừng xe khi xe nổ máy và bật xi nhan. Khỏi nói sự đôi co khó khăn và khó chịu như thế nào với những thanh niên này. Họ không hiểu luật hay có hiểu nhưng vì cái quyền duy trì trật tự như bắt hàng họ vỉa hè, chỉ dẫn giao thông họ vẫn làm hàng ngày khiến họ tưởng rằng có thể làm thay một cảnh sát giao thông. Tất nhiên phần thắng phải về tôi vì đúng luật nhưng rất mất thời gian và cảm xúc sống lành mạnh bị bào mòn.
Không phê phán Sao đỏ, Cờ đỏ hay Xung kích hay Tự quản. Bởi họ làm việc theo phân công của thể chế (chính quyền, nhà trường, tổ chức...). Nói công bằng đây là cơ chế giám sát cần phải có ở bất cứ tổ chức nào kể cả thiết chế gia đình nhưng nếu cơ chế giám sát này không được hiểu và thực thi đúng sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ. Hiện tại tôi nghĩ tác dụng không được như mong muốn. Những đội như xung kích hay tự quản đang được thấy như một nguồn tận dụng nhân lực xã hội cho việc công hơn là những gì họ tạo ra được. Với đội Sao đỏ trong trường duy nhất cần là giữ kỷ luật học sinh nhưng thày cô giáo đừng biến học sinh của mình thành những rô bốt cảnh sát.
SAO ĐỎ, CỜ ĐỎ, XUNG KÍCH VÀ TỰ QUẢN
Em bé bị tát 231 cái khởi nguồn từ nói tục bị đội Sao đỏ nhà trường bắt được và ghi sổ. Từ vụ ghi sổ này lớp của em sẽ bị trừ điểm thi đua. Sự việc nếu không bị cô giáo vì áp lực thành tích sáng tạo ra cách trừng phạt kia thì hoàn toàn không có gì đáng nói.
Ngày các con tôi còn đi học, đến phiên phải vào đội Sao đỏ đứng cổng trường ghi danh sách những bạn đi muộn, tìm kiếm bắt lỗi những vi phạm từ bạn học. Con rất say mê nhưng đến một hôm nó đi muộn bị ghi chép và đội viên Sao đỏ nói năng gì đó xúc phạm khiến con uất ức thắc mắc. Lựa đúng dịp này tôi giải thích cặn kẽ để con hiểu nhiệm vụ Sao đỏ và nghĩa vụ của học sinh phải chấp hành những quy định của nhà trường. Tất nhiên sự say mê kia không còn ở góc độ quyền lực như trước nữa ở con tôi. Có một sự thật ngay từ nhỏ quyền lực sinh sát của đội Sao đỏ nếu không có sự uốn nắn từ thày cô các em nhỏ đã tự cho mình những quyền uy không đáng có trong học đường. Tệ hơn hình thành ý thức tố giác đấu tố lẫn nhau trong lớp bằng hình thức mách cô giáo. Những hình phạt của thày cô cũng vậy tạo cho trẻ những thái cực cảm xúc trong đó có cả tiêu cực.
Lại nhớ đến đội Thanh niên Cờ đỏ dạo những năm bảy, tám mươi. Đội này đi rạch quần loe, quần tuýp, cắt tóc dài, vào công viên rình những cặp yêu nhau để bắt. Họ làm đúng nhiệm vụ không nói nhưng sự thừa hành và thú vui quyền lực đã tạo ra một lực lượng khét tiếng và cách hành xử của họ nhiều khi vượt quá chuẩn mực gây điều tiếng không tốt cho xã hội. Đến tận bây giờ tôi vẫn ám ảnh lực lượng này khi họ cầm kéo cắt xoẹt tóc đỉnh đầu tôi khi vào rạp Tháng 8 xem phim cùng bạn gái. Sau lần đấy tôi hết hứng thú để tóc và cạo trọc hôm nay có lẽ là hiệu ứng từ lần bị xử lý tóc dài đó. Nó dã man một cách mông muội làm tổn thương con người có khi hết đời.
Thời hiện nay có đội thanh niên xung kích. Họ đôi khi cũng thỏa mãn với quyền của mình mà hành xử vượt chuẩn. Tôi đã mục sở thị các đoàn viên xung kích xô đẩy thậm chí đàn áp một đoàn diễu hành ôn hòa phản đối việc lãnh hải biển Việt bị xâm phạm.
Các phường có đội tự quản làm nhiệm vụ duy trì trật tự. Họ đi theo công an, tốt thôi nếu không vượt quá những gì họ có. Một lần tôi bị nhóm tự quản kiểm tra giấy tờ xe khi tôi dừng ven đường. Đường cấm đỗ theo luật có thể dừng xe khi xe nổ máy và bật xi nhan. Khỏi nói sự đôi co khó khăn và khó chịu như thế nào với những thanh niên này. Họ không hiểu luật hay có hiểu nhưng vì cái quyền duy trì trật tự như bắt hàng họ vỉa hè, chỉ dẫn giao thông họ vẫn làm hàng ngày khiến họ tưởng rằng có thể làm thay một cảnh sát giao thông. Tất nhiên phần thắng phải về tôi vì đúng luật nhưng rất mất thời gian và cảm xúc sống lành mạnh bị bào mòn.
Không phê phán Sao đỏ, Cờ đỏ hay Xung kích hay Tự quản. Bởi họ làm việc theo phân công của thể chế (chính quyền, nhà trường, tổ chức...). Nói công bằng đây là cơ chế giám sát cần phải có ở bất cứ tổ chức nào kể cả thiết chế gia đình nhưng nếu cơ chế giám sát này không được hiểu và thực thi đúng sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ. Hiện tại tôi nghĩ tác dụng không được như mong muốn. Những đội như xung kích hay tự quản đang được thấy như một nguồn tận dụng nhân lực xã hội cho việc công hơn là những gì họ tạo ra được. Với đội Sao đỏ trong trường duy nhất cần là giữ kỷ luật học sinh nhưng thày cô giáo đừng biến học sinh của mình thành những rô bốt cảnh sát.
Sống và làm việc theo pháp luật. Làm được như khẩu hiệu đó thì tốt biết bao.
Người viết bài này chỉ mới đúng được một phần của câu chuyện dài nhiều tập.
Trả lờiXóaThưa với bạn ở những nước có nền giáo dục tốt: Không có lớp trưởng, lớp phó. Không có tổ trưởng tổ phó. Không cờ đỏ, sao đỏ...Không thi học sinh giỏi. Không cán sự môn. Không giáo viên chủ nhiệm. Mọi giáo viên đều trách nhiệm như nhau. Không xếp thứ tự mỗi tháng: “đầu sổ” hay “đội sổ”. Không thành tích... Không thi đua. Không lên lớp hay lưu ban. Không phân loại “bình thường” hay “tiên tiến”.
Hệ thần kinh của trẻ, cả ngoai vi và trung ương, đặc biệt phần vỏ (chất xám) chưa hoàn chỉnh. Trẻ chưa thể phân biệt phải - trái, đúng - sai, chưa làm chủ được hành vi... Tại sao giao cho trẻ những công việc đầy quyền hành , khó khăn, tế nhị, của những người trưởng thành. Hiển nhiên Trẻ phải lạm quyền dẫn đến xúc phạm lẫn nhau.
Trẻ là hồn nhiên, chơi đùa. Đừng bắt trẻ vác “Thánh Giá” quá sớm. Vác không nổi mà làm hư trẻ.
KC
Nhân chủ đề "lớp trưởng/lớp phó" nhắc tới, tui cho rằng việc có "lớp trưởng/lớp phó" là rất nên NẾU, các em học sinh thay nhau giữ chức vụ đó với mục đích luyện tập thành thạo những kĩ năng cần có khi còn đang trong môi trường giáo dục như giải quyết mâu thuẫn, cách ứng xử với những ý kiến trái chiều, cách lắng nghe ... một cách tôn trọng, công bằng và nhân ái! Tuy nhiên, Nếu đội ngũ "lớp trưởng/phó" là công cụ của cá nhân hay tổ chức nào đó được luyện tập những kĩ năng mang tính chất vi phạm pháp luật như những hành vi côn đồ, độc ác ... để đàn áp các bạn cùng trang lứa (công dân) thì DỨT KHOÁT PHẢI BẢI BỎ kiểu lớp trưởng/phó như thế. tui tin rằng các bậc phụ huynh quan tâm sát sao đến sự trưởng thành, khả năng hòa nhập (sống và làm việc)trong những môi trường lành mạnh cho tương lai của con họ thì, nhất định họ (các bậc phụ huynh sẽ từ chối những tổ chức như thế! ỦNG HỘ VIỆC CÓ/KHÔNG CÓ LỚP TRƯỞNG SẼ PHỤ THUỘC VÀO CÁC BẬC CHA MẸ, CÁC NHÀ BÁO YÊU VN THÂT SỰ TRANH ĐẤU CHO TƯƠNG LAI CỦA NHỮNG ĐỨA CON DỨT RUỘT SINH RA CHÚNG! (ý kiến cá nhân)
XóaBọn Cờ đỏ được huấn luyện từ khi nứt mắt... Khi lớn lên sẽ trở thành những kẻ cuông tín, tàn ác, dã man, vô lương... và la công cụ đắc lực để chính quyền đàn aá dân chủ. Không lạ khi số đông bọn Cờ đỏ rất thích lam côn an
Trả lờiXóaLúc còn đi học tui rất dị ứng với bọn này, gặp dịp là đập ngay. Giờ dạy lại con gặp bọn này ở đâu bụp ở đó. 100 đứa làm cờ đỏ, có đến 90 đứa là bọn lẻo mép.
Trả lờiXóaCòn bọn Hội Cờ Đỏ Quỳnh Lưu nữa bác Tiến ơi. Nó thực chất là Vệ Binh Đỏ thòi Mao bên Tàu
Trả lờiXóa