NỖI LO VĂN HÓA NỀN
Ngô Thảo Viet-studies
Nước ta vừa trãi qua một mùa hè nóng khác thường. Đường phố Thủ đô có ngày vượt qua 60 độ C. Sánh với sự khác thường ấy chăng là độ nóng của Chính trường. Trong lịch sử của chính thể kỷ niệm 73 năm, chắc chắn chưa có khi nào, trong một thời gian ngắn, mà xảy ra những biến động, tổn thất về nhân sự cấp cao nhiều như thế, ở cấp tối cao như thế: Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, các Tướng lĩnh Công an và cả Quân đội.
Hiện tượng bất thường đó gợi cho chúng ta thật nhiều điều phải suy nghĩ.
Dĩ nhiên, không phải đến thời điểm này họ mới vi phạm. Quyết tâm, dũng khí tấn công tội phạm ở bất cứ cấp nào đã là tiền đề cơ bản. Nhưng để có đủ bằng chứng bắt tội, buộc tội,luận tội và xử tội lại đòi hỏi khả năng chịu đau của một thể chế đã đủ mạnh để không sợ domino của đổ vỡ hệ thống.Ngược lại, làm cho thể chế vững mạnh hơn, lấy lại niềm tin của nhân dân.
Hầu như tất cả bọn họ đều phạm tội về kinh tế, và bị xử, chỉ xử những tội liên quan đến kinh tế, từ tham ô, tham nhũng, đến thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng có một tội lớn, rất lớn, ai cũng thấy, cũng biết, mà không thấy xử, hoặc không thể xử, không hề thấy trong những bản luận tội tràng giang, ấy là lối sống, cách sống, quan niệm sống, đạo đức thông thường của Đảng viên, Viên chức, Cán bộ, thậm chí Công dân bình thường. Được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, rồi trao những trọng trách ngày càng cao. Nhưng khi ngồi vào ghế quyền lực,và để có quyền lực, họ đã rửa sạch mọi đạo lý cơ bản thông thường, để chỉ còn biết có ngôn ngữ giao tiếp của đồng tiền. Lòng say mê vô độ với đồng tiền, coi đồng tiền của Dân, của Nước là vô chủ, để tha hồ vơ vét, ban phát cho vây cánh để tạo thế, tạo lực, tạo cho nhau một lối sống xa hoa, trụy lạc, trưởng giả, tự tạo những đẳng cấp thượng lưu, trong khi đi đâu cũng rao giảng học tập và làm theo đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà không phải để cho mình.Để tạo nguồn tiền, họ chung tay cùng các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, thậm chí cả xã hội đen, tạo ra các chính sách, các dự án, các quy hoạch quy mô ngày càng lớn, lại nóng lòng, không chờ đến ngày đâm hoa, kết trái, họ chia nhau phần trăm ngày càng đậm ngay từ nguồn tiền vay, tiền tạm ứng.
Phải xác định, trong một đất nước hòa bình, không thể đem các tiêu chuẩn hy sinh với quên mình của thời chiến để đánh giá phẩm chất cán bộ, viên chức. Nhưng ở một đất nước bước ra từ chiến tranh, lại chọn một thể chế xã hội công bằng và dân chủ, “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh), mà một bộ phận cán bộ viên chức chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hành để tạo cho mình một đời sống có “đẳng cấp thượng lưu”, lại không phải từ nguồn tiền do sức lao động của mình tạo ra, thì nguy cơ sa vào con đường bất lương luôn chờ sẳn.
Một điều ai cũng thấy là nền tảng văn hóa của xã hội nước ta đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng nhất lại nằm ở chính đội ngũ cán bộ viên chức rất đông đảo. Bao nhiêu cuộc vận động, bao nhiêu Trường lớp đào tạo, bao nhiêu cuộc thi học tập.. mà mấy chục năm qua, chính đội ngũ này đã chung tay tạo ra, và chung sống với một nền hành chính công mà ngay từ ngày đầu Cách mạng ngỡ đã quét sạch: Nén bạc đâm toạc tờ giấy/ Con Vua thì lại làm Vua, con sãi giử chùa thì quét lá đa/ Vào cửa quan không nói chuyện bằng nước bọt/Cái gì không mua được bằng tiền thì mua nhiều tiền hơn nữa/ Mua quan, bán chức, …Hình như một bộ phận nắm quyền trong hệ thống đang cho mình được hưởng thụ một chế độ đặc lợi không tương xứng với những gì mà bản thân nền kinh tế đất nước cho phép. Nền tảng văn hóa nhân văn cỏ bản của hệ thống viên chức, kể cả một số viên chức cấp cao, có lỗ hỗng từ chính ý thức và quan niệm, khi được trao quyền để xây dựng một thể chế : CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN.Thay vì ý thức phục vụ, họ tranh thủ hưởng thụ.
Đã đến lúc, cần nói rõ: Nước ta, đất không rộng, từ ngày có chế độ mới, dù trãi qua nhiều cuộc chiến tranh, dân số đã tăng hơn gấp ba, nghĩa là mật độ dân số vào loại cao trên thế giới, tài nguyên chìm nổi mấy ngàn năm tiền nhân để lại đã được ta khai thác sắp cạn kiệt. Mấy năm gần đây, do biến đổi khí hậu, và cả do chính chúng ta tàn phá thiên nhiên, hàng năm, từ Bắc chí Nam, thiên tai hoành hành dữ dội và bất thường, các khu Công nghiệp thế hệ cũ đang nhanh chóng bộc lộ những hạn chế,nợ công chồng chất, … Trong một thế giới đang vận động vô cùng phức tạp. Con đường phát triển duy nhất của đất nước chỉ có thể trông chở vào đội ngũ những con người ưu tú về phẩm chất, năng lực trí tuệ đảm nhận sứ mệnh thiêng liêng cao cả ấy.
Hơn cả bao giờ, nền tảng văn hóa của Viên chức nước nhà cần được nhìn lại.
NGÔ THẢO
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-11-18
Hiện tượng bất thường đó gợi cho chúng ta thật nhiều điều phải suy nghĩ.
Dĩ nhiên, không phải đến thời điểm này họ mới vi phạm. Quyết tâm, dũng khí tấn công tội phạm ở bất cứ cấp nào đã là tiền đề cơ bản. Nhưng để có đủ bằng chứng bắt tội, buộc tội,luận tội và xử tội lại đòi hỏi khả năng chịu đau của một thể chế đã đủ mạnh để không sợ domino của đổ vỡ hệ thống.Ngược lại, làm cho thể chế vững mạnh hơn, lấy lại niềm tin của nhân dân.
Hầu như tất cả bọn họ đều phạm tội về kinh tế, và bị xử, chỉ xử những tội liên quan đến kinh tế, từ tham ô, tham nhũng, đến thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng có một tội lớn, rất lớn, ai cũng thấy, cũng biết, mà không thấy xử, hoặc không thể xử, không hề thấy trong những bản luận tội tràng giang, ấy là lối sống, cách sống, quan niệm sống, đạo đức thông thường của Đảng viên, Viên chức, Cán bộ, thậm chí Công dân bình thường. Được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, rồi trao những trọng trách ngày càng cao. Nhưng khi ngồi vào ghế quyền lực,và để có quyền lực, họ đã rửa sạch mọi đạo lý cơ bản thông thường, để chỉ còn biết có ngôn ngữ giao tiếp của đồng tiền. Lòng say mê vô độ với đồng tiền, coi đồng tiền của Dân, của Nước là vô chủ, để tha hồ vơ vét, ban phát cho vây cánh để tạo thế, tạo lực, tạo cho nhau một lối sống xa hoa, trụy lạc, trưởng giả, tự tạo những đẳng cấp thượng lưu, trong khi đi đâu cũng rao giảng học tập và làm theo đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà không phải để cho mình.Để tạo nguồn tiền, họ chung tay cùng các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, thậm chí cả xã hội đen, tạo ra các chính sách, các dự án, các quy hoạch quy mô ngày càng lớn, lại nóng lòng, không chờ đến ngày đâm hoa, kết trái, họ chia nhau phần trăm ngày càng đậm ngay từ nguồn tiền vay, tiền tạm ứng.
Phải xác định, trong một đất nước hòa bình, không thể đem các tiêu chuẩn hy sinh với quên mình của thời chiến để đánh giá phẩm chất cán bộ, viên chức. Nhưng ở một đất nước bước ra từ chiến tranh, lại chọn một thể chế xã hội công bằng và dân chủ, “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh), mà một bộ phận cán bộ viên chức chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hành để tạo cho mình một đời sống có “đẳng cấp thượng lưu”, lại không phải từ nguồn tiền do sức lao động của mình tạo ra, thì nguy cơ sa vào con đường bất lương luôn chờ sẳn.
Một điều ai cũng thấy là nền tảng văn hóa của xã hội nước ta đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng nhất lại nằm ở chính đội ngũ cán bộ viên chức rất đông đảo. Bao nhiêu cuộc vận động, bao nhiêu Trường lớp đào tạo, bao nhiêu cuộc thi học tập.. mà mấy chục năm qua, chính đội ngũ này đã chung tay tạo ra, và chung sống với một nền hành chính công mà ngay từ ngày đầu Cách mạng ngỡ đã quét sạch: Nén bạc đâm toạc tờ giấy/ Con Vua thì lại làm Vua, con sãi giử chùa thì quét lá đa/ Vào cửa quan không nói chuyện bằng nước bọt/Cái gì không mua được bằng tiền thì mua nhiều tiền hơn nữa/ Mua quan, bán chức, …Hình như một bộ phận nắm quyền trong hệ thống đang cho mình được hưởng thụ một chế độ đặc lợi không tương xứng với những gì mà bản thân nền kinh tế đất nước cho phép. Nền tảng văn hóa nhân văn cỏ bản của hệ thống viên chức, kể cả một số viên chức cấp cao, có lỗ hỗng từ chính ý thức và quan niệm, khi được trao quyền để xây dựng một thể chế : CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN.Thay vì ý thức phục vụ, họ tranh thủ hưởng thụ.
Đã đến lúc, cần nói rõ: Nước ta, đất không rộng, từ ngày có chế độ mới, dù trãi qua nhiều cuộc chiến tranh, dân số đã tăng hơn gấp ba, nghĩa là mật độ dân số vào loại cao trên thế giới, tài nguyên chìm nổi mấy ngàn năm tiền nhân để lại đã được ta khai thác sắp cạn kiệt. Mấy năm gần đây, do biến đổi khí hậu, và cả do chính chúng ta tàn phá thiên nhiên, hàng năm, từ Bắc chí Nam, thiên tai hoành hành dữ dội và bất thường, các khu Công nghiệp thế hệ cũ đang nhanh chóng bộc lộ những hạn chế,nợ công chồng chất, … Trong một thế giới đang vận động vô cùng phức tạp. Con đường phát triển duy nhất của đất nước chỉ có thể trông chở vào đội ngũ những con người ưu tú về phẩm chất, năng lực trí tuệ đảm nhận sứ mệnh thiêng liêng cao cả ấy.
Hơn cả bao giờ, nền tảng văn hóa của Viên chức nước nhà cần được nhìn lại.
NGÔ THẢO
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-11-18
Thưa ông Ngô Thảo, không phải như ông viết đâu. Hiện tượng này có từ lâu rồi, Bộ trưởng, ủy viên TW Vũ Ngọc Hải đi tù, Ủy viên BCT bị kết án cao nhất khi vắng mặt...kể ra thì nhiều lắm. Nhưng đáng nói là từ bưng bít đến công khai. Không phải muốn công khai đâu, mà do tiến bộ kỹ thuật mà cụ thể là thông tin nhanh nhậy. Vây giải pháp thế nào trong thời đại bùng nổ thông tin. Tôi chưa đủ trình đê nói đến 4.0(sợ nó lại như "hộp đen" năm nào!). Nên cứ dùng ngôn ngữ thông dụng cho nó lành.
Trả lờiXóaCán bộ, cả cấp cao hư đốn lâu rồi, cứ cố che chắn đấy thôi. Chủ tich Quốc hội NSH từng nói nếu kỷ luất thì lấy ai là người làm việc.
Loại hư đốn tuy ít, nhưng là tầng lớp đáng lẽ không thể có. Theo thuyết tương đối thế là quá nhiều rồi đó. Một bát phở hai trăm sợi bánh mà có vài ba sợi tóc, một sợi lông thì liệu ông có dám lùa vào miệng không. Phải hắt đi, chó cảnh nó cũng không ăn đâu
Bài viết rất hay và rất tâm huyết ! Tác giả Ngô Thảo với nỗi khăn khoan lo lắng, trăn trở đã nêu những ý kiến chân thành, thẳng thắn về những vấn nạn của đất nước, nhất là NỖI LO VĂN HÓA NỀN !
Trả lờiXóaXin được trích dẫn
" Trong một thế giới đang vận động vo cùng phức tạp. Con đường phát triển duy nhất của đất nước chỉ có thể trông chờ vào đội ngũ những người con ưu tú về phẩm chất, năng lực trí tuệ đảm nhận sứ mệnh thiêng liêng cao cả ấy.
Hơn cả bao giờ, nền tảng văn hóa của Viên chức nước nhà cần được nhìn lại ." (Hết trích).
Biết đến bao giờ những người "cầm cân nảy mực trong điều khiển tư tưởng "của chế độ mới dũng cảm chấp nhận những ý kiến thẳng thắn của những nhân sỹ yêu nước và trí thức chân chính,để cùng nhau lắng nghe, thảo luận để tìm ra được hướng đi đúng đắn cho sự tồn tại và phát triển của đất nước ?!
Xin trân trọng cảm ơn tác giả NGÔ THẢO và TỄU Blog !
Hơn cả bao giờ, nền tảng văn hóa của Viên chức nước nhà cần được nhìn lại.
Trả lờiXóa_________________________________________________________________
Việc này thì ai cũng biết, nhưng để giải quyết nó thì phải hỏi ...
Ông Ngô Thảo đang bàn việc nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối . Mong sao có phép mầu kì diệu .
Trả lờiXóa