Hoàng Hải Vân
30 NĂM TÙ LÀ “SẢN PHẨM” VU OAN CỦA TƯỚNG VĨNH
30 NĂM TÙ LÀ “SẢN PHẨM” VU OAN CỦA TƯỚNG VĨNH
DÀNH CHO BẦU KIÊN !
Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là người trực tiếp chỉ đạo điều tra, kết luận, báo cáo vượt cấp lên cấp trên để đưa ông Kiên ra tòa với 4 tội danh : kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Mặc dù ông Kiên và các luật sư của ông có đủ bằng chứng chứng minh ông vô tội trong cả 4 tội danh nói trên, nhưng cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên ông 30 năm tù. Về căn bản, tòa xử theo những tội danh mà Ban chuyên án của tướng Vĩnh điều tra.
Dù theo sự chỉ đạo nào, dù thực hiện ý chí chính trị của ai thì đó cũng là “sản phẩm” mà tướng Vĩnh tạo ra để vu oan cho Bầu Kiên.
Tội thứ nhất, là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được cho là chiếm đoạt của Tập đoàn Hòa Phát, nhưng Tập đoàn này không hề có đơn đề nghị điều tra và trong thực tế họ không hề bị chiếm đoạt.
Tội thứ hai, “kinh doanh trái phép”, nhưng hỏi các cơ quan có liên quan rằng việc doanh nghiệp ông Kiên mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác có “trái phép” hay không thì không cơ quan nào trả lời được, đơn giản là việc này không nằm trong ngành nghề phải đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp có quyền làm những gì luật pháp không cấm.
Tội thứ ba, “trốn thuế”, nhưng hỏi cơ quan thuế thì cơ quan này trả lời là họ không biết ông có trốn thuế hay không mà phải chờ tòa quyết.
Tội thứ tư, “cố ý làm trái”, quy cho ông Kiên chỉ đạo Thường trực HĐQT ACB chủ trương ủy thác tiền gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, nhưng thực tế ông Kiên không hề là thành viên Thường trực HĐQT ACB thì lấy tư cách gì mà “chỉ đạo”.
Nghe nói tướng Vĩnh còn muốn quy cho ông Kiên tội danh to tát hơn nữa, nhưng đã không có khả năng tạo dựng.
Giờ thì cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh đang đứng trước vành móng ngựa đối mặt với các hoạt động phi pháp tày đình vô tiền khoáng hậu là bảo kê cho hệ thống đánh bạc online thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng và đang tìm cách che chắn công lý. Vậy công lý nào dành cho Bầu Kiên đây ?
HOÀNG HẢI VÂN
______________
Bài liên quan :
Hoàng Hải Vân
7 Tháng 4 ·
VÀO NHÀ GIAM, TƯỚNG VĨNH CÓ NHÌN LẠI VỤ ÁN BẦU KIÊN ?
Thời gian xử vụ án Bầu Kiên, tôi chưa dùng facebook, báo chí nơi tôi làm lại không được nói ngược, nên tôi không có chỗ để nói sự vi phạm nguyên tắc của công lý trong vụ án được coi là “đại án” này. Tôi chỉ có thể nói với bạn bè, rằng vụ Bầu Kiên trước sau gì cũng phải “lật lại”, nhưng thời gian qua đi, tôi bắt đầu thấy tôi quá ảo tưởng về công lý trên đất nước tôi.
Nhân việc tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt, tự nhiên nhớ lại. Ông Vĩnh là người chỉ huy điều tra vụ Bầu Kiên, được báo chí ghi nhận là người có “công lớn” phá án. Tôi nghĩ ông Vĩnh là người biết rõ hơn ai hết việc buộc tội Bầu Kiên không dựa trên nền tảng pháp quyền và công lý. Không biết tới đây, trong quá trình điều tra và xét xử, ông Vĩnh có bị kết tội như cách mà ông từng kết tội Bầu Kiên hay không. Chuyện chưa xảy ra tôi không dám đoán, tôi chỉ mơ hồ cảm thấy rằng, trong khi tìm cách tự bào chữa cho mình, ông không thể không nghĩ đến vụ án Bầu Kiên.
Vụ Bầu Kiên diễn ra đã mấy năm rồi, nhưng không cần phải đọc lại hồ sơ vụ án cũng có thể thấy bản án dành cho ông ấy là không công bằng. Bầu Kiên là doanh nhân ngoài quốc doanh, đương nhiên là ông không thể tham nhũng. Khi theo dõi vụ án, tôi quan tâm nhất là ông có đưa hối lộ hay không, cũng không thấy. Tòa phạt ông 30 năm tù cho 4 tội : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép, cố ý làm trái. Cả 4 tội đều không có chứng cứ thực tế căn cứ vào sự minh bạch của pháp luật.
Chẳng hạn, quy kết ông tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị chiếm đoạt được cho là Công ty Hòa Phát, nhưng Công ty này nói rõ là họ không tố cáo ông lừa đảo và tài sản của họ không bị chiếm đoạt. Kết cho ông tội kinh doanh trái phép, nhưng hỏi các cơ quan có liên quan rằng việc doanh nghiệp ông mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác có “trái phép” hay không thì không cơ quan nào trả lời được, đơn giản là việc này không nằm trong ngành nghề phải đăng ký kinh doanh. Điều đáng buồn là ý chí kết tội của các cơ quan bảo vệ pháp luật mạnh đến mức, không có cơ quan nào dám trả lời rằng “người dân có thể làm những gì mà pháp luật không cấm”. Và nói rằng ông trốn thuế, nhưng cơ quan thuế lại không biết là ông có trốn thuế hay không mà phải đợi tòa quyết, v.v… Tóm lại, là nguyên tắc suy luận vô tội hoàn toàn bị loại bỏ trong quá trình điều tra và xét xử. Có thể xử vụ án này nhằm vào mục đích “tốt” nào đó, nhưng mục đích “tốt” mà không dựa vào pháp quyền thì không còn là “tốt” nữa.
Giờ tướng Vĩnh đã bị khởi tố, đương nhiên là không liên quan gì đến vụ án Bầu Kiên, tôi hiểu nó nằm trong chiến dịch làm trong sạch các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhưng ngay cả tướng Vĩnh cũng như các ông tướng đã bị bắt hay sẽ bị bắt, họ cũng phải được điều tra xét xử theo các nguyên tắc của công lý. Cả đối với vụ án Vũ nhôm và những kẻ bảo kê cho Vũ nhôm cũng vậy. Công lý không ngự trị, luật pháp không được thượng tôn, thì không một ai có thể sống an toàn trên đất nước này cả.
HOÀNG HẢI VÂN
Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là người trực tiếp chỉ đạo điều tra, kết luận, báo cáo vượt cấp lên cấp trên để đưa ông Kiên ra tòa với 4 tội danh : kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Mặc dù ông Kiên và các luật sư của ông có đủ bằng chứng chứng minh ông vô tội trong cả 4 tội danh nói trên, nhưng cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên ông 30 năm tù. Về căn bản, tòa xử theo những tội danh mà Ban chuyên án của tướng Vĩnh điều tra.
Dù theo sự chỉ đạo nào, dù thực hiện ý chí chính trị của ai thì đó cũng là “sản phẩm” mà tướng Vĩnh tạo ra để vu oan cho Bầu Kiên.
Tội thứ nhất, là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được cho là chiếm đoạt của Tập đoàn Hòa Phát, nhưng Tập đoàn này không hề có đơn đề nghị điều tra và trong thực tế họ không hề bị chiếm đoạt.
Tội thứ hai, “kinh doanh trái phép”, nhưng hỏi các cơ quan có liên quan rằng việc doanh nghiệp ông Kiên mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác có “trái phép” hay không thì không cơ quan nào trả lời được, đơn giản là việc này không nằm trong ngành nghề phải đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp có quyền làm những gì luật pháp không cấm.
Tội thứ ba, “trốn thuế”, nhưng hỏi cơ quan thuế thì cơ quan này trả lời là họ không biết ông có trốn thuế hay không mà phải chờ tòa quyết.
Tội thứ tư, “cố ý làm trái”, quy cho ông Kiên chỉ đạo Thường trực HĐQT ACB chủ trương ủy thác tiền gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, nhưng thực tế ông Kiên không hề là thành viên Thường trực HĐQT ACB thì lấy tư cách gì mà “chỉ đạo”.
Nghe nói tướng Vĩnh còn muốn quy cho ông Kiên tội danh to tát hơn nữa, nhưng đã không có khả năng tạo dựng.
Giờ thì cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh đang đứng trước vành móng ngựa đối mặt với các hoạt động phi pháp tày đình vô tiền khoáng hậu là bảo kê cho hệ thống đánh bạc online thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng và đang tìm cách che chắn công lý. Vậy công lý nào dành cho Bầu Kiên đây ?
HOÀNG HẢI VÂN
______________
Bài liên quan :
Hoàng Hải Vân
7 Tháng 4 ·
VÀO NHÀ GIAM, TƯỚNG VĨNH CÓ NHÌN LẠI VỤ ÁN BẦU KIÊN ?
Thời gian xử vụ án Bầu Kiên, tôi chưa dùng facebook, báo chí nơi tôi làm lại không được nói ngược, nên tôi không có chỗ để nói sự vi phạm nguyên tắc của công lý trong vụ án được coi là “đại án” này. Tôi chỉ có thể nói với bạn bè, rằng vụ Bầu Kiên trước sau gì cũng phải “lật lại”, nhưng thời gian qua đi, tôi bắt đầu thấy tôi quá ảo tưởng về công lý trên đất nước tôi.
Nhân việc tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt, tự nhiên nhớ lại. Ông Vĩnh là người chỉ huy điều tra vụ Bầu Kiên, được báo chí ghi nhận là người có “công lớn” phá án. Tôi nghĩ ông Vĩnh là người biết rõ hơn ai hết việc buộc tội Bầu Kiên không dựa trên nền tảng pháp quyền và công lý. Không biết tới đây, trong quá trình điều tra và xét xử, ông Vĩnh có bị kết tội như cách mà ông từng kết tội Bầu Kiên hay không. Chuyện chưa xảy ra tôi không dám đoán, tôi chỉ mơ hồ cảm thấy rằng, trong khi tìm cách tự bào chữa cho mình, ông không thể không nghĩ đến vụ án Bầu Kiên.
Vụ Bầu Kiên diễn ra đã mấy năm rồi, nhưng không cần phải đọc lại hồ sơ vụ án cũng có thể thấy bản án dành cho ông ấy là không công bằng. Bầu Kiên là doanh nhân ngoài quốc doanh, đương nhiên là ông không thể tham nhũng. Khi theo dõi vụ án, tôi quan tâm nhất là ông có đưa hối lộ hay không, cũng không thấy. Tòa phạt ông 30 năm tù cho 4 tội : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép, cố ý làm trái. Cả 4 tội đều không có chứng cứ thực tế căn cứ vào sự minh bạch của pháp luật.
Chẳng hạn, quy kết ông tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị chiếm đoạt được cho là Công ty Hòa Phát, nhưng Công ty này nói rõ là họ không tố cáo ông lừa đảo và tài sản của họ không bị chiếm đoạt. Kết cho ông tội kinh doanh trái phép, nhưng hỏi các cơ quan có liên quan rằng việc doanh nghiệp ông mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác có “trái phép” hay không thì không cơ quan nào trả lời được, đơn giản là việc này không nằm trong ngành nghề phải đăng ký kinh doanh. Điều đáng buồn là ý chí kết tội của các cơ quan bảo vệ pháp luật mạnh đến mức, không có cơ quan nào dám trả lời rằng “người dân có thể làm những gì mà pháp luật không cấm”. Và nói rằng ông trốn thuế, nhưng cơ quan thuế lại không biết là ông có trốn thuế hay không mà phải đợi tòa quyết, v.v… Tóm lại, là nguyên tắc suy luận vô tội hoàn toàn bị loại bỏ trong quá trình điều tra và xét xử. Có thể xử vụ án này nhằm vào mục đích “tốt” nào đó, nhưng mục đích “tốt” mà không dựa vào pháp quyền thì không còn là “tốt” nữa.
Giờ tướng Vĩnh đã bị khởi tố, đương nhiên là không liên quan gì đến vụ án Bầu Kiên, tôi hiểu nó nằm trong chiến dịch làm trong sạch các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhưng ngay cả tướng Vĩnh cũng như các ông tướng đã bị bắt hay sẽ bị bắt, họ cũng phải được điều tra xét xử theo các nguyên tắc của công lý. Cả đối với vụ án Vũ nhôm và những kẻ bảo kê cho Vũ nhôm cũng vậy. Công lý không ngự trị, luật pháp không được thượng tôn, thì không một ai có thể sống an toàn trên đất nước này cả.
HOÀNG HẢI VÂN
Có ai biết, tướng Vĩnh cho ông Kiên 30 năm an dưỡng nhằm mục đích gì không ạ?
Trả lờiXóaCái vui cái sướng nhất của Bầu Kiên là được tướng Vĩnh ăn cơm tù với mình.
Trả lờiXóaGiả sử bầu Kiên, Dinh La Thăng... có gây thất thoát cũng là muỗi. Có Khoản thất thu kinh hoàng, vua quan đều né, phác tính như sau. GDP đầu người năm 1960 Việt = Singapore, 1/1. Dươi sự dẫn đường của... riêng năm 2014, GDP Việt = 1/21 Singapore, tính ra riêng 2014, 90 triệu dân Việt thất thu khoảng 3.800 tỉ USD!
Trả lờiXóa((44.352usd - 2112usd) x 90 triêu dân = 3.801,6 tỷ USD). Thất thu này là do “cố ý làm phải!?” nên chưa xử ngay, lịch sử đợi chín muồi. Chạy đàng trời!
Nguyễn Đức Kiên-Bầu Kiên là một người thực sự tài giỏi, Anh đã phải gánh chịu án nặng 30 năm tù giam, bởi những kẻ nắm giữ quyền lực trong những nhóm lợi ích, lạm dụng quyền lực cố tình áp đặt ! Còn rất nhiều kẻ khóa áo đại gia câu kết với những nhóm lợi ích vẫn đang tác yêu tác quái, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật !
Trả lờiXóaXin chúc mừng Anh Nguyễn Đức Kiên-Bầu Kiên có cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh vào ở cùng cho " có anh có em ."trong lao ngục !
Nếu bài " 30 năm tù là sản phẩm vu oan ... " của nhà báo Hoàng hải Vân là đúng sư thật , chẳng lẽ đèn trời lúc này không soi xét cho a Kiên à . Còn nếu nhà báo viết sai sự thật thì các cơ quan liên quan phải có ý kiến đi chứ .
Trả lờiXóaRồi thì những kẻ hôm nay còn mũ cao áo dài ngồi ghế quan phán xử , kỷ luật, khai trừ, này nọ. .. cũng có ngày bị đổi chỗ thay ngôi thôi !
Trả lờiXóa