Đặng Quốc Khánh (sinh 1976) - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Khánh là con zai ông Đặng Duy Báu, cựu Bí thư tỉnh uỷ
Khánh là con zai ông Đặng Duy Báu, cựu Bí thư tỉnh uỷ
Lãnh đạo không tiếp dân
Đức Hùng
VnExpress
Sáng 15/11, tại trụ sở Ban tiếp công dân tỉnh Hà Tĩnh, hàng chục người dân, chủ yếu là các cụ già, đàn ông và phụ nữ trung niên tay cầm túi bóng đựng nhiều hồ sơ, tài liệu dày cộp, chờ ở bàn làm việc gần sảnh để chờ đến lượt "tiếp dân".
Trong khuôn mặt căng thẳng, gặp những người cùng cảnh ngộ, họ như quen biết từ lâu, vỗ vai tâm sự những khiếu nại và những than thở chưa có hồi kết. Với nhiều người, đây đã lần không nhớ bao nhiêu họ đến trụ sở này, mang hy vọng không xui xẻo như lần trước, gặp được Chủ tịch tỉnh.
Nhưng Chủ tịch tỉnh đang bận họp Quốc hội, và các Phó chủ tịch cũng bận "họp quan trọng". Thông báo dán trên cửa kính: "Thời gian trên Chủ tịch UBND tỉnh đang họp Quốc hội, các Phó chủ tịch có một số cuộc họp quan trọng do Trung ương triệu tập. Chủ tịch tỉnh ủy quyền Chánh thanh tra tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân này".
Ngồi trước bàn gần sảnh thu thập thông tin, tôi nghe tiếng ồn ào, cãi vã ở khu vực cầu thang đi lên tầng hai của trụ sở tiếp dân. Đi vào xem, thấy một người phụ nữ to tiếng, đòi xông lên tầng hai gặp bằng được người chủ trì là vị Chánh thanh tra tỉnh, song bị ngăn lại.
"Tôi chờ đợi quá lâu, và nhiều ngày rồi. Các anh có hiểu nỗi khổ của dân không, phải cho chúng tôi lên gặp những người có trách nhiệm", người phụ nữ gắt. "Chúng tôi làm đúng theo chỉ đạo, mọi người phải tuân thủ quy tắc, khi nào lãnh đạo gọi thì mới được lên", một cán bộ đáp.
Trong tiếng cãi cọ, một người đàn ông hơn 50 tuổi bước từ cầu thang tầng hai xuống, vẻ mặt thất vọng. Ông đi khiếu kiện đòi tiền đền bù hải sản bị chết từ năm 2016 đến giờ.
"Tôi lên gặp lãnh đạo, nhưng họ nói nội dung của tôi đã xử lý, sau đó gọi cán bộ tiếp dân của huyện tới đưa về, nói giải quyết sau" - ông lắc đầu với tôi - "Đến đây là muốn gặp Chủ tịch tỉnh, vì các cán bộ cấp dưới chỉ tiếp nhận rồi báo cáo thôi, làm sao quyết được vấn đề".
Một ngày trước đó, tại nghị trường, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện Quốc Hội nói nhiều chủ tịch tỉnh tiếp công dân định kỳ đạt tỷ lệ bình quân 48% so với quy định, việc ủy quyền cho cấp phó khá phổ biến. Hà Tĩnh cùng với Bắc Giang, Đồng Nai, Phú Yên... là những tỉnh tỷ lệ tiếp dân của Chủ tịch so với quy định là 0%.
Lịch tiếp dân của Hà Tĩnh được ấn định vào ngày 15 hàng tháng. Nếu hôm đó trùng thứ bảy, chủ nhật sẽ được dời vào một hoặc hai ngày tiếp theo của tuần mới. Tôi tìm lịch công tác dự kiến hàng tháng của lãnh đạo tỉnh trên công báo: trong năm 2018, tính tới thời điểm tháng 11, vào những ngày tiếp công dân, tôi không thấy tên người chủ trì là ông Chủ tịch, mà thay vào đó là 3 vị Phó chủ tịch, và đôi lúc là chánh thanh tra tỉnh. Năm 2017, Chủ tịch tỉnh cũng không tiếp dân một lần nào. Tỷ lệ của cả hai năm là không phần trăm.
Vì lịch công tác được ghi trong các bản mềm, sơ suất có thể do "người đánh máy", hoặc lịch đã có thể thay đổi sau khi đăng công khai, và vị Chủ tịch có thể bị hiểu nhầm. Tôi gọi điện trực tiếp vào số Chủ tịch tỉnh để hỏi lại thông tin. Ông không bốc máy. Nhắn tin, ông không trả lời. Dù đó là số điện thoại từng được ông công khai trên mạng, nói "nếu khó khăn hãy điện cho tôi". Không còn cách nào kiểm chứng, tôi đành phải tin vào cái lịch công tác và thống kê của Đại biểu quốc hội.
Năm 2016, phát biểu tại hội nghị về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Nhiều chủ tịch xã, huyện và cả tỉnh chưa bao giờ tiếp dân, như vậy có đúng quy định không, trong khi người dân tin tưởng mình như vậy? Nói phải, củ cải cũng phải nghe".
Thủ tướng sau đó yêu cầu các cơ quan, cán bộ, công chức phải sát dân, lắng nghe dân, quan tâm lợi ích chính đáng của người dân. Cả bộ máy phải làm việc theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, liêm chính, quyết liệt, chủ động giải quyết các vụ việc, "đừng để mất bò mới lo làm chuồng, nước đến chân mới nhảy".
Hai năm trôi qua, song việc lắng nghe ý kiến dân cũng chưa được khắc phục. Tại nghị trường hôm 14/11, đại biểu Vũ Trọng Kim nói: "Nếu vị lãnh đạo nào không thực hiện được việc đó theo đúng quy định thì phải rời ghế".
Bản thân việc tiếp dân có một ý nghĩa khác biệt so với "tiếp nhận đơn thư khiếu nại". Trong hoạt động tiếp dân đó, người đứng đầu được trực tiếp nhìn vào từng khuôn mặt con người, lắng nghe nguyện vọng của họ bằng tiếng nói, và trả lời họ với tư cách một con người. Nhìn vào mặt nhau là một trong những hành vi giao tiếp cơ bản nhất – và chỉ cần có động tác "thay mặt" thôi là đã không thể thực hiện được hành vi đó. Chưa kể tới ngay cả người có quyền "thay mặt" cũng "bận họp quan trọng", và rốt cục thì việc tiếp dân lại trở thành hoạt động tiếp nhận đơn thư thông thường.
Tôi gọi cho người "thay mặt" trong buổi sáng hôm qua, là chánh thanh tra tỉnh. Ông bảo trong buổi sáng mọi người làm việc đến hơn 12h, có tiếp nhận xử lý 34 hồ sơ của người dân, và sẽ có thông báo kết quả cụ thể trong thời gian tới. Vị này cho hay vì số lượng dân đông nên phải phân công lãnh đạo các ngành tiếp từng người. Ngoài những vụ cũ, hôm qua hội đồng đã tiếp nhận một số trường hợp liên quan nhiều ngành, có tình tiết mới để giao cho các bên lắng nghe, trả lời.
"Tôi sẽ khiếu nại ra trung ương" - người đàn ông đi đòi tiền bồi thường hải sản nói với tôi, như một lời kết luận cho cái tỷ lệ tiếp dân 0% của chủ tịch tỉnh nhà. Người dân, khi có vấn đề, sẽ vĩnh viễn đi tìm một lãnh đạo "có mặt" chứ không phải một lãnh đạo đã được "thay mặt". Họ không thể trông chờ được giải quyết thấu đáo từ những lãnh đạo không có mặt, hay là "thể diện" theo nghĩa đen của từ này.
Đức Hùng
Sáng 15/11, tại trụ sở Ban tiếp công dân tỉnh Hà Tĩnh, hàng chục người dân, chủ yếu là các cụ già, đàn ông và phụ nữ trung niên tay cầm túi bóng đựng nhiều hồ sơ, tài liệu dày cộp, chờ ở bàn làm việc gần sảnh để chờ đến lượt "tiếp dân".
Trong khuôn mặt căng thẳng, gặp những người cùng cảnh ngộ, họ như quen biết từ lâu, vỗ vai tâm sự những khiếu nại và những than thở chưa có hồi kết. Với nhiều người, đây đã lần không nhớ bao nhiêu họ đến trụ sở này, mang hy vọng không xui xẻo như lần trước, gặp được Chủ tịch tỉnh.
Nhưng Chủ tịch tỉnh đang bận họp Quốc hội, và các Phó chủ tịch cũng bận "họp quan trọng". Thông báo dán trên cửa kính: "Thời gian trên Chủ tịch UBND tỉnh đang họp Quốc hội, các Phó chủ tịch có một số cuộc họp quan trọng do Trung ương triệu tập. Chủ tịch tỉnh ủy quyền Chánh thanh tra tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân này".
Ngồi trước bàn gần sảnh thu thập thông tin, tôi nghe tiếng ồn ào, cãi vã ở khu vực cầu thang đi lên tầng hai của trụ sở tiếp dân. Đi vào xem, thấy một người phụ nữ to tiếng, đòi xông lên tầng hai gặp bằng được người chủ trì là vị Chánh thanh tra tỉnh, song bị ngăn lại.
"Tôi chờ đợi quá lâu, và nhiều ngày rồi. Các anh có hiểu nỗi khổ của dân không, phải cho chúng tôi lên gặp những người có trách nhiệm", người phụ nữ gắt. "Chúng tôi làm đúng theo chỉ đạo, mọi người phải tuân thủ quy tắc, khi nào lãnh đạo gọi thì mới được lên", một cán bộ đáp.
Trong tiếng cãi cọ, một người đàn ông hơn 50 tuổi bước từ cầu thang tầng hai xuống, vẻ mặt thất vọng. Ông đi khiếu kiện đòi tiền đền bù hải sản bị chết từ năm 2016 đến giờ.
"Tôi lên gặp lãnh đạo, nhưng họ nói nội dung của tôi đã xử lý, sau đó gọi cán bộ tiếp dân của huyện tới đưa về, nói giải quyết sau" - ông lắc đầu với tôi - "Đến đây là muốn gặp Chủ tịch tỉnh, vì các cán bộ cấp dưới chỉ tiếp nhận rồi báo cáo thôi, làm sao quyết được vấn đề".
Một ngày trước đó, tại nghị trường, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện Quốc Hội nói nhiều chủ tịch tỉnh tiếp công dân định kỳ đạt tỷ lệ bình quân 48% so với quy định, việc ủy quyền cho cấp phó khá phổ biến. Hà Tĩnh cùng với Bắc Giang, Đồng Nai, Phú Yên... là những tỉnh tỷ lệ tiếp dân của Chủ tịch so với quy định là 0%.
Lịch tiếp dân của Hà Tĩnh được ấn định vào ngày 15 hàng tháng. Nếu hôm đó trùng thứ bảy, chủ nhật sẽ được dời vào một hoặc hai ngày tiếp theo của tuần mới. Tôi tìm lịch công tác dự kiến hàng tháng của lãnh đạo tỉnh trên công báo: trong năm 2018, tính tới thời điểm tháng 11, vào những ngày tiếp công dân, tôi không thấy tên người chủ trì là ông Chủ tịch, mà thay vào đó là 3 vị Phó chủ tịch, và đôi lúc là chánh thanh tra tỉnh. Năm 2017, Chủ tịch tỉnh cũng không tiếp dân một lần nào. Tỷ lệ của cả hai năm là không phần trăm.
Vì lịch công tác được ghi trong các bản mềm, sơ suất có thể do "người đánh máy", hoặc lịch đã có thể thay đổi sau khi đăng công khai, và vị Chủ tịch có thể bị hiểu nhầm. Tôi gọi điện trực tiếp vào số Chủ tịch tỉnh để hỏi lại thông tin. Ông không bốc máy. Nhắn tin, ông không trả lời. Dù đó là số điện thoại từng được ông công khai trên mạng, nói "nếu khó khăn hãy điện cho tôi". Không còn cách nào kiểm chứng, tôi đành phải tin vào cái lịch công tác và thống kê của Đại biểu quốc hội.
Năm 2016, phát biểu tại hội nghị về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Nhiều chủ tịch xã, huyện và cả tỉnh chưa bao giờ tiếp dân, như vậy có đúng quy định không, trong khi người dân tin tưởng mình như vậy? Nói phải, củ cải cũng phải nghe".
Thủ tướng sau đó yêu cầu các cơ quan, cán bộ, công chức phải sát dân, lắng nghe dân, quan tâm lợi ích chính đáng của người dân. Cả bộ máy phải làm việc theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, liêm chính, quyết liệt, chủ động giải quyết các vụ việc, "đừng để mất bò mới lo làm chuồng, nước đến chân mới nhảy".
Hai năm trôi qua, song việc lắng nghe ý kiến dân cũng chưa được khắc phục. Tại nghị trường hôm 14/11, đại biểu Vũ Trọng Kim nói: "Nếu vị lãnh đạo nào không thực hiện được việc đó theo đúng quy định thì phải rời ghế".
Bản thân việc tiếp dân có một ý nghĩa khác biệt so với "tiếp nhận đơn thư khiếu nại". Trong hoạt động tiếp dân đó, người đứng đầu được trực tiếp nhìn vào từng khuôn mặt con người, lắng nghe nguyện vọng của họ bằng tiếng nói, và trả lời họ với tư cách một con người. Nhìn vào mặt nhau là một trong những hành vi giao tiếp cơ bản nhất – và chỉ cần có động tác "thay mặt" thôi là đã không thể thực hiện được hành vi đó. Chưa kể tới ngay cả người có quyền "thay mặt" cũng "bận họp quan trọng", và rốt cục thì việc tiếp dân lại trở thành hoạt động tiếp nhận đơn thư thông thường.
Tôi gọi cho người "thay mặt" trong buổi sáng hôm qua, là chánh thanh tra tỉnh. Ông bảo trong buổi sáng mọi người làm việc đến hơn 12h, có tiếp nhận xử lý 34 hồ sơ của người dân, và sẽ có thông báo kết quả cụ thể trong thời gian tới. Vị này cho hay vì số lượng dân đông nên phải phân công lãnh đạo các ngành tiếp từng người. Ngoài những vụ cũ, hôm qua hội đồng đã tiếp nhận một số trường hợp liên quan nhiều ngành, có tình tiết mới để giao cho các bên lắng nghe, trả lời.
"Tôi sẽ khiếu nại ra trung ương" - người đàn ông đi đòi tiền bồi thường hải sản nói với tôi, như một lời kết luận cho cái tỷ lệ tiếp dân 0% của chủ tịch tỉnh nhà. Người dân, khi có vấn đề, sẽ vĩnh viễn đi tìm một lãnh đạo "có mặt" chứ không phải một lãnh đạo đã được "thay mặt". Họ không thể trông chờ được giải quyết thấu đáo từ những lãnh đạo không có mặt, hay là "thể diện" theo nghĩa đen của từ này.
Đức Hùng
Thứ sáu, 16/11/2018, 03:15 (GMT+7) 22
Khánh còn ruôt Đặng Huy Báu cựu bí thư tinh Hà Tĩnh năm 2007 là trưởng phòng của sở xây dựng HT đi học thạc sĩ, 2008 là phó GĐ sơ XD đi học trường đang, 2009 làm GĐ sơ XD, 2011 làm bí thư huyện ủy Nghi Xuân, 2013 là pho chủ tịch tỉnh, 2015 làm chủ tịch tinh. Y rất thích đánh bóng chuyền. Thuộc dạng bổ nhiệm thần tốc. Gia đình y cũng thuộc dạng Vua của Hà Tĩnh.
Trả lờiXóaKhánh la con trai của Đặng Duy Báu, nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Kể từ khi vào cơ quan Sở xây dựng là chỉ mỗi việc đi học và thăng chức lãnh đạo, hầu như chưa trải qua thời gian làm nhan viên. Đúng như nhận định của mọi người, Khánh thuộc diện bổ nhiệm thánh tốc còn hơn cả thần tốc.
Trả lờiXóa