Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

NHẠC GIAO HƯỞNG PHỤC VỤ CHO AI?


Chu Mộng Long

NHẠC GIAO HƯỞNG PHỤC VỤ CHO AI?

Bà Quyết Tâm coi như đã thành công khi thuyết phục Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh thực hiện quyết tâm xây nhà hát giao hưởng trị giá trên cả ngàn tỉ đồng.

Theo tôi, khách quan mà nói, một công trình văn hóa mang tầm nhân loại được xây dựng tại thành phố hòn ngọc Viễn Đông là xứng đáng, nếu hiện tại đúng là hòn ngọc Viễn Đông.

Nghệ thuật đỉnh cao mang lại lợi ích ngàn đời chứ không thể tính toán ích lợi trước mắt.

Nhưng cái lý luận bà Quyết Tâm đưa ra là "nhà hát giao hưởng mang tầm thế kỷ sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân" thì thật buồn cười cho cái tâm và sự hiểu biết của bà ta.

Nhạc giao hưởng (Symphony) là loại nhạc hàn lâm, không dành cho... tai trâu.

Người Pháp khi đến Đông Dương đã xây dựng nhà hát giao hưởng tại Hà Nội, nhưng kết quả chỉ dành cho giới hàn lâm sành âm nhạc. Cho đến nay nhà hát giao hưởng vẫn đóng khung trong giới hàn lâm đó.

Thỉnh thoảng các quan chức cao cấp cũng có đến nghe, nhưng tôi tin, chỉ là tai trâu thưởng thức âm nhạc.

Và hiển nhiên, nhân dân thì càng không thể bước chân đến cửa thánh đường âm nhạc để làm gì. Nếu có ích lợi nào đó thì là các dịch vụ ăn theo. Nhưng nhà hát giao hưởng thì có mấy thính giả mà tính đến dịch vụ ăn theo?

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi, năm thứ tư Đinh Tỵ, 1437, mùa Xuân tháng Giêng, Vua đã sai quan Hành khiển Nguyễn Trãi cùng với Lổ Bộ Ty Giám là Lương Đăng đốc làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc và múa. Nguyễn Trãi dâng biểu tâu rằng: “Kể ra, thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm Lễ Nhạc. Song không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu làm nhạc, không dám không hết lòng hết sức, nhưng vì học thuật nông cạn sợ rằng trong khoảng thanh luật , khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cội gốc của nhạc vậy”. 

Nay, dân Thủ Thiêm mất đất mất nhà đã 20 năm, tiếng kêu than vang tận trời đất, đó là gốc của nhạc, cũng đã là bản giao hưởng tuyệt vời của thời đại mà các quan hãy lắng nghe để làm cho trong dân không còn tiếng oán sầu rồi hãy xây nhà hát giao hưởng.

Khúc ca hoan lạc không bao giờ khỏa lấp được tiếng oán sầu. Sự lệch pha giữa cái gốc âm nhạc là tiếng oán sầu của dân với cái ngọn là niềm vui hoan lạc của kẻ bề trên chỉ gây thêm xung đột và tan vỡ.

Bà Quyết Tâm, ông Thiện Nhân và những người biểu quyết xây nhà hát giao hưởng mang tầm thời đại ấy có nghe được tiếng kêu thống thiết này chăng hay chỉ nghe tiếng tiền vàng ngàn tỉ đầu tư kêu loảng xoảng?

9 nhận xét :

  1. Tranh thủ vơ vét được chừng nào hay chừng đó kẻo mai mốt hết cơ hội thì ngồi tiếc nuối.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng nó thực sự là loài cướp cạn chứ đâu phải con người, rồi đây chúng phải đền tội, không trốn tránh được đâu.

      Xóa
  2. Quyết tâm ăn cướp bằng mọi giá . Quyết tâm . Quyết tâm .

    Trả lờiXóa
  3. Nội dung của bài viết thể hiện đầy đủ tầm và tâm của người lãnh đạo. Chỉ tiếc một điều, chưa thấy một quan chức Vn nào ở thế kỉ 21 hội tụ những yếu tố đó. Trân trọng cám ơn Tác giả cho bài viết giá trị!

    Trả lờiXóa
  4. Tất cả các quan chức vn từ địa phương đến TƯ chắc chắn chẳng có ai đủ trình nghe giao hưởng thính phòng ! Tôi cá đấy ! Kể cả mấy ông bộ Văn thể du.

    Trả lờiXóa
  5. Suy cho cùng Quyết Tâm hay Thiện Nhân cũng chỉ là những con cừu, chỉ biết ngoan ngoãn làm theo sự chỉ đạo và sức mạnh đồng tiền. Hãy công khai tên những "đại biểu" đã bấm nút thông qua chủ trương náy để người dân thành phố phán xét!

    Trả lờiXóa
  6. Nhân dân Thủ Thiêm hãy đoàn kết chống lại kế hoạch xây nhà hát 1500 tỷ đồng trên đất cướp được của Nhân dân Thủ Thiêm.

    Trả lờiXóa
  7. Bài này viết hay

    Trả lờiXóa
  8. Nhà hát này xây xong chỉ béo các đại gia BDS có dự án tại Thủ thiêm. Giá nhà ở khu vực này tăng vọt. Bà Tâm chắc có cổ phẩn với các đại gia Thủ thiêm

    Trả lờiXóa