Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí & Quản lý chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) tại cuộc họp báo liên quan đến gian lận thi cử ở Hà Giang. Ảnh: Đời sống & Pháp lý.
Bùng nổ gian lận thi cử,
sẽ không chỉ có một Vũ Trọng Lương
Lê Thanh Phong
LĐO
20/07/2018 | 10:33
Đúng là không chỉ có một Vũ Trọng Lương, ngay sau bùng nổ vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, lại lan ra các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu… Rõ ràng, khi có một kẽ hở để lách qua, thì không chỉ một địa phương biết cách lách.
Hậu Giang có điểm môn Ngữ văn cao vút, nhiều điểm 9 gấp 17,8 lần TPHCM, trong khi thí sinh dự thi kém 8,57 lần. Số lượng điểm 9 môn này của Hậu Giang cao hơn Hà Nội 17 thí sinh, trong lúc số thí sinh của Hậu Giang ít hơn Hà Nội 68.878 em. Điều này cho thấy, khả năng có sự can thiệp trong chấm thi là rất cao, phải làm cho ra sự thật.
35 thí sinh thi THPT quốc gia 2018 tại Lạng Sơn có điểm thi cao bất thường là cảnh sát cơ động. Môn Lịch sử có bốn em được 9 điểm, 21 em được 8. Môn Ngữ văn có năm thí sinh điểm 9 và 23 em được 8-8,75. Không thí sinh nào trong danh sách có tổng điểm ba môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử và điểm ưu tiên dưới 24.
Làm cho rõ để trả lại công bằng cho các thí sinh này, nếu các em giỏi thật thì phải chứng minh các em có kết quả điểm trùng với bản gốc, khỏi tai tiếng ồn ào lôi thôi. Còn nếu có gian lận, thì ai can thiệp để các em được điểm cao, và các em cũng không xứng đáng đứng trong ngành công an nhân dân.
Đã làm ra sự thật thì phải làm cho hết, nếu không sẽ không phải là sự thật, sự thật nửa vời, quyết liệt nửa vời, công bằng nửa vời.
Hà Giang gian lận thi cử, bị phát hiện cho nên các cơ quan chức năng vào cuộc rà soát, xử lý, khởi tố hình sự. Còn các học sinh, phải trả lại điểm gian dối để trở về điểm gốc.
Các địa phương khác thì sao. Phải làm cho thật chặt chẽ, truy tìm từng cá nhân sai phạm, so sánh đối chiếu các điểm thi để trả lại đúng điểm gốc. Như vậy mới đảm bảo công bằng cho thí sinh trên toàn quốc. Nếu còn các trường hợp được nâng điểm trong kỳ thi năm nay, thì sẽ còn bất công với những thí sinh học hành và thi cử nghiêm túc.
Sau khi rà soát hết các tỉnh, thành, những cán bộ có liên quan đến sai phạm phải bị xử lý kỷ luật, có căn cứ thì xử lý hình sự.
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ nên trực tiếp chỉ đạo chiến dịch “bàn tay sạch” này, Bộ GD ĐT phải chủ động hành động, không phải đợi có tố cáo, có báo chí đưa mới làm.
Cho dù chậm lại việc công bố kết quả kỳ thi năm nay thì cũng phải làm. Công bố sớm làm gì khi đó chỉ là kết quả gian dối và bất công.
Lê Thanh Phong
LĐO
20/07/2018 | 10:33
Đúng là không chỉ có một Vũ Trọng Lương, ngay sau bùng nổ vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, lại lan ra các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu… Rõ ràng, khi có một kẽ hở để lách qua, thì không chỉ một địa phương biết cách lách.
Hậu Giang có điểm môn Ngữ văn cao vút, nhiều điểm 9 gấp 17,8 lần TPHCM, trong khi thí sinh dự thi kém 8,57 lần. Số lượng điểm 9 môn này của Hậu Giang cao hơn Hà Nội 17 thí sinh, trong lúc số thí sinh của Hậu Giang ít hơn Hà Nội 68.878 em. Điều này cho thấy, khả năng có sự can thiệp trong chấm thi là rất cao, phải làm cho ra sự thật.
35 thí sinh thi THPT quốc gia 2018 tại Lạng Sơn có điểm thi cao bất thường là cảnh sát cơ động. Môn Lịch sử có bốn em được 9 điểm, 21 em được 8. Môn Ngữ văn có năm thí sinh điểm 9 và 23 em được 8-8,75. Không thí sinh nào trong danh sách có tổng điểm ba môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử và điểm ưu tiên dưới 24.
Làm cho rõ để trả lại công bằng cho các thí sinh này, nếu các em giỏi thật thì phải chứng minh các em có kết quả điểm trùng với bản gốc, khỏi tai tiếng ồn ào lôi thôi. Còn nếu có gian lận, thì ai can thiệp để các em được điểm cao, và các em cũng không xứng đáng đứng trong ngành công an nhân dân.
Đã làm ra sự thật thì phải làm cho hết, nếu không sẽ không phải là sự thật, sự thật nửa vời, quyết liệt nửa vời, công bằng nửa vời.
Hà Giang gian lận thi cử, bị phát hiện cho nên các cơ quan chức năng vào cuộc rà soát, xử lý, khởi tố hình sự. Còn các học sinh, phải trả lại điểm gian dối để trở về điểm gốc.
Các địa phương khác thì sao. Phải làm cho thật chặt chẽ, truy tìm từng cá nhân sai phạm, so sánh đối chiếu các điểm thi để trả lại đúng điểm gốc. Như vậy mới đảm bảo công bằng cho thí sinh trên toàn quốc. Nếu còn các trường hợp được nâng điểm trong kỳ thi năm nay, thì sẽ còn bất công với những thí sinh học hành và thi cử nghiêm túc.
Sau khi rà soát hết các tỉnh, thành, những cán bộ có liên quan đến sai phạm phải bị xử lý kỷ luật, có căn cứ thì xử lý hình sự.
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ nên trực tiếp chỉ đạo chiến dịch “bàn tay sạch” này, Bộ GD ĐT phải chủ động hành động, không phải đợi có tố cáo, có báo chí đưa mới làm.
Cho dù chậm lại việc công bố kết quả kỳ thi năm nay thì cũng phải làm. Công bố sớm làm gì khi đó chỉ là kết quả gian dối và bất công.
Lê Thanh Phong
Ông bộ trưởng Nhạ không làm rõ ràng được chuyện động trời này thì nên từ chức !
Trả lờiXóaĐã làm ra sự thật thì phải làm cho hết, nếu không sẽ không phải là sự thật, sự thật nửa vời, quyết liệt nửa vời, công bằng nửa vời. Cái bệnh ấy càng ngấm nó biến chứng sẽ trở nên rất khó chữa và có nguy cơ không chữa được!
Trả lờiXóaCó những gian lận sờ sờ ra đấy , đố mà làm gì nhau . Ví dụ xếp hơn 30 người cùng một đơn vị ngồi cùng phòng thi , không xếp theo vần A B C . Bầy ra mẹo này là để gian lận trong khi làm bài thi , gian lận có tổ chức . Đến bây giờ các vị thanh ,kiểm tra không làm gì được có lẽ vì sợ cái gì đó . Đã có họp báo nhanh chóng có nói đến vụ này nhưng không cho phóng viên được phỏng vấn (Bịt mồm)
Trả lờiXóaCái gì đến nó sẽ phải đến, đó là luật nhân quả!
Trả lờiXóaCon người hiện nay, đạo đức hiện nay khi lòng tham và sự dối trá lên ngôi, thì hiện tượng sẩy ra là tất yếu! Liêm sỉ bây giờ thành lỗi thời không ai dùng nữa.