Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

GS. Trần Đình Sử: NHẬN XÉT ĐỀ THI QG MÔN NGỮ VĂN NĂM NAY


Trần Đình Sử
26 - 6 - 2018

Nhận xét đề thi Quốc gia môn ngữ văn năm 2018

Đề thi theo cấu trúc Đọc hiểu – Tự luận, theo hướng mở, theo mô hình đã cho mẫu minh hoạ trước để GV và HS làm quen. Ngữ liệu trích thơ Đánh thưc tiềm lực của Nguyễn Duy làm dưới thời bao cấp, trước đổi mới, bây giờ đã có phần không phù hợp. Bài thơ nhấn mạnh sự đói nghèo, đầu óc lười biếng, tự mãn, cứ ca tiềm lực mà tiềm lực ngủ yên. Bây giờ đất nước đã rất khác. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường huỷ hoại, ô nhiễm, đồng ruộng nhiễm mặn, đất đai sạt lở, ngư trường bị TQ cấm đoán, nguy cơ mất biển, mất rừng, không còn vấn đề đánh thức tiềm lực nữa. Ngày nay cũng không còn ai ngợi ca rừng bạc biển vàng như xưa nữa. Do đó câu hỏi yêu cầu phát biểu về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước rơi vào trống không. Điều này khiến HS không biết làm thế nào. Còn nếu các em, đang độ tuổi 18, mà vẫn có ý thức sứ mệnh đánh thức tiềm lực thì nói chung là làm theo ý mớm trong đề, một lối làm văn không có gốc rễ, tức là làm hư văn. Được điểm cao về hư văn thì chẳng có giá trị gì. Nói chung ngữ liệu này làm khó cho thí sinh.


Câu hỏi đoạn trích viết theo thể thơ gì quá dễ, không xứng với đề thi tú tài. Câu hỏi chỉ ra tiềm lực tự nhiên nào cũng dễ quá. “Câu hỏi tu từ” ở đây có vẻ như không phải giản đơn tu từ, mà là câu hỏi thật, đầy ưu tư, trăn trở của nhà thơ : “còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào ?lòng đất rất giàu, mà mặt đất cứ nghèo sao ?”. Câu hỏi đặt vấn đề cho mọi người đọc suy nghĩ để trả lời một cách nghiêm chỉnh. Cho nên câu hỏi 3 có vẻ không đúng. Câu hỏi 4: “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lưc. Tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao? Là câu hỏi hay, yêu cầu thí sinh đặt câu thơ vào bối cảnh (ngữ cảnh) hôm nay đề đánh giá ý thơ. Nhưng xem câu hỏi tiếp ở dưới thì thấy là “vẫn còn phù hợp”, thì lại một “ý mớm” sai, không hay nữa.

Phần hai của dề văn là tự luận, gồm 2 câu nhỏ.Câu 2 điểm luận về ý thúc sứ mệnh đánh thức tiềm lực, làm theo ý đánh thức tiềm lực vẫn còn nguyên ý nghĩa, thì không đúng như trên đã nói và do đó không hay. Câu 5 điểm yêu cầu thí sinh bình luân về cách nhìn hiện thực của hai nhà văn nguyễn Minh Châu và Thạch Lam qua so sánh hai sự đối lập (bức ảnh và cảnh bạo lực + Cảnh buổi tối phố huyện và con tàu) có phần không chính xác, vì Nguyễn Minh Châu phê phán sự xa rồi hiện thực, nhìn hiện thực theo tư tưởng có sẵn, còn Thạch Lam thì từ hiện thực có thật mà mơ ước sự đổi thay. Ảnh con thuyền ngoài xa là biểu tượng của thứ hiện thực công thức, còn con tàu đêm sáng rực là biểu tượng của mơ ước của tuổi thơ. So sánh “cách nhìn hiện thực của hai nhà văn” như thế nào? Cách nhìn hiện thực giống nhau, chỉ tư tưởng tác phẩm thì khác nhau. Đem rút gọn hai tác phẩm vào hai cặp đối lập sẽ làm cho thí sinh nhầm lẫn. Do thế đề này cũng không hay.

Tóm lại đề hay trước hết phải đúng. Từ chọn ngữ liệu, rút ra câu hỏi, nêu các về đều phải đúng. Thứ hai là phù hợp với cấp học, thứ ba gợi mở tư duy, kích thích suy nghĩ cho thí sinh bộc lộ năng lực của mình. Đề ra sai, dữ kiện sai, thí sinh do thế cũng làm sai, bộc lộ sai thực chất của họ. Theo đó, đề văn này còn có nhiều khuyết điểm, không phải đề hay.

7 nhận xét :

  1. Việt Nam đứng đầu thế giới về GS, PGS, TS, Ths. Đấy là "tiềm lực" đấy họ có mặt trên toàn hệ thống chính trị từ cao xuống thấp.
    Nói về cái vụ ni tui thấy chán phè. GS cỡ Võ Khánh Vinh còn được thưởng danh hiệu này nọ, huân chương huân chiếc. Vãi ...quá!

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét của GSTS Trần Đình Sử rất chuẩn xác. HÌnh như trình độ thẩm định tác phẩm văn học và năng lực ra đề thi môn ngữ văn của Bộ Giáo dục càng ngày càng suy thoái. Trong khi đó, tối qua, trên kênh Quốc hội (26.6.2018), trong cuộc tọa đàm về đề thi THPT năm nay, ngoài BTV nói theo định hướng của Tuyên giáo, thì khách mời toàn những nhân vật thuộc thành phần "quốc doanh" như nhà văn Nguyễn Văn Tho (Thọ Muối). Ông này toàn lên giọng tán tụng nặng tinh thần bưng bô. Còn một vị nữ khách nữa, hình như là cô giáo có vẻ như chẳng hiểu gì nhưng chém gió rất hùng hồn toàn những lời sáo rỗng bênh vực cho những người ra đề...

    Trả lờiXóa
  3. Hoan hô thi cử nước ta
    Đầu vào Thị Nở đầu ra Chí Phèo
    Năm ngoái Hai đứa trẻ nghèo
    Năm nay quay lại Con tèo (tàu) ngoài xa
    Vừa xong Bút ký Sông Đà
    Lại tái bản nốt ông già Nguyễn Tuân...

    Trả lờiXóa
  4. Tiềm lực đâu rồi Tiềm lực đâu
    Sông thì cạn kiệt Núi trọc đầu
    chút dầu ẩn chứa trong lòng đất
    Tranh lại làm sao với giặc Tầu?

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét của GS Trần Đình Sử khá ổn. Tuy thế, trong bối cảnh hiện tại, ngành GD ĐT dám ra nội dung này đã là quý. Họ cần sống. Đúng bối cảnh hơn phải cho các cháu bình “Đất nước mình ngộ lắm phải không anh?”. Ra xong đề, sờ lên đầu xem, còn không? Sẽ là ôm bom Phạm Hồng Thái nếu dám hỏi các cháu: tên luật An ninh mạng có đúng nội dung?... Thưa GS, từ từ vậy. Các cháu còn phải lớn trong dối trá, chấp nhận viết hư văn khi người ‘thành đạt’ nói dối trên truyền hình trơn tuột. Chúng ta vẫn phải ‘ăn mừng’, nghỉ việc... cái ngày có vui?

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đồng ý một phần với GS Trần Đình Sử. Tuy nhiên, tôi nghĩ quan trọng hơn là cách chấm bài thế nào. Nếu một học sinh nói đúng như em nghĩ về hiện trạng xã hội hiện nay nhưng khác với đáp án thì có được điểm cao không? Đề ra theo hướng đổi mới nhưng chấm theo cách cũ thi thật là làm hại thí sinh, đặc biệt là các thí sinh có tư duy độc lập và sáng tạo.

    Trả lờiXóa
  7. Đề thi có những chỗ ông nói gà bà nói vịt, tiền hậu bất nhất. Đúng như giáo sư Trần Đình Sử nhận định. Cái "dùng dằng" rất Hồ Xuân Hương ấy cho thấy cốt lõi không ổn của giáo dục, văn hóa, khoa học,...và...của tất cả vậy. làm sao vượt qua điểm chết này ?...

    Trả lờiXóa