TUẦN PHIÊN NGÀY XƯA
Câu chuyện “hiệp sĩ” hôm nay lại nhớ đến tuần phiên ngày xưa ở làng xã
cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ. Do tự trị, tự quản, nên làng luôn có
lực lực tuần phiên để chống trộm cướp, bảo vệ dân làng.
Mỗi
năm một phe/ giáp phải đảm trách việc tuần phòng, đứng đầu là ông Thủ
phiên. Tuần phiên canh cả ngày lẫn đêm. Đại bản doanh là đình làng, còn
các nhóm trực ở các điếm canh các cổng làng. Mỗi nhóm chừng chục người mang theo vũ khí, và nhất định là có ốc để thỉnh thoảng rúc lên thị uy.
Các bản hương ước đều quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người tuần phiên rất rõ.
Về trách nhiệm, nếu nhà ai bị trộm gặt mất lúa ngoài đồng hay trèo
tường khoét vách ăn trộm mà tuần phiên không biết thì phải bồi thường
100% và bị phạt.
Nếu tuần phiên biết và đã truy bắt, ngăn chặn
hết khả năng mà không chống nổi bọn trộm cướp thì không phải bồi thường
và trách phạt.
Trong việc chống bọn trộm cướp, ai không may bị
thương thì làng chi tiền thuốc thang, chăm sóc chu đáo. Ai không may bị
chết thì làng chi tiền tang ma và hỗ trợ vợ con, có nơi quy định tất cả
chức dịch phải đi đưa ra tận huyệt và làng thường miễn phu phen cho một
người con của người đó.
Về thù lao, Hương ước quy định rõ, ví
dụ một sào ruộng thì ngày gặt, tuần phiên đến thu mấy lượm lúa, nhà có
một con trâu thì mỗi năm mấy xu…
Ngoài ra, tuần phiên còn có
tiền “về tuần”, tức là những người trong độ tuổi ( ví dụ 18-45) nhưng đi
làm ăn xa không tham gia đi tuần được, xin gửi về món tiền bồi dưỡng
những người đi thay. Ai nghèo thì góp mức thấp nhất, ai giàu có thì đóng
góp cao nhất… Làng càng giàu có thì tiền “về tuần” càng nhiều. Vì vậy,
đi tuần mệt nhưng mà vui, hôm nào cũng đánh chén.
Ông Thủ phiên
oai hơn ông Phó Lý vì có quân cán đàng hoàng, ngày nào cũng nhậu. Cho
nên hết năm yên ổn, ông Thủ phiên còn khao làng, sau đó suốt đời được
gọi là ông Thủ. Chả thế ở quê tôi người ta nói, cả đời làm được một lần
Thủ phiên coi như “hả dạ”.
Làng tôi có ông Cai lệ hồi hưu về lại làm Thủ phiên, nên ngày khao vọng, có cụ mừng đôi câu đối:
Quan phủ mừng thầm Cai lệ hách
Dân làng nức tiếng Thủ phiên oai
Không biết công tác xã hội hóa an ninh trật tự ngày này có thể tiếp thu gì được từ tuần phiên ngày xưa không nhỉ?!
_______________
Có đấy! Công tác xã hội hoá anh ninh trật tự ngày nay được cái mỗi năm mỗi nhà đều đóng vài trăm bạc, cái xóm nào được quan sức cho gắn cái ca me ra an ninh thì đóng ngót triệu. Nếu lại sức cho làm đường thì bét ra cũng góp hai triệu. Ngoài ra dưới 45 tuổi cũng đóng tiền đi phu gọi là lao động nghĩa vụ.
Trả lờiXóaTheo Bút Nghiên của cụ Chu Thiên thì học trò được miễn phu pheng và có khi được thưởng. Có cậu học trò phải đi đắp đê nhưng sức khoẻ yếu bị lính lệ quất cho mấy roi giải lên quan. Quan ấy là ông huyện Thị bảo nếu mày là học trò, tao ra câu đối, mày không đối được thì đừng trách. Cậu học trò bẩm vâng, quan huyện bèn ra vế đối:
Ông huyện Thị sức đắp đường làng, buổi hồng thuỷ muôn dân trông cậy. Vế đối toàn là trái cây thị, hồng, cậy. Cậu học trò đối lại cũng chỉ toàn hoa quả:
Thằng bé Quýt răp mong bảng nhãn, mong đỗ đầu thiên hạ mới cam (quýt, nhãn, cam)
Ông huyện Thị cho là tài, cho miễn phu dịch vĩnh viễn, lại thưởng cho giấy bút. Về sau quả nhiên cậu học trò thi đỗ bảng nhãn thật.
Ông huyện Thị sức đắp đường Bòng, buổi hồng thuỷ muôn dân trông cậy (quả thị, bòng, hồng, cậy).
XóaThằng bé Quỷt rắp mong bảng nhãn, tranh đỗ đầu thiên hạ mới cam (quả quýt, nhãn, chanh, cam)
Là người mà khi thấy có sự bất bình thường thì không quản ngại điều gì mà can thiệp vào "Dù chỉ là lời nói" thì đã là hiệp sĩ, nhưng ở ta bây giờ, cái danh xưng hiệp sĩ nghe nó thế nào ấy, bởi việc bất bình thường quá nhiều luôn mà dúng vào thì không biết cái sẩy nẩy cái ung thế nào với mình, tỷ như ông Nguyễn Việt Chiến chẳng hạn, thấy bọn cướp ngày trơ tráo quá, chọc vào thế là tù hẳn hoi nhé, còn ra đường thấy bọn cướp giật sản vật mà động lòng nghĩa hiệp can thiệp thì có khi mất mạng. Một xã hội bệnh hoạn - Nếu kẻ làm quan nghĩ là mình giầu đủ thì thôi để cho dân sống với thì cướp giật có thể ít đi chăng.
Trả lờiXóaGiải tán đi mấy anh gọi là "Hiệp sĩ đường phố" ơi. Việc bảo đảm an ninh xã hội là trách nhiệm của công an, dân phòng.
Trả lờiXóaCác anh đừng cố thể hiện nữa, sẽ đem lại sự nhập nhằng, thương cảm vô ích...
AI ơi nhớ lấy câu này,cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan.
Trả lờiXóaHóa ra "bọn phong kiến " ngày xưa giỏi thật, nào là luật Hồng Đức, luật Hồi tị, giờ lại tòi ra Tuần phiên... Những ai đã đào mồ chôn chúng khi cần nên học lại thì tốt cho dân và tốt cho người cầm quyền nữa đấy./.
Trả lờiXóaTuần phiên là cảnh sát ngày nay. Nhưng bây giờ còn thêm bảo vệ dân phố, dân phòng, dân quân tự vệ... giờ lại thêm "Hiệp sĩ đường phố" ...???
Trả lờiXóa