Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

NHÀ BÁO TRẦN ĐĂNG TUẤN VẠCH TRẦN SỰ THẬT CỦA "THU GIÁ"


Trần Đăng Tuấn

LẦN CUỐI VỀ "THU GIÁ"

1- "Thu giá" là sự ngu độn về ngôn ngữ. Nhưng đây chẳng phải sự ngu độn thật thà. Ngu cái này nhưng cáo già trong cái khác. Bởi vì: 

2- 'Thu giá" là sự trí trá về lập luận. Đường BOT không phải là "sản phẩm của doanh nghiệp". Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ. Còn BOT là sản phẩm của hợp tác công tư. Doanh nghiệp làm đường trên đất nhà nước cho, cải tạo đường vốn có của xã hội, được khai thác trong thời hạn nhất định để hoàn vốn và có lãi trong khuôn khổ được định ra qua phương án tài chính. Hiện nay đa số các dự án đó ký với nhà nước là hợp đồng "mở". Nghĩa là thời gian họ được thu tiền căn cứ vào lưu lượng xe đi qua và mức phí xe đi qua phải trả. Cho nên họ mới được kêu ca là thu thấp thì phải thu lâu hơn. Bây giờ nói là sản phẩm của họ tức là phủi cái phần của dân của nước trong BOT đó.Thử hỏi nếu nó là sản phẩm của doanh nghiệp sao lại phải kiểm soát xác minh số tiền thực đầu tư, số tiền thực mỗi ngày thu vào như vừa qua đã buộc phải làm?

3- "Thu giá" là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí theo pháp luật. Tách nó ra khỏi phí là để hợp pháp hoá việc thu tiền lần thứ hai đối với người dân trên nhiều đoạn đường BOT, đánh bật khỏi tay người dân vũ khí pháp lý hợp pháp để phản đối sự bất công thiếu minh bạch.

4- "Thu giá" là sự lỳ lợm và trắng trợn trong thái độ đối với người dân. Dân không phản đối BOT, dân không phản đối chuyện đi đường BOT tốt hơn thì phải nộp tiền. Cũng không phải BOT ở chỗ nào cũng không hợp lý. Có những đường, cầu BOT làm cả vùng xưa nay thiếu đường,thiếu cầu nay đi lại giao thương thuận lợi hơn. Cái đó dân ủng hộ. Dân phản đối cái gì?. Dân phản đối chuyện đường quốc lộ số 1 của đất nước tráng lên một lớp rồi thu như thể đường đó họ làm ra từ đầu. Dân phản đối chuyện không có lựa chọn, đi đường nào cũng phải nộp BOT. Dân phản đối chuyện khai khống giá trị đầu tư BOT rồi từ đó định ra giá vé và thời hạn thu. Dân phản đối chuyện cầu nhà nước làm vẫn đi được bị ngăn lại lùa xe sang bắt đi cầu mới phải trả tiền BOT. Dân phản đối chuyện cho thu BOT cả đường mới lẫn đường cũ để lùa dân sang đường mới BOT. Dân phản đối chuyện không dùng đường BOT nhưng buộc phải đi qua trạm và phải mất tiền. Dân phản đối chuyện ém giảm số lưu lượng xe qua trạm BOT để thu lời tối đa. Dân phản đối chuyện chẳng có cuộc đấu thầu nào cả mà chỉ số quan chức cùng doanh nghiệp ký với nhau làm BOT chỗ này, chỗ kia. Dân phản đối chuyện làm BOT có thể "tay không bắt..vàng". Dân phản đối vì đóng thuế, đóng phí đường bộ và đóng góp suốt bao năm bây giờ đất nước đến con đường xuyên Việt đầu tiên cũng chi chít trạm thu tiền. Dân phản đối vì tiền nộp BOT nhiều hơn chi cho xăng dầu, mọi hoạt động kinh tế hay dân sinh đều bị thêm gánh nặng.

Những cái đó có không? Dân phản đối có sai không?

Đành là có những cái sai đã xảy ra nhưng khó xoá đi làm lại được, mà phải chấp nhận hậu quả, thì cách làm vẫn là phải nhìn vào bản chất sự thật mà nói với dân.

Thay vì thẳng thắn rành mạch với dân, cùng dân tìm giải pháp khắc phục, thì lấy chữ mà che đậy bản chất vấn đề, nặn ra cái cơ sở lý cùn để ép dân phải theo. Đó là cái cách mà ngài Thể chọn.

5- Do vậy, "thu giá" chỉ xuẩn về chữ, chứ rất gian về tâm, về trí. Khi sự gian xảo xuất phát từ một quan chức cấp Bộ và những cố vấn của ông ta, nó là sự phá hoại tính công chính của Nhà nước. Tôi sẽ rất thất vọng nếu cái cách cư xử này được Nhà nước cho qua.

______________ 

Nguyễn Sĩ Dũng 
22 Tháng 5 lúc 23:26

THU GIÁ?

Hôm nay, nhân đọc báo thấy Bộ trưởng Giao thông vận tải lý luận về việc “thu giá” ở các trạm BOT, xin được phép thưa gửi đôi điều về việc này.


“Thu giá” thật ra là một “sáng tạo” để lách qua những quy định rất chặt chẽ của Luật Phí và lệ phí. Theo quy định của Luật, một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công thì có thể thu phí để bù đắp các chi phí. Tuy nhiên, việc thu phí chỉ hợp pháp, khi khoản phí như vậy được đưa vào Danh mục phí được ban hành kèm theo Luật. 


Rất tiếc, phí BOT không có trong Danh mục này. Đáng ra Bộ Giao thông, vận tải nên trình Quốc hội bổ sung phí BOT vào Danh mục nói trên, thì lại tìm cách đánh tráo khái niệm.


Thu giá là một khái niệm hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Việt. Bạn có thể thu phí, thu thuế, thu nợ, thậm chí thu ngân... nhưng không thể thu giá, vì giá không phải là thứ có thể thu được. Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá/dịch vụ. Thu biểu hiện bằng tiền quả thực là một thứ khá tối nghĩa và ngô nghê.




27 nhận xét :

  1. Đèn cù..tít mù rồi lại vòng quanh....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "thu giá" chỉ xuẩn về chữ, chứ rất gian về tâm, về trí! ÔNG KIÊN Ạ?

      Xóa
  2. Thu phí = Thu giá
    Ôi! Chữ nghĩa thời kinh qua ... quá đã!

    Trả lờiXóa
  3. Ngôn từ của những tên đại bịp, của những tên quan vừa ngu dốt, vừa tham lam, độc ác, trong đầu của chúng chỉ nghĩ được 1 điều duy nhất là tìm mọi cách trấn lột dân nghèo từng đồng từng cắc rồi tọng vào mõm chúng. Chúng ăn tận đáy quần dân nghèo.

    Trả lờiXóa
  4. Hôm qua, trong một cuộc nước vối vui vẻ, có người nhắc chuyện "thu giá", một cụ 90 cái xuân xanh vừa mỉm cười vừa thủng thẳng rằng Tau cứ nói rứa hí, chúng bay mần chi được tau ! Tất cả nín lặng. Thật đúng sự cao ngạo và láo xược của kẻ đẻ ra BOT Cai Lậy "hút máu người", kẻ đáng lẽ phải bị cách chức và xử tội, thì lại được cất lên làm bộ trưởng ! Xin chia sẻ cùng Trần Đăng Tuấn, bác nói không thể đúng hơn, bác phẫn nộ không thể nhân bản hơn !...

    Trả lờiXóa
  5. "Thu giá" là cái từ "chế" nghe ngược tai lắm! Giả sử đó là sản phẩm của mình thì vẫn phải gọi là thu phí, thí dụ như một hotgirl cho thuê...cô ấy chẳng hạn, thì mỗi lần thuê là phải trả "phí", không thể trả giá! Vì giá của cô ấy cao lắm, vả lại trả tiền cho cái giá thì chỉ trả một lần chứ sao lại nhiều lần! Tóm lại "thu giá" nghe ngu lắm, ông Thể ạ! Chịu khó nghĩ ra cái cách làm tiền nào nó "trí tuệ" hơn nhé!

    Trả lờiXóa
  6. Đến con bò cũng phải chịu Bộ giao thông vận tải Việt Nam

    Trả lờiXóa
  7. Ông Tuấn đã lôi ra ánh sáng cái lõi của cái ngu của quan chức Việt : "thu giá" chỉ ngu xuẩn về chữ nhưng rất gian về cái tâm. Đây chính là tính cách rõ ràng nhất của các " quan chức ngồi phòng máy lạnh" của Việt nam. Họ không tìm cách giúp cho dân cho doanh nghiệp làm ăn xây dựng đất nước. Bao năm nay họ quen rồi, chuyên ngồi nghĩ cách làm bẫy câu chữ trong muôn vàn các loại "giấy phép con" để hành dân và doanh nghiệp. Chính phủ đã cố cắt bớt cái nạn giấy phép con nhưng đó là cắt cái ngọn. Phải cắt được cái gốc thì mới hy vọng cắt được hiện tượng "thu giá"

    Trả lờiXóa
  8. tóm lại, việc dựng trạm thu tiền của người qua đường như các TRẠM BOT hiện nay là PHAM PHÁP, LÀ LỪA ĐẢO NHÀ NƯỚC, TRẤN LỘT NHÂN DÂN

    Trả lờiXóa
  9. SAO LẠI CUỐI
    Phí nghĩa là gì thì đã được khái niệm rồi, pháp luật cũng đã công nhận và giải thích từ ngữ rõ ràng. Quan trọng là Phí đã đi vào đời sống của nhân dân rất lâu
    Phí đã được khái niệm thì nó đã có Nội hàm và Ngoại diên. Đó là: Ai được quyền thu tiền dịch vụ đó, ai phải đóng tiền và tiền đó được quy định sử dụng vào việc gì...
    Với những Nội hàm và Ngoại diên cũ, các ĐBQH lại sử dụng từ mới là Giá thay cho Phí. Điều đó chứng minh rằng các ĐB đó đã chưa hiểu về khái niệm. Người không hiểu về khái niệm thì không thể là người làm Luật được. Bởi vì, bất kỳ một luật nào thì đầu tiên phải là phần khái niệm và giải thích từ ngữ được đưa ra trước khi đề ra các điều luật cụ thể
    ĐBQH là những người lập pháp mà như thế thì tương lai quốc gia sẽ như thế nào?

    Trả lờiXóa
  10. Tưởng cha Thể này khá hơn hóa ra cũng là một loại rác rưởi. Mà cha này cũng từng làm Thứ trưởng và cũng đã từng thò tay ký BOT

    Trả lờiXóa
  11. Xin phép anh Trần Đăng Tuấn tôi bổ sung ý nhỏ: Dân phản đối việc vừa thu phí đường BOT, lại vừa thu phí đường quốc lộ cũ chạy song song để trả cho doanh nghiệp BOT (Hà Nôi -Hải Phòng); Dân phản đối vừa thi công tráng thêm nhựa, cạp rộng chút đỉnh đã thu phí - đi đường bị kẹt do chưa thi công xong phần gọi là BOT (Pháp Vân-Cầu ghẽ); Dân phản đối việc công an can thiệp vào chuyện phí giữa dân va doanh nghiệp BOT (khắp nơi); Dân phản đối việc BOT là miếng bánh chia nhau giữa các nhóm lợi ích; Dân phản đối khi BOT là doanh nghiệp dân sau của quan chức nhà nước...

    Trả lờiXóa
  12. thôi thôi xin các bác, đây không phải là "bản chất" của sự cán bộ nước này đó sao?

    Trả lờiXóa
  13. Tôi nghĩ cách gọi đúng nhất không phải là trạm " thu phí" hay " thu giá" mà là trạm " Nộp tiền mãi lộ ".

    Trả lờiXóa
  14. Là một bộ trưởng, ông Thể nên nghĩ đến cái "thể diện" của mình như cái tên ông đã được kỳ vọng. Bộ trưởng thì phải xây dựng chiến lược vĩ mô, phải dự báo phát triển giao thông đường bộ, đường thủy, đường không ít ra là trong thập niên tới và công việc trước mắt thì phải làm sao cho công luận không kêu ca về cái cách quản lý kỳ quái của ông. Ai đời quản trị một ngành quan trọng thế mà đem cái tư cách bộ trưởng ra loay hoay tìm chữ, tìm lời để móc túi dân bao giờ? Giao thông vận tải là cầu đường, xe cộ, tầu bè, máy bay này khác, không phải là móc túi! Hiểu?

    Trả lờiXóa
  15. Bài viết chuẩn xác , như một cái tát rất xứng đáng cho kẻ nói láo không biết ngượng .

    Trả lờiXóa
  16. 1. ‘Thu giá’ là sản phẩm tự nhiên của loại quan chức thời đại ‘có trình độ lý luận cao’?
    2. Có những cụm từ của gươm đao, cả người viết, nói, nghe... chả hiểu mẹ gì, bảo định nghĩa thì vòng vo ú ớ, nhưng nói trơn tuột. Sự trí trá là dấu hiệu đặc trưng của thời đại ‘lý luận dẫn đường’ = ‘lưỡi dẫn đường’... Đồn rằng, vùng thành Cổ loa nỏ thần đểu thất thủ sẽ lập đền THỜ LƯỠI.

    Trả lờiXóa
  17. Ôi quan chức Việt Nam ! Toàn thế này cả sao ????

    Trả lờiXóa
  18. Khá nhiều người không muốn mua xe ô tô vì không muốn biến thành con vịt cho bọn BOT đểu vặt lông - ngành sản xuất, kinh doanh xe hơi chắc chắn bị ảnh hưởng không nhỏ.
    Kiến-Tạo ơi, ông có biết chăng?

    Trả lờiXóa
  19. Hai bố con đi xe hơi, trong xe có 1 ít giá và mướp mà bố mua ở chợ để về xào. Nhà họ rất thích ăn món này.
    Lù lù xuất hiện TRẠM THU GIÁ! Con gái, học sinh lớp 5, sợ quá, hỏi:
    - Bố ơi. Giá bây giờ là hàng quốc cấm, như ma tuý đấy bố ạ. Họ sẽ khám xét và bắt hai bố con mình? Hu hu!
    Bố:
    - Con yên tâm. Họ đổi TRẠM THU GIÁ thành TRẠM THU PHÍ ấy mà. Không sao đâu.
    Con:
    - Nhưng GIÁ đâu phải là thứ vật chất mà thu được hả bố? Con chả hiểu.
    Bố:
    - Con không hiểu nước ta nay nhiều thứ quái dị lắm. Đại khái như trong mấy bộ phim kinh dị ấy - có xứ sở bị bọn xấu làm trì độn, dìm xuống bùn đen!

    Trả lờiXóa
  20. Ô. Nguyễn đức Kiên ĐBQH, với ô. Nguyễn văn Thể BT GTVT, đồng bệnh tương lân !

    Trả lờiXóa
  21. phí hay giá không quan trọng,quan trọng là đảng đã đồng ý

    Trả lờiXóa
  22. Tôi muốn gạt tay trúng má thằng Thể khốn kiếp này đây.

    Trả lờiXóa
  23. "Do vậy, "thu giá" chỉ xuẩn về chữ, chứ rất gian về tâm, về trí"
    Câu ngắn gọn mà rất chính xác về bản chất của bọn cầm quyền hiện nay ở VN.
    Chúng đâu có ngu, đâu có xuẩn. Chúng chỉ rất là tham lam và gian xảo, trí trá cực kỳ. Tâm tham nên trí gian. Bộ trưởng GTVT phải giữ cho kỳ được các BOT để được ăn tiền của các chủ đầu tư (chức BT tốn cả trăm tỉ chứ đâu ít), và vì vậy phải sáng chế ra lối chơi chữ chửi vào mặt nhân dân, trí thức.

    Trả lờiXóa
  24. Càng nghĩ, càng thấy rõ được lí do tại sao Ông Trần Đăng Tuấn bị triệt hạ con đường vào Quốc Hội bởi những người 'vì dân'. Kính mong vị ĐB của dân, Trần Đăng Tuấn, có nhiều sức khỏe tốt để tiếp tục cùng dân đi tìm công lý cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  25. Quốc hội nên xem xét và cho ông này thôi chức bộ trưởng

    Trả lờiXóa
  26. cả một lũ ăn hại vừa trí trá, ngu dốt, phản động, tàn nhẫn và khốn nạn...

    Trả lờiXóa