“triệu người vui, triệu người buồn”…
+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế
được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau
buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều
ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng
phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày
giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại
quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý
kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch
thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005.
. Vậy còn thăng trầm?
+ Đó là khi bài đã lên khuôn ở nhà in thì tôi nhận được chỉ đạo qua điện thoại không cho phép đăng bài đó.
. Một bài báo quan
trọng như thế thông thường khi chưa lên trang chỉ nhân vật và tòa soạn
biết, tại sao lại rò rỉ để đến mức bị chỉ đạo gỡ bài?
+ Đó cũng chính là câu tôi đã hỏi vị lãnh đạo đó.
Nhưng ông ấy từ chối trả lời mà chỉ yêu cầu tôi thực hiện không cho bài
ấy xuất hiện. Cuối cùng, chúng tôi phải bóc hết một “tay in” là tám
trang, rồi thay vào một bài khác.
. Bài bị gỡ thường là “có vấn đề”, lúc đó ông có sợ trách nhiệm cá nhân của mình không?
+ Khi thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt này, tôi đều
có báo cáo với cơ quan chủ quản của báo là Bộ Ngoại giao. Bài viết hoàn
thành, chúng tôi cũng gửi lại cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc, sau
đó ông có phê vào bản thảo là đồng ý cho đăng.
. Phản ứng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi biết bài không được đăng như thế nào?
+ Ông ấy không hài lòng. Nguyên Thủ tướng còn viết
thư riêng gửi cho một lãnh đạo cao cấp yêu cầu giải thích về việc này.
Tôi vẫn còn giữ hai lá thư đó, bản gửi cho tôi biết, như một kỷ niệm
công việc.
. Nhưng cuối cùng bài báo đó cũng được đăng với tựa đề là “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”.
+ Đúng rồi, sau lá thư của ông Võ Văn Kiệt, không rõ
từ lý do nào và ra sao mà một thời gian sau ngày bị dừng thì tổng biên
tập lại nhận được chỉ đạo phải đăng bài này. Nhưng đúng lúc đó thì
nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại không đồng ý để bài đó được đăng nữa.
. Báo Quốc Tếđã làm gì để thuyết phục ông Võ Văn Kiệt đồng ý?
+ Việc này vượt ra ngoài tầm của Ban Biên tập. Đích
thân đồng chí Nguyễn Phú Bình lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao vất vả
lắm mới nhận được cái gật đầu của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài
báo đã được in vào ngày 30-3-2005.
“Triệu người vui, triệu người buồn”
. Dư luận về bài báo đó ra sao, thưa ông?
+ Dư luận rất tốt, rất nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.
Bài báo hay ở nội dung và tư tưởng. Ngay mở đầu bài
viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30-4
là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó
bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Vì thế một sự kiện liên quan đến
chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người
vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như
vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người
chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa
hợp”. Ở một lãnh đạo cấp cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa
hợp dân tộc.
. Trong bài trả lời phỏng vấn đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn có đánh giá về tướng Dương Văn Minh?
+ Đúng, nguyên Thủ tướng phân tích tướng Minh nhậm
chức tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28-4-1975 là thời điểm mà “một
nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài
Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ
được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc được ông Kiệt kể
lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4, khi nghe
ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho
cách mạng đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút
ấy mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”. Với cách nhìn
nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan
trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước thương
nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và
không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng
góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc
Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
. Việc đánh giá về ông Dương Văn Minh như thế phải chăng cũng là một nguyên do khiến bài phỏng vấn đó bị yêu cầu dừng xuất bản?
+ Nguyên nhân thực sự tôi không rõ. Tuy nhiên, với
hai ý lớn như thế, lại xuất hiện ở thời điểm 2005, khi mà trong nội bộ
chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về
thực chất của hòa hợp dân tộc và lực lượng thứ ba có liên quan đến tướng
Dương Văn Minh, thì việc bài báo bị dừng lại, tôi nghĩ cũng là điều có
thể hiểu được.
Ngoại giao văn hóa
. Về hưu nhưng ông
dường như vẫn quan tâm đến thời cuộc với nhiều bài viết trên blog cá
nhân và Facebook... Ông nghĩ thế nào về ngoại giao của ta trong thời
điểm hiện nay?
+ Chúng ta vẫn thường nghe câu “thêm bạn bớt thù”
trong quan hệ quốc tế. Như vậy tức là chúng ta vẫn thừa nhận có thù, làm
như điều này “không thể hết được”. Nhưng tôi nghĩ không nên tư duy về
thù và “sắp xếp” hai khái niệm bạn/thù theo lối cũ, được như thế thì vẫn
tốt hơn. Nói cách khác là nên xác định ở thời nay sẽ chẳng có bạn hay
thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh
viễn và vĩnh cửu.
. Nhưng có lúc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi dân tộc, chúng ta phải chạm trán với kẻ thù, thưa ông?
+ Như thế chúng ta mới cần phải có đường lối và chính
sách ngoại giao đúng đắn. Cần nhiều cách ứng xử và biện pháp khác nhau
vận dụng khôn ngoan. Trong quan hệ là hợp tác cùng có lợi và bình đẳng,
là mềm mỏng nhưng cần thì phải đấu tranh khi lợi ích dân tộc bị xâm hại.
Trải qua bao chục năm dâu bể, tôi thoáng nghĩ đến phương cách trung
lập. Cái thế địa-chính trị của nước ta nó mách bảo điều này. Lãnh đạo
cấp cao chúng ta chẳng nói là nước ta không liên minh với nước này chống
lại nước kia, cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự và nếu phải sắm vũ
khí cũng là để phòng thủ… Đây là một chủ đề rất lớn nên chúng mình để
lúc khác bàn đến…
|
HỒ VIẾT THỊNH thực hiện
Dương Văn Minh không đầu hàng, VC sẽ phá nát Saigon . Dương văn Minh đầu hàng nên Saigon còn nguyên vẹn . Thế là đã rõ ai là thủ phạm phá Saigon . Ai pháo kích bừa bãi vào Saigon trước 30/4/75 ? Và một điều đáng lưu ý nữa là QĐ VNCH hầu như rất kỉ luật . Tổng Thống đã ra lệnh đầu hàng thì buông súng . Tư lệnh Sư đoàn 7 ( tướng Hai ), SĐ 5 ( tướng Vỹ ) , Vùng IV CT ( tướng Nam ) không chấp nhận đầu hàng thì tự tử tử chứ không chống lại mặc dầu đơn vị của họ vẫn còn !
Trả lờiXóaBài phỏng vấn ông Kiệt được gây chú ý với quốc tế vì đó là lần đầu tiên một lãnh đạo cộng sản có một nhận định khác với giọng điệu chung của đảng về chiến tranh Việt Nam. Nó cũng gây chú ý ở trong nước vì người dân ở miền nam lần đầu tiên thấy được một người lãnh đạo cộng sản xác nhận có sự trả thù sau khi chiến tranh kết thúc!
Trả lờiXóaÔng Kiệt nói chiến thắng này là vĩ đại thì rõ ràng có một khoảng cách lớn đối với người dân miền nam trước năm 1975 và sau này đối với toàn dân trên khắp đất nước. Bởi vì cho đến giờ này thì ai cũng biết rằng đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ, không phải cuộc chiến giải phóng dân tộc.
Trả lờiXóaSự giầu có của Hàn Quốc cho thấy việc lan truyền chủ nghĩa cộng sản không phải là giải phóng dân tộc khỏi nô lệ, đói nghèo như đảng thường rêu rao.
- Không có tài, không có uy tín thì sợ cạnh tranh.
Xóa- không có tài, không có uy tín mà tranh ứng cử tự do với đa đảng thì dân không bầu chọn, thì không được cầm quyền.
Vậy phải làm thế nào để đoạt được quyền cai trị muôn dân?
Mao dạy: lấy "súng đẻ ra chính quyền"- dùng "bạo lực cách mạng" dưới hình thức "giải phóng dân tộc";"giải phóng giai cấp";"chống xâm lược"... để lôi kéo công nông vào cuộc chiến dùng bạo lực giành lấy quyền "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện nhà nước và xã hội" cho đảng cs.
Đó là đáp số duy nhất cho việc giành quyền lãnh đạo (cai trị) của mọi đảng cs trên thế giới.
giải phóng miền Nam khỏi phồn vinh giả tạo để cả nước đói nghèo thật sự . Đúng giải phóng gòi
XóaCho đến nay trong các vị đứng đầu đất nước tôi rất khâm phục ông Vỏ văn Kiệt, sinh thời Ông đã có những tuyên bố đi vào trái tim con người VN cho dù ở phía nào trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn này! Phía ta theo đường lối cộng sản thì than ôi chủ nghĩa này đả phá sản ngay tại nơi sinh ra nó và chỉ còn 1 số rất ít thuộc loại lẹt đẹt kinh tế kém phát triển nên có người đã tiên đoán đến cuối thể kỉ này không biết có thấy được chủ nghĩa xã hội hay chưa !!!???
Trả lờiXóaCác ông chóp bu như ông Kiệt chắc chẳng có ông nào có đủ dũng khí để đóng vai Yelsine VN...
Trả lờiXóa