Dự án Cát Linh - Hà Đông nhiều lần phải điều chỉnh lùi tiến độ. Ảnh: Sỹ Lực.
TP - Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng nguồn
vốn tài trợ từ Chính phủ Trung quốc theo Hiệp định khung ký ngày
30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Dự án được Bộ
GTVT phê duyệt dự án tại quyết định số 3136/QĐ - BGTVT ngày 15/10/2008.
Hiện có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, dự án có nhiều yếu kém, cần
phải gấp rút tiến hành thanh tra.
Toàn bộ 13 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông về tới dự án
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Sắp hoàn thành lại lo sự cố khi vận hành
Nói năm 2021 mới hoàn thành dự án Cát Linh – Hà Đông là nhầm lẫn
Dự án Cát Linh - Hà Đông: Điển hình trì trệ, thiếu khoa học
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Phát sinh lãi, gốc 1,8 tỷ đồng/ngày
Liên tục vỡ kế hoạch
Nhìn lại, đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên mang tính chất hiện
đại về quy mô và có chiều dài “ấn tượng” tới 13,05 km đi trên cao từ Cát
Linh đến Hà Đông, đường đôi, khổ đường 1,435 m. Tuyến có 12 nhà ga trên
cao (bao gồm 2 ga trung chuyển là Cát Linh và Đại học Quốc gia) và khu
Depot (ga đầu mối) rộng 19,6 ha, tại Hà Đông. Dự án có 13 đoàn tàu (mỗi
đoàn tàu có 4 toa), khai thác với tần suất 3-5 phút/chuyến, tương lai 2
phút/chuyến, tốc độ thiết kế tối đa 80 km/k, tốc độ khai thác bình quân
35 km/h.
Về tổng mức đầu tư, tại quyết định ký năm 2008, dự án có
tổng mức đầu tư hơn 552,8 triệu USD (tương đương 8.769 tỷ đồng). Trong
đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD phục vụ xây lắp, mua đoàn tàu,
thiết bị, đào tạo, vận hành và tư vấn giám sát. Vốn đối ứng của Việt Nam
là 133,86 triệu USD phục vụ giải phóng mặt bằng, thuế, phí, lãi suất,
quản lý dự án, bảo hiểm…
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn mịt mờ ngày về đích. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Đến năm 2016, tại quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016, tổng mức
đầu tư dự án được điều chỉnh thành 868,04 triệu USD (tăng hơn 315 triệu
USD, hơn 40% tổng mức đầu tư ban đầu). Trong đó, phần vốn vay của Trung
Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), phần vốn đối ứng của
Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).
Nguyên nhân tăng vốn do quá trình thi công bổ sung nhiều hạng mục
không có trong khâu lập dự án như: Bổ sung hạng mục chống lún cho khu
Depot, điều chỉnh nhiều ga từ 2 lên 3 tầng do không giải phóng được mặt
bằng… Vào thời điểm đó, Tiền phong chỉ ra nhiều bất cập, trong
đó có việc tư vấn lập dự án cho dự án này là Tổng Cty Tư vấn thiết kế
GTVT của Bộ GTVT (Tedi) chưa từng làm dự án cao tốc đô thị nào.
Về tiến độ, dự án chính thức được khởi công ngày 10/10/2011;
ban đầu dự kiến đến tháng 6/2014, sẽ hoàn thành toàn bộ công trình. Từ
tháng 10/2014 đến tháng 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và chính thức khai
thác từ ngày 30/6/2015.
Tuy nhiên, sau đó, dự án ít nhất 4 lần chính thức phải điều chỉnh
tiến độ do vướng mặt bằng, tai nạn lao động. Đặc biệt, dự án bị đình trệ
do phải xác định lại tổng mức đầu tư và đợi vốn vay.
Gần đây nhất, vào tháng 12/2016, Bộ GTVT trình và được Thủ tướng phê
duyệt điều chỉnh tiến độ, bắt đầu chạy thử vào tháng 10/2017 do chờ xác
định lại tổng mức đầu tư.
Tuy nhiên, sau đó, việc vay thêm Ngân hàng Eximbank Trung Quốc hơn
250 triệu USD như hiệp định bổ sung vốn cho dự án gặp trục trặc pháp lý
nên chậm giải ngân. Tiến độ chạy thử của dự án được Chính phủ phê duyệt
(tháng 10/2017) đã bị vỡ cho đến nay mà chưa có kế hoạch tiến độ mới
được phê duyệt.
Chờ đợi đến bao giờ?
Mới đây, Bộ GTVT trình Chính phủ thời gian chạy thử dự án vào tháng
9/2018, vận hành toàn bộ dự án vào cuối năm 2018 nhưng chưa được Chính
phủ xem xét.
Liên quan đến thông tin cho rằng vừa qua Bộ GTVT trình Chính phủ
phương án đến năm 2021 mới hoàn thành, Bộ GTVT khẳng định: Dự án vẫn
chạy thử vào tháng 9/2018, khai thác vào đầu năm 2019. Năm 2021 là thời
hạn hết bảo hành, thanh quyết toán để kết thúc dự án (!?).
Tính từ thời điểm khởi công đến nay, dự án trải qua gần 7 năm thi
công. Nếu tiến độ của Bộ GTVT đặt ra, dự án cũng sẽ kéo dài hơn 4 năm so
với thời gian thi công đặt ra ban đầu (chỉ kéo dài trong 3 năm). Theo
tính toán của các chuyên gia, mỗi ngày chậm tiến độ, dự án phải trả lãi
vay khoảng 1,2 tỷ đồng.
BẢO AN
Vụ đường sắt Cát Linh-Hà Đông làm CSVN đau hơn hoạn. Thứ nhất, tưởng bở là "rẻ" hóa ra đắt hơn bất cứ dự án nào. Thứ hai, có đến cả chục lần lùi tiến độ khai thác, chưa biết khi nào mới thu hồi vốn, trong khi đó mỗi năm phải trả nợ Tầu hàng trăm tỷ VND.
Trả lờiXóaRồi đây bà con nào có dũng cảm đi tuyến đường sắt này thì nhớ mua thêm dù (dù của phi công ấy) mang theo phòng khi bất trắc. Hàng Tàu không biết đâu mà lần!
Đây là con đường biểu tượng cho tình đ/c 16 chữ vàng của Tàu với "đảng ta" đấy
XóaTiền đi vay thì chúng ta và con cháu chúng ta phải trả , chứ lãnh đạo CS có bỏ ra xu nào đâu mà ... đau .
XóaVụ này cụ tổng sẽ phải làm ra nhẽ xem kẻ nào đã kéo lùi tiến độ - làm đội vốn, làm thất thoát tiền của dân nhiều như thế chứ?
Trả lờiXóaNgười xưa thường nói " Gái đĩ già mồm " hay là " Cà cuống chết đến đít còn cay " Chẳng lẽ phải chờ ông Đông nói là " Tôi sợ thanh tra lắm " thì mới thanh tra à ? .Và ổng nói cứng như vậy thì nghĩ rằng ổng nói vậy chắc ổng trong sạch ? Rõ ràng ràng còn hơn ban ngày ,toàn dân đều thấy ,cần gì phải thanh cha với thanh con !
Trả lờiXóaKhông biết đến ngày cụ tổng nhắm mắt xuôi tay,cụ đã thấy được món đồ mã của gã bạn vàng vận hành chưa nhỉ?
Trả lờiXóa"Hợp tác toàn diện" "tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội" Ha Ha Ha
Trả lờiXóaBà con mong chờ dự án này hoàn thành làm gì? Chỉ có kẻ liều mạng mới sử dụng phương tiện này của TC để "tham gia giao thông".
Trả lờiXóaCòn nhiều dự án giống như đường sắt trên cao Cát Linh - HN.
Trả lờiXóaTrông kinh bỏ mẹ, chẳng có một chút mỹ thuật!
Trả lờiXóa