Ăn cỗ lấy phần
Tạ Duy Anh
Đôi khi phải sống rất lâu, phải chờ ông bà bố mẹ chết đi, phải thành bại trong đời, chúng ta mới thấy hết tấm lòng mênh mông, sâu thẳm của các đấng sinh thành.
Các bạn trẻ ngày nay sẽ cười ngất và có phần coi thường thói quen mỗi khi ai đó đi ăn cỗ lấy phần đem về. Thực tế thì chuyện lấy phần cũng đang mất dần, có chăng chỉ còn rớt lại ở những vùng sâu, vùng xa nào đó.
Nhưng cách nay vài chục năm, việc lấy phần đem về sau mỗi bữa cỗ ở nhà quê, xứng đáng là một “nét văn hóa” của vùng Bắc Bộ. Cái phần cỗ đó, nhất định phải có, thường xuyên là một nắm xôi hay nửa cái oản, mấy miếng thịt gà hoặc thịt lợn to bản thái mỏng, một quả chuối đã bắt đầu nẫu, mấy miếng gan hoặc dồi lợn... Tất cả được gói chung trong cái khăn vuông cũ kĩ (hoặc khăn mùi soa).
Nhiều người vẫn đơn giản nghĩ, vì bản tính tham (do đói khổ quá lâu) nên người ta phải tìm cách lấy phần đem về? Đói khổ trường kì sinh nhếch nhác thì khó cãi, nhưng chỉ nghĩ như vậy, chắc chắn là người thiếu hiểu biết. Bởi nếu gạt bỏ những dị nghị về đói và tham ấy đi, thì sẽ thấy hành động lấy phần cũng ẩn chứa trong đó nhiều nét đẹp đáng để chúng ta trân trọng và ngưỡng mộ.
Ở nhà quê xưa, ai là người thường xuyên được đi ăn cỗ mỗi khi làng có đám? Dĩ nhiên, phần lớn sẽ là những người cao tuổi và đàn ông được xếp ở bậc cao nhất? Đó là một thứ đặc quyền mặc định. Người đi ăn cỗ cũng là người đại diện cho gia đình, hiện diện trước họ mạc, làng xóm, để chia vui hoặc chia buồn, thể hiện tình làng nghĩa nước. Mặc dù được mời ăn, nhưng trong đa số trường hợp, được (hoặc phải) đi ăn cỗ chính là dịp để trả nợ… miệng! Trước mình mời người ta, thì nay người ta mời lại. Trước người ta mừng mình thế nào, thì nay phải mừng lại tương đương như vậy. Vì thế, người đi ăn cỗ luôn ý thức mình đang ăn vào phần của con cháu. (Nó phải ăn kham khổ để mình có tiền đi ăn cỗ). Cái ý nghĩ này sẽ ám ảnh mọi người trong mâm cỗ chứ chả riêng ai. Và để “nhẹ lòng” phần nào, họ tìm cách chia nhau thức ăn lấy phần cho con cháu.
Thường những thứ lấy phần đem về phải là những thứ ngon nhất, sạch nhất, có thể gói vào khăn được. Đôi khi ngay từ đầu bữa cỗ người ta đã thỏa thuận thứ sẽ chia phần, để không ai động đũa vào. Phải làm xong việc ấy, ngồi ăn mới ngon. Bởi mỗi người đều biết sự mong ngóng của những đứa con hoặc cháu, kiên nhẫn đứng ngoài ngõ chờ ông bà, bố mẹ đi ăn cỗ về, để được nhận quà. Cuộc chờ đợi có thể bắt đầu ngay từ lúc người lớn khăn áo tề chỉnh bước khỏi cửa. Và ánh mắt chúng sẽ sáng lên, long lanh trong niềm hạnh phúc vô bờ khi chia nhau những thứ mà người lớn lấy phần.
Hãy tưởng tượng cũng ánh mắt ấy, gương mặt thiên thần ấy, thay vì sáng bừng lên, sẽ lập tức tối sầm lại, tắt ngấm, y như ngọn đèn bị thổi thô bạo, khi trên tay ông bà, bố mẹ không có cái bọc gói trong khăn, đĩnh đạc ngoắc đến quá khuỷu?
Đôi khi phải sống rất lâu, phải chờ ông bà bố mẹ chết đi, phải thành bại trong đời, chúng ta mới thấy hết tấm lòng mênh mông, sâu thẳm của các đấng sinh thành.
Ăn cố mang phần về là rất nhân văn chứ. Trẻ, người ở nhà có quà. Gia chủ không bị thừa cỗ...Có điều là khi xếp khách thì nhớ không để những người có văn hóa chén sạch ngồi chung bàn. :)
Trả lờiXóaTôi đã thường xuyên được ăn phần cỗ do bà chủ đi đám mang phần về khi sơ tán về thôn Đoàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai những năm 1965 - 1966. Những nắm xôi nhỏ xíu kèm miếng thịt mỏng tang. nhưng là niềm vui vô bờ của con trẻ.Mỗi khi bà đi ăn cỗ, là lũ trẻ chỉ mỗi việc ngồi ngóng ra ngoài ngõ chờ bà về. Thật vui! Nhớ mãi!
XóaChính xác. Một phần vì xưa kia nghèo nữa không có bánh trái, thịt thà, cá thịt... phong phú, mọi lúc như ngày nay, chỉ khi đám tiệc, Tết nhứt... mới có, nên bọn trẻ rất trông ngóng người lớn đi ăn cỗ, chợ về..., Ở Bến xe Chợ Lớn có hoạt động bán bánh mì, trước đây ai đi Sài Gòn về đều mua mấy ổ bánh mì làm quà, lúc đó ở quê hiếm lắm. Giờ hình như vẫn còn mà ít thôi vì giờ phong phú hàng hóa rồi.
Trả lờiXóaMột phần vì đời cha ăn thì đời con sẽ trả nữa.
Theo nghĩa đen. Chính xác. Một phần vì xưa kia nghèo nữa không có bánh trái, thịt thà, cá thịt... phong phú, mọi lúc như ngày nay, chỉ khi đám tiệc, Tết nhứt... mới có, nên bọn trẻ rất trông ngóng người lớn đi ăn cỗ, chợ về..., Ở Bến xe Chợ Lớn có hoạt động bán bánh mì, trước đây ai đi Sài Gòn về đều mua mấy ổ bánh mì làm quà, lúc đó ở quê hiếm lắm. Giờ hình như vẫn còn mà ít thôi vì giờ phong phú hàng hóa rồi.
Trả lờiXóaMột phần vì đời cha ăn thì đời con sẽ trả nữa.
Chắc chắn Tạ Duy Anh sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó mới có câu chuyện cảm động và nhân văn này. Cảm ơn Duy Anh đã cho hồi lại kỷ niệm xưa.
Trả lờiXóaCần viết về những điều đơn giản như thế. Theo thời gian nhiều thứ là mỹ tục mất dần. Tôi có mấy chuyện thế này xin được kể lai. Xưa kia các điền chủ thuê thợ gặt lúa không keo kiệt như người ta tố trong cải cách ruộng đất đâu. Mẹ cắt lúa thue, con đi sau 'mót', nhưng chủ làm lơ. Đó là cách làm phúc đó. Ở thành thị thì có chuyện 'trèo me, trèo xấu'. Trẻ mồ côi, nghèo không có nguồn để kiếm sống. Nhà nước bảo hộ làm ngơ để các cháu kiếm mấy quả xấu, quả me bán kiếm miếng cơm. Sau này bỏ cả, Công ty cây xanh quản lý không biết có là nguồn thu của ngân sách không. Trẻ nghèo mất nguồn thu, không biết trông cậy vào đâu. Ăn cướp cơm chim là thế. Ăn không từ một thứ gì là thế.
Trả lờiXóaNhớ lại kỷ niệm xưa. Cảm ơn Tạ Duy Anh!
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả về bài viết, hồi nhỏ tôi luôn háo hức chờ bố mẹ mang phần về cho với ý nghĩa như tác giả phân tích ở trên. Thường thì chủ nhà tổ chức tiệc từ 8h sáng nên phần ăn đó sẽ giành cho bữa trưa của người ở nhà. Hiện nay, nhiều địa phương ở Thái Bình, việc đi ăn cỗ lấy phần vẫn được duy trì và biến thành tục lệ, mâm cỗ ngoài thức ăn ra còn phát thêm túi ni lông cho mọi người để mang đồ về nhà.
Trả lờiXóaLàng Triều Khúc tôi vẫn giữ được tục Ăn cỗ lấy phần. Cám ơn tác giả Tạ Duy Anh có bài viết rất hay.
Trả lờiXóaQuê tôi vùng Sơn Tây, tục lệ ăn cỗ lấy phần còn tồn tại mãi tới những năm 1960-1970. Lúc còn nhỏ tôi cũng đã bao lần hồi hộp, sung sướng chờ thầy tôi đi ăn cỗ về để được ăn "phần cỗ". Cuộc sông thời đó nghèo và đơn giản thế thôi nhưng nghĩ lại thấy tuổi thơ thật đẹp.
Trả lờiXóa