Cây sào tre, lệ làng và luật nước
Nguyễn Quang Thiều
Có rất nhiều lý do mà những người nông dân làng tôi chấp hành nghiêm minh lệ làng, nhưng có một lý do mà tôi thấy rất rõ và muốn nói đến. Đó là lòng tự trọng và khả năng biết xấu hổ của những người làng tôi.
Cho đến tận bây giờ, cứ vào ngày mồng 5 Tết, làng tôi lại tổ chức khám đàng (khám đường làng). Đi đầu là một đôi thanh niên khỏe mạnh cầm một chiếc sào tre. Mỗi thanh niên đi trên mép một bên đường làng và cả hai giữ cân bằng chiếc sào tre trên tay họ. Đi sau họ là một vài cụ già ăn mặc chỉnh tề. Sau đó là một đoàn thanh niên với cuốc thuổng, dao dựa. Họ đi từ đầu làng đến cuối làng trong tiếng chiêng, tiếng trống. Nếu một đầu cây sào tre chạm vào bất cứ một vật cản nào đó như nhà cửa, chuồng gà chuồng lợn, cây cối... thì chủ của những vật cản kia phải dỡ bỏ với sự trợ giúp của các thanh niên làng. Chiều dài của chiếc sào chính là phần đường làng cùng khoảng lưu không được làng qui định từ xa xưa mà mọi người làng phải chấp nhận, không ai được phép lấn chiếm. Có người xây nhà lấn chiếm cũng phải dỡ bỏ. Cây sào tre này được giữ trong đình làng tôi không biết đã bao đời nay. Hàng năm đến ngày khám đàng thì được lấy ra dùng.
Hồi nhỏ ở làng, năm nào lũ trẻ con chúng tôi cũng chạy theo xem khám đàng. Và từ hồi đó đến giờ, tôi chưa thấy bất cứ gia đình nào vi phạm lệ làng lại có thái độ chống đối. Tất cả đều phải xin lỗi làng và thực hiện dỡ bỏ mọi công trình hay cây cối mà họ lấn chiếm phần đất của làng. Tưởng ở một làng nhỏ bé chỉ có những người nông dân với hương ước và các lệ làng hầu như chỉ truyền miệng được người dân chấp hành nghiêm minh như thế thì với quốc gia có bộ luật và rất nhiều cơ quan chức năng sẽ chẳng ai dám vi phạm. Thế nhưng, chúng ta từng chứng kiến có không ít những ngôi nhà lấn chiếm đất công và không ít công trình phạm luật bảo vệ môi trường, luật xây dựng... vẫn ngang nhiên như là đất nước này không hề có luật pháp.
Tại sao với những người nông dân mà dân trí chưa cao lại chấp hành nghiêm minh những luật lệ do làng đặt ra từ đời này đến đời khác còn luật nước thì lại bị coi thường. Có rất nhiều lý do mà những người nông dân làng tôi chấp hành nghiêm minh lệ làng, nhưng có một lý do mà tôi thấy rất rõ và muốn nói đến. Đó là lòng tự trọng và khả năng biết xấu hổ của những người làng tôi. Bây giờ, một người ăn trộm một ổ trứng hay một con gà bị phát hiện thì anh/chị ta cùng gia đình và dòng họ của người ăn trộm thấy vô cùng xấu hổ.
Trước kia có người ăn trộm bị làng phát hiện hiện xấu hổ quá phải bỏ làng đi nơi khác sinh sống bao nhiêu năm sau mới dám quay về làng. Còn trong đất nước mình người ta ăn cắp hàng ngàn tỉ một cách công khai lại không hề thấy xẩu hổ. Có không ít cơ quan cả thủ trưởng lẫn cấp dưới cùng nhau ăn cắp của công và coi đó như là chuyện thường tình. Và tôi tin rằng: luật pháp nghiêm minh nhất để giữ cho con người sống trong sạch và vì cộng đồng chính là lòng tự trọng và sự biết xấu hổ của con người.
Tại sao với những người nông dân mà dân trí chưa cao lại chấp hành nghiêm minh những luật lệ do làng đặt ra từ đời này đến đời khác còn luật nước thì lại bị coi thường. Có rất nhiều lý do mà những người nông dân làng tôi chấp hành nghiêm minh lệ làng, nhưng có một lý do mà tôi thấy rất rõ và muốn nói đến. Đó là lòng tự trọng và khả năng biết xấu hổ của những người làng tôi. Bây giờ, một người ăn trộm một ổ trứng hay một con gà bị phát hiện thì anh/chị ta cùng gia đình và dòng họ của người ăn trộm thấy vô cùng xấu hổ.
Trước kia có người ăn trộm bị làng phát hiện hiện xấu hổ quá phải bỏ làng đi nơi khác sinh sống bao nhiêu năm sau mới dám quay về làng. Còn trong đất nước mình người ta ăn cắp hàng ngàn tỉ một cách công khai lại không hề thấy xẩu hổ. Có không ít cơ quan cả thủ trưởng lẫn cấp dưới cùng nhau ăn cắp của công và coi đó như là chuyện thường tình. Và tôi tin rằng: luật pháp nghiêm minh nhất để giữ cho con người sống trong sạch và vì cộng đồng chính là lòng tự trọng và sự biết xấu hổ của con người.
N.Q.T
Nguồn:BĐS
Trước hết hoàn toàn đồng ý với anh Nguyễn Quang Thiều. Tôi cũng người Hà Đông nên cũng biết ít lệ làng. Tiếc rằng nhiều mỹ tục bị xóa bỏ thay vào là những quy ước viển vông. Đất sụt dưới chân không lo, lại lo trời sập.
Trả lờiXóaCòn nguyên nhân ư, cần nhắc đến câu: Ở trên ở chẳng chính ngôi, cho nên ở dưới chứng tôi hỗn hào. Nói gọn là: Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Tôi nhiều là nghe và chứng kiến các siêu VIP tự mình cho mình cái quyền ngồi sổm trêm pháp luật với câu nói: Pháp luật do mình đặt ra chứ ai, cần thì sửa cho nên sửa Hiến pháp, sửa luật như thay áo dân không sao tiên lượng được. Thành ra xã hội nát bét thế này.
Khổ nỗi ngày nay những người có lòng tự trọng thường bị thua thiệt trong cuộc sống, và những kẻ có chức quyền vẫn nghênh ngang mũ áo mặc dù người ta biết rõ chúng là kẻ ăn cắp, thậm chí ăn cướp.
Trả lờiXóaNhà dột từ nóc. Thượng bất chính hạ tất loạn!!!
Ngày nay những kẻ vô đạo đức đang có quyền rao giảng đạo đức, như vậy thì làm sao giáo dục được lòng tự trọng cho dân chúng.
Trả lờiXóaThời nay người ta vừa ăn cắp vừa hô hào "học tập tấm gương đạo đức ..."
Trả lờiXóaTôi xin chúc mừng Bác Thiếu vì ngày này dân làng bác vẫn còn giữ được lòng tự trọng và biết xấu hổ.Tới chắc chắn rằng dân làng bác không phải học bộ Qui Tắc Ứng Xử...của UBND Tp Hà nội áp dụng cho người Tràng An và cũng không phải học tập tấm gương đạo đức của ai đó nữa.
Trả lờiXóaNhắc tới „lòng tự trọng và khả năng biết xấu hổ“ không bao giờ thừa, nhưng lấy đó làm „luật pháp nghiêm minh nhất để giữ cho con người sống trong sạch và vì cộng đồng“ thì ông Thiều suy nghĩ đơn giản quá – vì ngay như cách làm của Làng Ông cũng không đơn thuần chỉ dựa vào „lòng tự trọng và khả năng biết xấu hổ“ mà nếu đọc các dòng sau rõ ràng là dùng biện pháp chế tài „Nếu một đầu cây sào tre chạm vào bất cứ một vật cản nào đó như nhà cửa, chuồng gà chuồng lợn, cây cối... thì chủ của những vật cản kia phải dỡ bỏ với sự trợ giúp của các thanh niên làng“ không chấp nhận cho ai làm càn! Còn giác độ quốc gia thì nên học quốc gia và luật pháp rất rộng và sâu chứ cũng chả riêng liên quan tới chiếc đòn tre và lấn chiếm. Và tình hình loạn xạ ngày nay thì ngày xưa thời chiến tranh những năm 60, 70 rồi thời 80 đã làm gì đến nỗi nào. Đúng như các bạn đọc đã góp ý là chính sau này quan chức trên vi phạm và để cấp dưới lộng hành trên mọi lĩnh vực nên mới đến nông nỗi ngày hôm nay và 1 cái làng gương mẫu về 1 lĩnh vực nào đó chả thấm tháp gì so tình hình cả nước!
Trả lờiXóa