Luân Lê
TƯ LỢI TỪ CHỐN THÁNH THẦN
Tôi cho rằng những câu chuyện ồn ào chen lấn đi lễ chùa đầu năm với hương nhang, đồ cúng lễ để cầu an, cầu lợi, cầu duyên hay cầu lộc, đều là những hoạt động mang tính tư lợi và không đúng với đạo pháp, giáo lý nhà phật.
Phật ngày xưa sống rất thanh khiết, tịnh bần, luôn giữ tâm sáng và trừ bỏ những ham muốn đời thường, đi hành hương khắp thế gian để cứu vớt chúng sinh khỏi đau thương, khổ hạnh hoặc bớt tham sân si để có cuộc sống nhẹ nhàng, an lạc.
Vì từ mưu cầu của con người, tức lòng tham, và từ sự tham lam nhưng do si, tức ngu muội và u mê, nên thành ra họ thường gây đau khổ hay tai ương cho người khác để thoả mãn những mưu cầu của cá nhân họ.
Nhưng đến bây giờ, ai cũng như ai, thay vì xây dựng đời sống an lành, thanh tịnh, thay vì nâng cao nhận thức và học về phật pháp, tu dưỡng tâm hồn, phẩm giá, họ không lo xây dựng xã hội tốt đẹp hơn lên, mà họ lại chỉ chăm chăm sống vô nguyên tắc, bàng quan và thậm chí làm điều gian manh trong cuộc sống, công việc, nhưng ngạc nhiên thay là họ lại đến nơi thánh phật để cầu tài, cầu lợi và cầu an cho bản thân mình.
Sự an nhiên và thanh tịnh đến từ trong tâm họ, và nó xuất phát từ một trái tim lương thiện, trí tuệ minh triết và rõ ràng, nó đến từ chính nội tại trong bản ngã của họ, và họ sống để mặc xã hội ra sao thì ra, con người đổ đốn và tha hoá thế nào thì thế, nhưng họ lại tìm đến những ngôi chùa, đền, đình hay miếu mạo để cầu xin những thứ mà không ai có thể ban cho họ được.
Ngày nay, vì không hiểu được các giá trị cốt lõi của phật pháp, và bản thân họ không đủ tri tâm và niềm tin mà giác ngộ, nên họ như những kẻ mù loà về các giá trị tốt đẹp mà đạo phật muốn giáo huấn và hướng con người ta tới. Đạo phải được hiểu và cảm nhận, được thực hành thường xuyên, chứ không phải đợi đến ngày cuối năm hay đầu năm mới nhang khói, mới mâm quả nén hương đến để mua chuộc thần thánh, coi đó là lễ vật để bù trừ với thứ mình sẽ cầu khấn xin lơn ở xứ thánh phật.
Đến chùa, đến phật, mà tâm không sáng, chỉ cốt tìm kiếm lợi lộc cho bản thân, và khi về trong cuộc sống không lo xây dựng một xã hội với nền giáo dục văn minh, không tôn trọng luật pháp, không cùng giúp người khác tốt hơn mà bỏ mặc hoặc thậm chí muốn hãm hại người khác mà đạt lợi ích, thăng quan tiến chức hay để trả mối tư thù, thì mọi sự hỗn loạn và những cái xấu vẫn cứ tiếp diễn và ngày càng nảy nở trong cái xã hội tha hoá và suy đồi ấy.
Không ai cầu được lợi, tài, lộc hay an khi mà chính họ không chịu trau dồi tri thức, thanh lọc tâm can và rèn giũa phẩm giá, nhân cách mỗi ngày.
Tôn giáo hay đạo pháp đều cần phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị tốt đẹp của con người. Và từ trong đời thường, bằng mỗi hành động tốt của bản thân là họ đã dần giác ngộ và làm cho bản thân có thêm nhiều những cơ hội để đạt được những mưu cầu về tâm tưởng, đức tin cho mình.
Không tin con người, không sống tốt và lương thiện, bỏ mặc xã hội, phát ngôn vô văn hoá, ăn nói thô thiển, hành động xấu xa, tâm can gian trá, thì không có thánh phật nào có giá trị ở những loại người đó được cả.
TƯ LỢI TỪ CHỐN THÁNH THẦN
Tôi cho rằng những câu chuyện ồn ào chen lấn đi lễ chùa đầu năm với hương nhang, đồ cúng lễ để cầu an, cầu lợi, cầu duyên hay cầu lộc, đều là những hoạt động mang tính tư lợi và không đúng với đạo pháp, giáo lý nhà phật.
Phật ngày xưa sống rất thanh khiết, tịnh bần, luôn giữ tâm sáng và trừ bỏ những ham muốn đời thường, đi hành hương khắp thế gian để cứu vớt chúng sinh khỏi đau thương, khổ hạnh hoặc bớt tham sân si để có cuộc sống nhẹ nhàng, an lạc.
Vì từ mưu cầu của con người, tức lòng tham, và từ sự tham lam nhưng do si, tức ngu muội và u mê, nên thành ra họ thường gây đau khổ hay tai ương cho người khác để thoả mãn những mưu cầu của cá nhân họ.
Nhưng đến bây giờ, ai cũng như ai, thay vì xây dựng đời sống an lành, thanh tịnh, thay vì nâng cao nhận thức và học về phật pháp, tu dưỡng tâm hồn, phẩm giá, họ không lo xây dựng xã hội tốt đẹp hơn lên, mà họ lại chỉ chăm chăm sống vô nguyên tắc, bàng quan và thậm chí làm điều gian manh trong cuộc sống, công việc, nhưng ngạc nhiên thay là họ lại đến nơi thánh phật để cầu tài, cầu lợi và cầu an cho bản thân mình.
Sự an nhiên và thanh tịnh đến từ trong tâm họ, và nó xuất phát từ một trái tim lương thiện, trí tuệ minh triết và rõ ràng, nó đến từ chính nội tại trong bản ngã của họ, và họ sống để mặc xã hội ra sao thì ra, con người đổ đốn và tha hoá thế nào thì thế, nhưng họ lại tìm đến những ngôi chùa, đền, đình hay miếu mạo để cầu xin những thứ mà không ai có thể ban cho họ được.
Ngày nay, vì không hiểu được các giá trị cốt lõi của phật pháp, và bản thân họ không đủ tri tâm và niềm tin mà giác ngộ, nên họ như những kẻ mù loà về các giá trị tốt đẹp mà đạo phật muốn giáo huấn và hướng con người ta tới. Đạo phải được hiểu và cảm nhận, được thực hành thường xuyên, chứ không phải đợi đến ngày cuối năm hay đầu năm mới nhang khói, mới mâm quả nén hương đến để mua chuộc thần thánh, coi đó là lễ vật để bù trừ với thứ mình sẽ cầu khấn xin lơn ở xứ thánh phật.
Đến chùa, đến phật, mà tâm không sáng, chỉ cốt tìm kiếm lợi lộc cho bản thân, và khi về trong cuộc sống không lo xây dựng một xã hội với nền giáo dục văn minh, không tôn trọng luật pháp, không cùng giúp người khác tốt hơn mà bỏ mặc hoặc thậm chí muốn hãm hại người khác mà đạt lợi ích, thăng quan tiến chức hay để trả mối tư thù, thì mọi sự hỗn loạn và những cái xấu vẫn cứ tiếp diễn và ngày càng nảy nở trong cái xã hội tha hoá và suy đồi ấy.
Không ai cầu được lợi, tài, lộc hay an khi mà chính họ không chịu trau dồi tri thức, thanh lọc tâm can và rèn giũa phẩm giá, nhân cách mỗi ngày.
Tôn giáo hay đạo pháp đều cần phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị tốt đẹp của con người. Và từ trong đời thường, bằng mỗi hành động tốt của bản thân là họ đã dần giác ngộ và làm cho bản thân có thêm nhiều những cơ hội để đạt được những mưu cầu về tâm tưởng, đức tin cho mình.
Không tin con người, không sống tốt và lương thiện, bỏ mặc xã hội, phát ngôn vô văn hoá, ăn nói thô thiển, hành động xấu xa, tâm can gian trá, thì không có thánh phật nào có giá trị ở những loại người đó được cả.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét